Lựa chọn khó khăn cho người cao tuổi Mỹ trong lạm phát
Lenore Angey chưa bao giờ nghĩ rằng bà sẽ quay trở lại đi làm ở tuổi 76. Tuy nhiên, với người chồng ốm yếu và giá mọi mặt hàng đều tăng, bà Angey hiện làm nhân viên bán hàng bán thời gian tại một cửa hàng bách hóa địa phương để có thêm thu nhập trang trải chi phí dành cho thực phẩm, thuốc men.
Bà Kasey Dungan (73 tuổi) tự nhận bản thân vẫn còn may mắn. Ảnh: AP
Nhân viên trường học đã nghỉ hưu sống tại Cleveland, Ohio (Mỹ) này chia sẻ: “Kỳ nghỉ lễ này sẽ rất khó khăn, không chỉ đối với người cao tuổi. May mắn là con dâu tôi phụ trách nấu ăn cho Lễ Tạ ơn và tôi chỉ mua một vài món ăn nhưng ăn mừng Giáng sinh năm nay chắc chắn sẽ đơn giản hơn”. Bà Angey có lương hưu 1.000 USD/tháng và chồng bà có mức lương hưu cao hơn một chút.
Trong khi đó, bà Lois Nyman (85 tuổi) tại bang Arizona nói rằng vẫn thấy may mắn khi có sức khỏe và có thể tăng thêm các khoản an sinh xã hội của bản thân bằng công việc bán thời gian là trợ giảng tại trường đại học cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng cho các sinh viên muốn trở thành y tá tương lai. Bà cho biết lạm phát khiến bà và hàng xóm chỉ ra ngoài ăn tối ở nhà hàng một lần một tháng thay vì mỗi tuần một lần như trước đây.
Áp lực lạm phát có thể bắt đầu giảm bớt, nhưng giá cả cao trong suốt phần lớn năm 2022 vẫn gây ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Nhiều người cao tuổi như bà Angey nói rằng họ cảm thấy tình hình tài chính của bản thân tồi tệ hơn một năm trước. Lạm phát giá tiêu dùng tháng 11 vẫn tăng 7,1% so với một năm trước đó.
Video đang HOT
Trong bối cảnh mọi lứa tuổi đều gặp khó khăn thì những người trên 65 tuổi còn phải đối mặt với khoảng thời gian chật vật hơn bởi họ thường chỉ dựa vào thu nhập cố định là lương hưu, không thể tăng khoản thu với làm thêm giờ hoặc tiền thưởng.
Vấn đề sẽ gây quan ngại hơn vào những năm tới khi ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ Baby boomer – người lớn tuổi sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số hậu Chiến tranh Thế giới thứ hai từ năm 1946 đến 1964 – bước vào tuổi về hưu. Cục Thống kê Mỹ dự đoán đến năm 2050, dân số trên 65 tuổi tại nước này là 83,9 triệu người, gần gấp đôi con số của năm 2012.
Bà Kasey Dungan (73 tuổi) cho biết bản thân còn khá may mắn khi được ở tại căn hộ trợ cấp tại Phoenix, bang Arizona dành cho người cao tuổi. Vào đầu năm nay, bà rơi vào cảnh vô gia cư. Tuy nhiên, hầu hết số tiền từ An sinh xã hội của bà đều cạn kiệt vào cuối tháng. Bà đang mong đợi đến tháng tới khi hàng triệu người sẽ được tăng 8,7% tiền An sinh xã hội. Khoảng 70 triệu người Mỹ, bao gồm cả người về hưu, người khuyết tật và trẻ em, nhận trợ cấp An sinh xã hội. Bà Dungan bộc bạch: “Hy vọng rằng điều này sẽ giúp tôi mua được thêm nhiều thứ, đặc biệt với lạm phát hiện nay”.
Trung Quốc tăng cường sản xuất và cung ứng thuốc men tại thủ đô
Giới chức thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đang thúc đẩy hoạt động sản xuất và cung ứng thuốc men, đặc biệt là thuốc giảm đau và hạ sốt, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người mắc COVID-19.
Cụ thể, cơ quan quản lý dược phẩm sở tại và các cơ quan chức năng đã phối hợp với 5 doanh nghiệp chuyên cung cấp dược phẩm lớn ở Bắc Kinh nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu thuốc và thiết bị, vật tư y tế.
