Lựa chọn khó khăn
Chưa bao giờ một cuộc bầu cử quốc hội liên bang ở Đức lại thu hút sự quan tâm của cử tri trong nước cũng như dư luận quốc tế như lần này.
Lãnh đạo đảng Dân chủ/ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Đức Friedrich Merz (giữa) mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội, tại Berlin ngày 23/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Diễn ra sớm 7 tháng so với kế hoạch, nhưng tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt mức kỷ lục 82,5%, cao nhất kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990. Đây là bằng chứng rõ nhất cho thấy người dân đang hết sức kỳ vọng và mong chờ một chính phủ mới có đủ tầm để giải quyết những vấn đề đã đẩy liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz đến tình trạng tan rã, tác động không chỉ đến toàn Liên minh châu Âu (EU) mà còn ảnh hưởng đến tình hình địa chính trị toàn cầu.
Sự sụp đổ của liên minh “đèn giao thông” mới tồn tại được hơn 3 năm hồi tháng 11 năm ngoái, mà nguyên nhân là do không giải quyết được những bất đồng sâu sắc về ngân sách và việc giải tán quốc hội liên bang sau đó (ngày 27/12/2024) đã đưa nước Đức đến cuộc bầu cử sớm hơn dự kiến. Sau chiến dịch vận động tranh cử, dù có tới 29 đảng có tên trong lá phiếu, song cuộc đua trên thực tế chỉ dành cho 6 đảng.
Mặc dù thấp hơn kết quả thăm dò chút ít, nhưng không nằm ngoài dự đoán, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) bảo thủ đã về nhất với 28,5% số phiếu ủng hộ, giành 208 ghế trong Quốc hội liên bang.
Tiếp đến là đảng cực hữu “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD) với 20,8% số phiếu, chiếm 152 ghế. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz nhận được 16,4% số phiếu ủng hộ và giành 120 ghế.
Các chính đảng khác có chân trong quốc hội lần lượt là đảng Xanh (85 ghế), đảng Cánh tả (64 ghế). Đây là những chính đảng giành được ít nhất 5% số phiếu ủng hộ cần thiết để có ghế trong quốc hội. Với kết quả này, ông Friedrich Merz, 69 tuổi, lãnh đạo CDU/CSU, dự kiến thay thế Thủ tướng Scholz và trở thành lãnh đạo tiếp theo của Đức.
Có thể nói, kể từ ngày lập quốc năm 1949 và đặc biệt từ khi tái thống nhất năm 1990, chưa bao giờ kết quả bầu cử quốc hội liên bang tại Đức lại khó lường như lần này, và điều đó khiến các cuộc đàm phán thành lập chính phủ mới càng khó khăn. Lần đầu tiên trong lịch sử, đảng cực hữu AfD trở thành lực lượng mạnh thứ hai trong quốc hội. Đối với SPD, đây là kết quả thấp nhất kể từ khi nước CHLB Đức ra đời. Đảng Dân chủ Tự do (FDP) cũng lần đầu tiên kể từ năm 2013 không vượt qua mốc 5% để có chân trong quốc hội.
Chính phủ mới cần có đa số ít nhất 316 ghế trong số 630 ghế tại Quốc hội liên bang. Lặp lại một liên minh 3 bên là điều không ai mong muốn, nhất là sau sự tan rã của liên minh “đèn giao thông”. Một chính phủ chỉ 2 đảng là giải pháp khả thi và đang được mong chờ nhất hiện nay. Về mặt số lượng, một liên minh giữa CDU/CSU và AfD có thể đáp ứng yêu cầu (360 ghế).
Tuy nhiên, lãnh đạo liên minh bảo thủ Friedrich Merz đã loại trừ khả năng liên minh với AfD, khẳng định rằng đây là “bức tường lửa” đối với phe cực hữu. Ông để ngỏ khả năng hợp tác với SPD để thành lập chính phủ liên minh với tổng cộng 328/630 ghế. Lãnh đạo CDU tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để đạt thỏa thuận thành lập chính phủ trước thời hạn ngày 20/4, đồng thời kêu gọi các đồng minh tiềm năng cần đối thoại nhanh.
Tuy nhiên, những bế tắc liên quan đến việc phân bổ vị trí bộ ngành, cùng những bất đồng sâu sắc liên quan đến các vấn đề kinh tế, nhập cư và cách đối phó với làn sóng cực hữu khiến việc thành lập chính phủ có thể kéo dài. Ví dụ trong vấn đề nhập cư, ông Merz có quan điểm cứng rắn, đề xuất triệt phá tình trạng nhập cư bất hợp pháp, muốn những người nước ngoài không có giấy tờ bị từ chối ngay ở biên giới.
