Lựa chọn sách giáo khoa: Cần khách quan, minh bạch
Chia sẻ về dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên ủng hộ việc chọn sách giáo khoa trên tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục… Tuy nhiên, việc lựa chọn sách giáo khoa phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Giáo viên ủng hộ chọn sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục. Ảnh: Q. Ngữ.
Sở, phòng không được can thiệp
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngai – nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM đồng tình, nhất trí với nội dung bản dự thảo. Cụ thể Dự thảo Thông tư phù hợp với Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội khoá 13. Nhất là phù hợp cho việc dạy và học ở từng cơ sở giáo dục/trường học. Bởi hơn ai hết, từng cơ sở giáo dục, mà cụ thể là tập thể giáo viên ở cơ sở đó sẽ biết ở từng môn học quyển sách nào có nội dung bài học, sử dụng phương ngữ phù hợp với vùng, miền, tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với điều kiện dạy học tại từng cơ sở, giúp học sinh của mình tiếp thu nội dung từng bài học tốt nhất.
Chia sẻ về dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, Thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) cho biết: “Liên quan đến thành phần trong hội đồng chọn sách giáo khoa, có ban đại diện cha mẹ học sinh. Cần quy định cụ thể là đại diện phụ huynh là người có am hiểu hoặc công tác trong lĩnh vực giáo dục như vậy sẽ phù hợp, còn nếu ghi ban đại diện cha mẹ học sinh rất chung chung.
Ngoài ra, phải quy định rằng, việc lựa chọn sách cần có sự thống nhất, lấy ý kiến của tổ chuyên môn, có văn bản rõ ràng. Sau đó tổ trưởng đại diện trình lên hội đồng. Không thể quy định là trên 50%, mà phải cao hơn nữa tỷ lệ phần trăm của tổng số thành viên hội đồng lựa chọn sách giáo khoa khi bỏ phiếu kín…”.
Thầy Trần Văn Minh, Trường THCS – THPT Đào Duy Anh (TPHCM) cũng đồng tình với bản Dự thảo của Bộ GD&ĐT về lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thầy Minh đề xuất: “Trong một quận, huyện có rất nhiều trường học nên chăng có quy định mỗi quận, huyện thành lập một Hội đồng chọn sách giáo khoa, số lượng thành viên Hội đồng tăng lên.
Trước khi lựa chọn các trường đã có sự bàn bạc, thống nhất trên cơ sở đã tham khảo, đọc kỹ toàn bộ bộ sách giáo khoa mà Bộ GD&ĐT công bố. Họ sẽ đưa ra những ý kiến, phản biện, đóng góp và cuối cùng là bỏ phiếu lựa chọn bộ sách nào. Việc lựa chọn này sẽ tạo điều kiện cho các trường chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với nhau dễ dàng hơn theo từng khu vực”.
Việc lựa chọn sách giáo khoa đang được các địa phương tập trung thực hiện. Ảnh: T. Nguyên
Sở GD&ĐT từng địa phương, ngoài việc cụ thể hoá tiêu chí chọn sách giáo khoa phù hợp với địa phương mình để các cơ sở giáo dục trực thuộc làm căn cứ chọn; cần có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện có hiệu quả Thông tư của Bộ; giám sát việc thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa; quá trình thực hiện nhiệm vụ của hội đồng chọn sách giáo khoa ở cơ sở và theo dõi, giúp đỡ các cơ sở trong quá trình triển khai sách đã chọn.Nhưng sở, phòng không được can thiệp cụ thể (với bất kỳ hình thức nào) hoặc gợi ý cho cơ sở phải chọn sách giáo khoa của nhóm tác giả hoặc của một nhà xuất bản nào.
Video đang HOT
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngai
Đề cao tinh thần chủ động của nhà trường
Liên quan đến việc lựa chọn sách giáo khoa, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng: “Tất cả sách giáo khoa đã được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt, 32 đầu sách đó đều có chất lượng, giá trị để thực hiện triển khai trong các trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ sách nào phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình thì hội đồng lựa chọn sách phải cân nhắc, tham khảo các ý kiến của giáo viên, phụ huynh thật kỹ lưỡng. Các trường học phải mua cho tủ sách dùng chung và giáo viên phải đọc hết tất các bộ sách để tham mưu việc lựa chọn. Trong quá trình lựa chọn cần lưu ý đến độ phù hợp, hình ảnh, tranh vẽ, các ngôn từ, câu chữ, văn phong phù hợp với học sinh”.
