Lựa chọn hãng sản xuất card đồ họa có quan trọng không?
Khi bạn đi mua một chiếc card đồ họa, phần lớn, bạn sẽ phải phân vân mẫu card cụ thể mà bạn muốn, sau đó là tìm kiếm mức giá tốt nhất. Thế nhưng, có rất nhiều nhà sản xuất cùng tạo ra một mẫu tương tự. Vậy chúng có gì khác biệt? Hãy cùng xem bài phân tích của Review Geek do VnReview chuyển ngữ nhé.
Tại sao lại có các hãng sản xuất khác nhau?
Trường hợp này cũng tương tự như khi bạn đi mua một chiếc xe tải F-150, nhân viên sẽ hỏi bạn muốn mua phiên bản của Ford, Chevy hay Dodge. Quay lại với card đồ họa, ví dụ nếu bạn tìm nhanh từ khóa NVIDIA GeForce GTX 1070 trên các trang bán hàng trực tuyến, bạn sẽ thấy hàng loạt các mẫu của EVGA, MSI, Zotac, ASUS, Gigabyte hay các nhà sản xuất khác. Dĩ nhiên, điều này cũng xảy ra với các mẫu card đồ họa AMD Radeon. Và dù chúng có thiết kế rất khác biệt, thế nhưng, hầu như chúng đều có cùng một khả năng.
Thực ra, lý do nằm ở mối quan hệ kinh doanh đặc biệt trong thị trường GPU. Ngoài việc NVIDIA và AMD bán trực tiếp những con chip của họ đến các nhà sản xuất điện tử, từ các máy tính laptop và desktop cho đến máy chơi game console, điện thoại di động hay thậm chí là xe hơi, họ còn bán cho các công ty sản xuất card đồ họa thứ ba như EVGA hay Sapphire.
Các công ty bên thứ ba này sẽ sử dụng những con chip và bo mạch GPU, tích hợp chúng với nhiều phần bổ sung cần thiết khác như cổng xuất video, tản nhiệt, vỏ nhựa và sẽ bán chúng đến người dùng cuối thông qua đại lý như Amazon và Newegg.
Cơ bản, sẽ chẳng cần đến công ty trung gian thứ ba. Một ví dụ điển hình chính là những chiếc card “Founder’s Edition” của NVIDIA đều được chính họ sản xuất và bán trực tiếp ra thị trường. Thế nhưng, mối quan hệ giữa các công ty thiết kế, sản xuất và bán lẻ GPU đã trở nên rất gắn liền từ những năm 1990 và tình hình này vẫn sẽ còn tiếp diễn dài dài trong tương lai.
Vậy những chiếc card đồ họa của các hãng có gì khác biệt?
Mọi hãng sản xuất card đều lấy GPU từ chung một nơi, đó chính là NVIDIA và AMD. Nhưng khi được bán ra, bạn sẽ phải cần phân biệt về sản phẩm, giá cả hay tính năng mà sản phẩm mang lại. Không có quá nhiều sự khác biệt về giá. Nếu sản phẩm của một hãng thấp hơn đáng kể so với phần còn lại, thì các hãng khác lại có xu hướng làm theo điều này, và với các chi phí như sản xuất và phân phối cơ bản, họ sẽ phải bán ra cao hơn nhằm duy trì lợi nhuận.
Vì thế, các hãng tập trung vào người dùng sẽ khác biệt hơn so với số còn lại. Một số có thể tích hợp hệ thống quạt lồng sóc (blower) hoặc quạt tản khí mở thông thường (open air), trong khi một số sẽ làm card ngắn hơn để có thể đảm bảo gắn vừa những vỏ máy tính nhỏ gọn. Số khác lại làm những chiếc card của mình trở nên bóng bẩy hơn với thiết kế quạt hầm hồ hay sử dụng hệ thống đèn bên trong. Một kỹ thuật phổ biến chính là thực hiện một vài thay đổi nhỏ về thiết kế của chiếc card, ví dụ như điều chỉnh nhỏ về xung trên GPU hoặc V-RAM của card. Các biển thể này sẽ tốn kha khá nhiều mực in trên những hộp đóng gói đi kèm GPU, với những cụm từ được sử dụng để quảng bá như “Overclocked Edition”, “FTW” hay “AMP”.