Nhân viên y tế dỡ bỏ rào chắn tại một khu dân cư ở Bắc Kinh, Trung Quốc, sau khi các quy định về phòng dịch COVID-19 được nới lỏng ngày 9/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu của China Resources Pharmaceutical Commercial Group Co., Ltd., công ty này đã cung cấp hơn 3,5 triệu bộ thuốc điều trị COVID-19, trong đó có thuốc hạ sốt, cho hơn 4.000 khách hàng tại Bắc Kinh trong tuần qua. Các cơ sở tiếp nhận gồm gần 300 bệnh viện, hơn 2.200 trung tâm y tế cộng đồng và hơn 1.500 nhà thuốc bán lẻ.
Để khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện và cơ sở y tế hiện nay, các nhà chức trách đã triển khai một cơ sở y tế dã chiến, chuyên khám, chữa các bệnh nhân có triệu chứng sốt cao tại Nhà thi đấu Quảng An ở quận Tây Thành, Bắc Kinh. Cơ sở này có đủ nhà thuốc và kho dự trữ y tế, với loại thuốc chính là acetaminophen và ibuprofen, cũng như một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng liên quan.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Trung Quốc đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất và cấp, phát các loại thuốc chính để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Công tác cấp, phát thuốc sẽ được ưu tiên đối với các cơ sở y tế và viện dưỡng lão.
Các nhà thuốc lớn sẽ phát triển dịch vụ trên nền tảng trực tuyến để đảm bảo chuyển thuốc kịp thời cho bệnh nhân. JD Health International Inc. - chi nhánh chăm sóc sức khỏe của "gã khổng lồ" thương mại điện tử JD.com, đang hợp tác với các công ty dược phẩm để đảm bảo ổn định nguồn cung và giá thuốc. Trong khi đó, cơ quan quản lý bưu chính thành phố Bắc Kinh đang nỗ lực đáp ứng cơ bản nhu cầu chuyển phát ở mức thông thường của thành phố. Chính quyền cho biết sẽ ưu tiên cung cấp thuốc và vật tư phòng chống dịch bệnh ở những khu vực có nhu cầu cao hơn.
Liên quan đến việc điều chỉnh biện pháp chống dịch COVID-19, cùng ngày, chuyên trang tài chính Caixin cho biết Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng số lượng chuyến bay để khôi phục mức trung bình hằng ngày tương đương 70% mức ghi nhận trong năm 2019 (tính đến ngày 6/1/2019). Theo Caixin, đây là một phần trong kế hoạch của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC), công bố ngày 14/12, nhằm khuyến khích phục hồi trong lĩnh vực hàng không. CAAC chưa đưa ra bình luận nào chính thức về vấn đề này.
Theo Caixin, trong giai đoạn từ ngày 7/1 - 31/1/2023, số lượng các chuyến bay chở khách trung bình hằng ngày sẽ tăng lên mức tương đương 88% của năm 2019 - thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Các chuyến bay hằng ngày nên đạt tối đa 13.667 chuyến, trong đó có tới 11.667 chuyến có thể là nội địa. CAAC đặt mục tiêu ngành công nghiệp hàng không đảm bảo phục hồi ổn định vào cuối tháng 3/2023.
Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách phòng chống dịch COVID-19 nhanh chóng theo hướng nới lỏng hơn các biện pháp kiểm soát. Theo dữ liệu từ Bộ Giao thông vận tải, các công ty phân tích du lịch và tư vấn năng lượng, những điều chỉnh này đã thúc đẩy đáng kể hoạt động đi lại với vận tải đường bộ và đường hàng không tăng tốc trở lại sau 2 tháng.
Theo nhà cung cấp dữ liệu Variflight, lượng hành khách hàng không nội địa hằng tuần đã tăng 68% trong tuần trước, đạt 3,7 triệu lượt hành khách - mức tăng lớn nhất kể từ dịp nghỉ Tết Nguyên Đán vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn 37% so với một năm trước đó và thấp hơn 68% so với năm 2019. Biện pháp hạn chế đi lại đã đặc biệt ảnh hưởng đến các hãng hàng không lớn nhất của đất nước. Trong quý III/2022, các hãng Air China Ltd., China Southern Airlines và China Eastern Airlines đã bị lỗ nặng do ảnh hưởng của dịch bệnh.
TSMC mở nhà máy chip mới ở Mỹ, 'phủ bóng' lên ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc Việc nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) thông báo tăng gấp 3 khoản đầu tư lên 40 tỷ USD để xây dựng một nhà máy mới sản xuất chip công nghệ cao tại bang Arizona (Mỹ) được dự báo sẽ gây sức ép lớn lên Trung Quốc. Logo tập đoàn TSMC bên ngoài...