Trao đổi về Dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao Dự thảo, đặc biệt là quyền chủ động lựa chọn sách giáo khoa cho các địa phương được đề cao, trong đó nhấn mạnh vai trò của từng nhà trường. Với giải pháp này, việc lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương; điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Theo ghi nhận ban đầu, Dự thảo nhận được sự đồng thuận cao từ đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo tại Cần Thơ”.
Theo ông Nguyễn Phúc Tăng, công tác lựa chọn sách giáo khoa tại TP Cần Thơ, Sở định hướng theo tinh thần: Thứ nhất, phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của Bộ GD&ĐT từ việc xây dựng tiêu chí đến triển khai đến cơ sở giáo dục; giám sát thực hiện phải làm nghiêm túc.
Thứ hai, lựa chọn sách giáo khoa phải đảm bảo ngoài những yếu tố như Thông tư đã quy định, các đơn vị không chọn sách giáo khoa theo kiểu cơ học; mà phải chọn làm sao đảm bảo tính liên thông (liên thông giữa các môn trong cùng 1 lớp; giữa các môn trong cùng 1 cấp học; giữa các môn học và hoạt động giáo dục và giữa các môn trong toàn bộ chương trình phổ thông).
Thứ ba, phải chọn sách giáo khoa theo điều kiện thực tế của địa phương, có sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Các cơ sở giáo dục được quyền vận dụng những thành tố tích cực của các phương pháp giáo dục để triển khai dạy học cho học sinh hiệu quả nhất…
Góp ý Dự thảo Thông tư, ông Nguyễn Phúc Tăng cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là tạo sự đồng thuận trong xã hội. Ngành Giáo dục và nhà trường cần có giải pháp để xã hội hiểu và đồng thuận về việc lựa chọn sách giáo khoa. Trên cơ sở đồng thuận, đồng hành, có sự giám sát của xã hội thì tất cả sẽ tin tưởng vào nhà trường để triển khai thành công việc chọn sách giáo khoa và Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhân đây chúng tôi cũng mong muốn các nhà xuất bản cần chủ động trong khâu xuất bản sách giáo khoa. Vì hiện tại có nhiều bộ sách, công tác chuẩn bị in ấn, phát hành và dự báo nhu cầu cần được chủ động để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các trường học, phụ huynh và học sinh.
Thảo Nguyên – Quốc Ngữ
Theo giaoducthoidai
Nóng: Nhà xuất bản chi thù lao gần 2 tỷ cho lãnh đạo Sở GD&ĐT, Trưởng, phó phòng chuyên môn: Việc lựa chọn sách giáo khoa liệu còn khách quan?
Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố danh mục 32 sách giáo khoa (SGK) được sử dụng trong năm học tới, để các trường phổ thông lựa chọn bộ SGK phù hợp cho học sinh địa phương.
Tuy nhiên, điều bất ngờ mà chúng tôi biết được là, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM cùng nhiều Trưởng, Phó phòng của Sở này suốt 4 năm qua, khiến dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: Khi đã nhận tiền của một nhà xuất bản, thì việc lựa chọn SGK cho các trường trên địa bàn còn bảo đảm tính khách quan, công bằng và vì giáo dục nữa không?
Phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa
Sau khi Bộ GD&ĐT chính thức công bố danh mục 32 sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được sử dụng trong năm học mới, các cơ sở giáo dục được lựa chọn sử dụng bộ sách phù hợp trong số 32 bộ SGK trên cho năm học 2020-2021.
Bộ GD&ĐT cũng đã công bố dự thảo Thông tư về việc lựa chọn SGK để lấy ý kiến nhân dân, theo đó, việc lựa chọn SGK thuộc quyền của cơ sở giáo dục phổ thông; mỗi cơ sở thành lập một hội đồng chọn SGK có sự tham gia của giáo viên và phụ huynh học sinh.
Nhưng ai cũng biết rằng cơ quan quản lý giáo dục địa phương (sở, phòng GD&ĐT) có tiếng nói rất quan trọng. Ở nhiều địa phương, năm nào các cơ quan này cũng có văn bản "gợi ý" các trường mua sách tham khảo, và chưa có trường nào dám không thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Tại cuộc họp công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt danh mục SGK được sử dụng, trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng bảo đảm lựa chọn SGK được khách quan, công bằng, chính xác khi sở GD&ĐT đứng ra làm một bộ SGK riêng, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT - đã khẳng định không có sở GD&ĐT nào đứng ra làm SGK.
Quyết định chi thù lao cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, nỗi nghi ngờ về việc lựa chọn SGK có bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác hay không là có cơ sở. Theo tài liệu VietTimes có được, thì từ năm 2015 đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chi thù lao cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh.