Tương tự, đảng AfD cũng kêu gọi thiết lập một “bức tường thành” chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Trong khi đó, Thủ tướng Olaf Scholz (đảng SPD) lại cáo buộc ông Merz tìm cách “chôn vùi châu Âu” với kế hoạch trên. Tiến trình thành lập chính phủ mới khó khăn đồng nghĩa với việc ông Scholz phải giữ vai trò tạm quyền trong nhiều tháng. Điều này sẽ tạo ra một khoảng trống lãnh đạo ngay tại trung tâm châu Âu. .
Trong khi đó, Đức phải tìm cách phục hồi nền kinh tế đang suy yếu sau hai năm suy thoái liên tiếp, tăng cường đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng vốn xuống cấp, cũng như đầu tư cho quốc phòng và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Về đối ngoại, Đức là bên ủng hộ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ. SPD và CDU/CSU có quan điểm khác nhau về cung cấp vũ khí cho Ukraine. CDU/CSU muốn Đức cung cấp tên lửa Taurus có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, trong khi SPD thận trọng hơn vì cho rằng điều này gây rủi ro khiến Moskva phản ứng mạnh. Trong khi đó, AfD, đảng Cánh tả kêu gọi chấm dứt mọi hoạt động cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Merz từng tuyên bố sẽ tuân thủ yêu cầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) về việc chi ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng. Tiến sĩ Constanze Stelzenmller, Giám đốc Trung tâm Brookings về Mỹ và châu Âu, nói rằng dựa trên tình hình hiện tại, việc xử lý quan hệ với Mỹ và Nga có thể là một trong những thách thức lớn nhất đối với chính phủ mới.
Bà nhận định: “Nước Mỹ dưới thời ông Trump, Nga và Trung Quốc đang định hình lại môi trường chiến lược của châu Âu và Đức. Để duy trì khả năng hành động trong bối cảnh này, cần có sự thống nhất của châu Âu và một vai trò mạnh mẽ của Đức. Đây sẽ là một thách thức to lớn đối với chính phủ tiếp theo ở Berlin”.
Rõ ràng cuộc bầu cử lần này không chỉ mang ý nghĩa chính trị nội bộ mà còn là cơ hội để Đức định hình lại vai trò của mình trên trường quốc tế. Những quyết định của chính phủ mới sẽ có tác động sâu rộng đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu này cũng như sự ổn định của khu vực. Đức hiện đang đứng trước một lựa chọn lớn: vượt qua khủng hoảng để trở thành biểu tượng cho sự phát triển bền vững và đổi mới, hoặc tiếp tục đối mặt với sự trì trệ và mất đi vị trí đầu tàu.
Những thách thức không nhỏ vẫn đang đặt ra những yêu cầu lớn về sự lãnh đạo. Đức cần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và trách nhiệm quốc tế, giữa lợi ích trong nước và vai trò toàn cầu. Đây sẽ là phép thử quan trọng đối với chính phủ mới, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đảng phái chính trị và sự đồng thuận từ người dân. Một nước Đức mạnh mẽ, ổn định sẽ là động lực cho chính quốc gia này và cũng là điểm tựa cho cả châu Âu trong bối cảnh thế giới ngày càng bất định. Điều đó đang phụ thuộc vào sự lựa chọn liên minh của CDU/CSU và các chính đảng có chân trong quốc hội liên bang.
Đức bầu cử quốc hội sớm giữa những thách thức lớn
Cử tri Đức ngày 23.2 bỏ phiếu bầu nghị viện mới trong cuộc bầu cử sớm, sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz đổ vỡ.
Hơn 59 triệu cử tri Đức ngày 23.2 bỏ phiếu bầu nghị viện mới, với nhiều dấu hiệu cho thấy lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU) Friedrich Merz có khả năng giành lợi thế trước đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz.
Thủ tướng Olaf Scholz bỏ phiếu tại TP.Potsdam (Đức) hôm 23.2. ẢNH: AP
630 ghế
Trong số 29 chính đảng cạnh tranh cho những chiếc ghế này, chỉ có 6 đảng có khả năng dễ dàng vượt qua ngưỡng 5% số phiếu cần thiết để vào nghị viện, trong đó có phe bảo thủ CDU/CSU (Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo), SPD, đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD), đảng Xanh và đảng Cánh tả. Ngoài ra, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) đang dao động quanh mức 5%.
Yếu tố nào quyết định kết quả bầu cử Đức?