Trong đó, Giám đốc, Phó giám đốc Sở cùng Chánh văn phòng, Phó văn phòng, các Trưởng, Phó phòng chuyên môn, chuyên viên chỉ đạo toàn bộ các môn học từ tiểu học đến THPT của Sở này mỗi tháng được thù lao từ 2,5 triệu đến 6 triệu đồng, tùy chức vụ.
Tại quyết định số 778/QĐ-NXBGDVN ngày 29/9/2015 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về chi thù lao Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội đồng thành viên Nhà xuất bản đã thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam gồm 11 người.
Trong đó có 1 Giám đốc sở, 1 Phó giám đốc, 1 Phó Chánh văn phòng, 1 Trưởng phòng Giáo dục Trung học, 2 Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học, 1 Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, 2 Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, 1 Chánh văn phòng và Phó Chánh văn phòng.
Mức thù lao chi cho các thành viên trong Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam được tính theo chức vụ. Trưởng Ban là Giám đốc Sở nhận 6 triệu đồng/tháng, Phó Trưởng ban là Phó Giám đốc nhận 5 triệu đồng/tháng, Ủy viên thường trực nhận 4 triệu đồng/tháng, các ủy viên còn lại nhận 3,5 triệu đồng/tháng.
Năm 2015, mức chi cho 11 hành viên trong Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam là 516 triệu đồng/năm. Quyết định này ghi rõ nguồn chi từ Quỹ đầu tư của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được thực hiện từ ngày 1/5/2015.
Như vậy, từ ngày 1/5/2015 đến hết ngày 31/12/2017, tổng mức chi tới khoảng 1,5 tỷ đồng.
Đến năm 2018, Nhà xuất bản này tiếp tục ký quyết định số 04/QĐ-NXBGDVN thành lập Ban chỉ đạo cùng với mức chi thù lao cho Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK miền Nam. Lúc này, Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK không chỉ có mỗi Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh mà còn có thêm các thành viên từ nhà xuất bản và nhóm tư vấn hỗ trợ.
Theo quyết định này, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh vẫn gồm 11 người như trong quyết định số 778/QĐ-NXBGDVN, cùng với 9 người của Nhà xuất bản (gồm 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị, 1 Tổng Giám đốc, 4 Phó Tổng Giám đốc, 2 Giám đốc và 1 Phó Tổng biên tập), nhóm tư vấn hỗ trợ gồm 15 người (14 chuyên viên giáo dục Tiểu học, Trung học và 1 Kế toán).
Mức chi thù lao cho các thành viên Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK miền Nam vẫn giữ nguyên như trong quyết định năm 2015, riêng nhóm tư vấn hỗ trợ mỗi người nhận 2,5 triệu đồng/tháng.
Như vậy, chỉ tính riêng trong năm 2018, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chi thù lao cho Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK miền Nam số tiền tổng cộng tới 1 tỷ 398 triệu đồng.
Tổng 2 lần chi từ ngày 1/5/2015 đến hết năm 2018 là gần 2 tỷ đồng.
Cả 2 văn bản chi tiền trên đều do Chủ tịch Hội đồng thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ký.
Có thể thấy, chưa nói đến sự liêm chính của quan chức và công chức, mà chỉ nói riêng về việc chỉ đạo chọn SGK, thì việc lãnh đạo Sở GD&ĐT nhận thù lao của một nhà xuất bản nhiều năm liên tục như vậy, liệu có đảm bảo được sự khách quan, công bằng và chính xác?
Trao đổi với VietTimes, GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018 - bày tỏ sự băn khoăn: Việc Nhà xuất bản chi tiền thù lao như thế thì làm sao Sở GD&ĐT đó có thể chọn SGK một cách khách quan được? Như vậy thì chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK của Đảng và Nhà nước không thực hiện được.
Chưa kể, không biết ngoài việc chi thù lao cho Sở GD&ĐT TP.HCM, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn chi thù lao hay chi phí cho các chuyến tham quan, du lịch "miễn phí" cho quan chức, công chức của những đơn vị nào nữa? Có đơn vị nào cũng chi thù lao tương tự như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không?
Xin được chuyển câu hỏi này đến Bộ GD&ĐT để kiểm tra, xử lý và trả lời cho công luận biết.
Theo viettimes
TPHCM: Đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng Ngày 10/12, Sở GD&ĐT TPHCM đã ban hành kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đại trà Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cho cán bộ, giáo viên trên địa bàn. Ảnh minh họa/INT Theo đó, Sở đặt ra yêu cầu phải đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng và hoàn thành chương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn trâu tung tăng trên cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng

Đà Nẵng thông tin tiến độ xử lý bến du thuyền liên quan Vũ "Nhôm"

Người đàn ông bán cà phê, vay tiền chuyển cho người yêu trên mạng

Bố chồng xách súng AK ra dọa, nàng dâu chạy đi báo công an

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy

Huyện miền núi ở Quảng Nam xảy ra 3 trận động đất trong một ngày

Phạm nhân ngày đặc xá: Chỉ cần được ra ngoài sẽ không để mẹ già khóc thầm nữa

Vụ xây 'chui' dãy phòng học ở Hà Nội: Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo

Mô tô nước mất lái lao lên bờ, tông bé 8 tuổi tử vong

28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày thứ 2 nghỉ lễ

3 người trong gia đình tử vong tại căn hộ ở Nha Trang

50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào!
Có thể bạn quan tâm

Ông Trump tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại tiềm năng với 3 nước châu Á
Thế giới
07:59:01 02/05/2025
Nữ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng của khách
Pháp luật
07:56:43 02/05/2025
"Nàng dâu Samsung": 22 năm không được gặp con, bày tỏ nỗi buồn làm mẹ
Sao châu á
07:52:14 02/05/2025
Bằng Kiều và vợ tổ chức mừng thọ mẹ 85 tuổi
Sao việt
07:49:31 02/05/2025
3 chòm sao được vũ trụ nâng đỡ ngày 3/5: Vận may bùng nổ, tình tiền song hành thăng hoa
Trắc nghiệm
07:47:16 02/05/2025
VinFast và LKQ Netherlands hợp tác chiến lược về dịch vụ và hậu mãi tại Hà Lan
Ôtô
07:46:34 02/05/2025
Đông Hùng hát hit 2 tỷ lượt xem ở đại lễ: "Đó là điều quá đỗi thiêng liêng"
Nhạc việt
07:44:24 02/05/2025
"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM
Sức khỏe
07:24:37 02/05/2025
Gặp gái Tây được mệnh danh "Bạch nguyệt quang" của Đại học Hà Nội: Vì mê tiếng Việt nên mình đã đến Việt Nam!
Netizen
07:00:46 02/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Phỏm từ chối nhận người bố đẻ giàu có, quyền lực
Phim việt
06:56:23 02/05/2025