Cuộc bầu cử lần này thu hút tổng cộng 4.506 ứng viên cạnh tranh 630 ghế tại nghị viện (Bundestag), trong số đó có 1.422 ứng viên nữ, chiếm 32%. Theo Hãng tin DW, trong số hơn 59 triệu cử tri có đến 42% người từ 60 tuổi trở lên, trong khi chỉ 13% dưới 30 tuổi. Xu hướng cử tri cao tuổi đi bỏ phiếu ngày càng tăng. Đáng chú ý, hơn 7 triệu cử tri có nguồn gốc nhập cư, trong đó có hơn 1 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỗi cử tri có 2 phiếu bầu. Lá phiếu đầu tiên bầu ra mỗi ứng viên cho 299 khu vực bầu cử, phiếu còn lại bầu cho các đảng. Số ghế còn lại được chia cho các đảng theo tỷ lệ phiếu bầu thứ 2. Để có thể bước chân vào quốc hội Đức, mỗi đảng cần ít nhất 5% phiếu bầu hoặc có ít nhất 3 ứng viên chiến thắng tại 299 khu vực bầu cử. Năm nay cũng là lần thứ 4 Đức bầu cử sớm kể từ sau Thế chiến 2.
Ứng viên Friedrich Merz bỏ phiếu tại TP.Arnsberg (Đức) hôm 23.2. ẢNH: REUTERS
Theo BBC, cần vài ngày để xác nhận kết quả chính thức của cuộc bầu cử. Kết quả dự phóng có thể dựa trên khảo sát ngoài phòng phiếu, nhưng xu hướng bỏ phiếu qua thư gia tăng và khả năng các đảng nhỏ giành ghế tại quốc hội có thể khiến dự báo này trở nên khó lường.
Thách thức trước mắt
Sau một loạt vụ tấn công chết người bị quy trách nhiệm cho những người tị nạn, ứng viên Merz đề xuất triệt phá tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Trái với quan điểm trung dung hơn của cựu Thủ tướng Angela Merkel, ông muốn mọi người nước ngoài không có giấy tờ bị từ chối ngay ở biên giới. Theo AFP, Thủ tướng Olaf Scholz (đảng SPD) đã cáo buộc ông Merz tìm cách "chôn châu Âu" với kế hoạch trên. Tương tự ông Merz, đảng AfD kêu gọi thành lập một "bức tường thành" chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, Đức đang tìm cách phục hồi nền kinh tế đang suy yếu, làm dấy lên thắc mắc về cách nước này có thể chi trả cho những khoản đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng xuống cấp, quốc phòng và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Ngoài ra, các chính sách như cắt giảm khí đốt của Nga, đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và giảm dần việc sử dụng than đang gây ra sự chia rẽ sâu sắc ở Đức.
Một cử tri bỏ phiếu tại thị trấn Kochel ở miền nam Đức hôm 23.2. ẢNH: AFP
Về đối ngoại, Đức là bên ủng hộ quân sự lớn thứ 2 cho Ukraine sau Mỹ. Ông Scholz và ông Merz có quan điểm khác nhau về vũ khí sẽ gửi đến Ukraine. Ông Merz muốn Đức cung cấp tên lửa Taurus có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, trong khi ông Scholz thận trọng hơn vì cho rằng điều này gây rủi ro khiến Nga phản ứng mạnh. Trong khi đó, AfD, đảng Cánh tả và BSW kêu gọi chấm dứt mọi hoạt động cung cấp vũ khí cho Ukraine. Về chi tiêu quốc phòng, các đảng SPD, CDU/CSU và đảng Xanh đều tỏ ra sẵn sàng tăng chi tiêu trên mức 2% GDP theo mục tiêu của NATO. Về hợp pháp hóa cần sa, phe bảo thủ và AfD cam kết đảo ngược một số luật cấp tiến do liên minh của ông Scholz đã thông qua.
Khi nào Đức có chính phủ mới ?
Cử tri Đức bỏ phiếu bầu nghị viện mới vào ngày 23.2, nhưng nước này có thể chưa sớm có chính phủ mới. Theo AFP, những cuộc đàm phán gay go trong thời gian tới nhằm thành lập liên minh có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, trước khi một thủ tướng mới nhậm chức. Ứng viên dẫn đầu trong các cuộc khảo sát gần đây là lãnh đạo liên minh CDU/CSU Friedrich Merz cho biết ông hy vọng sẽ đạt thỏa thuận trước thời hạn ngày 20.4, đồng thời kêu gọi các đồng minh tiềm năng cần đối thoại nhanh. Vào năm 2021, ông Scholz cần 10 tuần sau bầu cử để thành lập chính phủ liên minh với đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP). Lần chờ đợi lâu nhất là vào năm 2017, khi đảng CDU cựu Thủ tướng Angela Merkel mất khoảng 6 tháng để lập "đại liên minh" với SPD.
Bầu cử Đức: CSU loại trừ khả năng liên minh với đảng Xanh Lãnh đạo đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) Markus Soeder vừa lên tiếng bác bỏ mọi hình thức thỏa thuận liên minh giữa phe bảo thủ Đức với đảng Xanh. Ông Markus Soeder phát biểu tại đại hội đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) ở Munich, Đức, ngày 23/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn lời ông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt

Lý do đẩy Ấn Độ và Pakistan đến bờ vực xung đột toàn diện

Nguy cơ các cơ quan tài chính toàn cầu mất vai trò nếu Mỹ rút lui

Tác động từ việc thay thế Cố vấn An ninh Quốc gia tới chính sách đối ngoại của Mỹ

AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

EU phạt TikTok 600 triệu USD

Sự tiến hóa đáng ngạc nhiên của những loài động vật kỳ lạ nhất trên Trái Đất
Có thể bạn quan tâm

Đặc sản Nha Trang và các quán ngon nổi tiếng bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Nha Trang dịp nghỉ lễ 30/4
Ẩm thực
05:57:37 03/05/2025
10 cô dâu đẹp nhất Trung Quốc: Lưu Diệc Phi xếp sau Triệu Lộ Tư, hạng 1 trời sinh để làm đại minh tinh
Hậu trường phim
05:53:57 03/05/2025
Trước khi cưới, tôi đã nghe phong thanh danh tiếng của chị chồng, về làm dâu rồi, tôi mới biết sự thật
Góc tâm tình
05:49:10 03/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
Mỹ Tâm gặp sự cố khi diễn ở Hạ Long, nhắc thẳng khán giả hút thuốc kém duyên
Sao việt
23:09:53 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025