Nhưng ngoại trừ các điều chỉnh lớn, ví dụ như thiết lập sẵn hệ thống tản nhiệt nước hay thêm các mô-đun bộ nhớ bổ sung, các thay đổi này thường không có hiệu năng nhiều hơn 1 hay 2% khi so với chiếc card cơ bản. Nếu hai card đồ họa cùng chung một dòng sản phẩm của NVIDIA hay AMD, như chung mẫu, có thể gắn vừa khít vào vỏ máy tính và cắm được vào bo mạch chủ bạn đang sử dụng, thì chúng không có bất kì sự khác biệt nào lớn khi bạn chơi game. Đặc biệt là việc các hãng ép xung sẵn trong card, cũng không phải là điều mà bạn cần quá lo lắng bởi bạn sẽ đạt được kết quả ấn tượng hơn nhiều bằng cách tự mình thực hiện.
Những thay đổi nào mới thực sự quan trọng?
Video đang HOT
Vậy những thay đổi nào mới thực sự quan trọng? Cơ bản, độ dài của chiếc card chắc chắn là một điều quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp bạn đang tìm kiếm thứ gì đó cao cấp. Nếu bộ vỏ máy tính của bạn quá nhỏ để giữ card thì độ nhanh của nó sẽ chẳng còn quan trọng nữa. Một điều dễ hiểu, nếu nhà sản xuất thiết kế bộ tản nhiệt hai hay ba quạt, chắc chắc chiếc card sẽ dài hơn, và ngược lại, sẽ ngắn hơn đối với những chiếc được thiết kế cho các dàn máy Mini-ITX.
Độ dài khoảng trống dành cho GPU sẽ thường được ghi sẵn trong trang thông số của bộ vỏ PC. Nếu bạn không thể tìm thấy chúng, bạn có thể mở bộ vỏ này ra và tự đo khoảng trống từ mặt sau cho đến mặt trước gần khe PCI-E có trên bo mạch chủ. Độ dài của chiếc card cũng sẽ được hãng liệt kê trên trang thông số kỹ thuật của nó, tuy nhiên, bạn sẽ phải đảm bảo vị trí đặt bộ nguồn cấp. Nếu chiếc card của bạn vừa khít trên thông số, nhưng những sợ dây cáp nằm ở mặt sau bị tăng thêm, thì nó sẽ không còn khớp nữa.
Một chiếc card có kích thước ngắn hơn sẽ vừa vặn với nhiều loại vỏ PC hơn
Sự khác nhau giữa quạt lồng sóc (blower) và quạt tản khí mở thông thường (open air) là không lớn, nhưng sẽ quan trọng nếu bộ vỏ máy tính của hệ thống luồng thông khí thấp. Dĩ nhiên, nếu bạn ưu tiên một cỗ máy hoạt động yên lặng hơn, bạn có thể mua chiếc card tích hợp sẵn tản nhiệt nước nhưng có mức giá đắt đỏ hơn. Nếu bạn dự định sẽ sử dụng một bộ tản nước riêng của mình sau khi mua sắp các linh kiện phần cứng, bạn sẽ phải cần đến một bộ block tản custom mắc tiền. Nó sẽ thay thế toàn bộ hệ thống tản nhiệt khí ban đầu của linh kiện.
Chiếc card có tích hợp sẵn tản nước sẽ có mức giá cao cấp hơn
Một thay đổi khác có thể tăng hiệu năng đáng kể chính là bổ sung RAM. Một số card có thể chứa thêm các mô-đun RAM GDDR bổ sung và các nhà sản xuất thứ cấp sẽ tích hợp tẳng chúng vào PCB. Với nhiều VRAM hơn, chiếc card có thể xử lý nhiều thông tin hơn trong bộ nhớ cục bộ, ví dụ như texture có độ phân giải cao hơn hay nhiều tập tin game engine hơn. Điều này có thể giúp hiệu năng card tăng đáng kể và thời gian tải sẽ nhanh hơn. Bổ sung RAM không xuất hiện trên mọi card, nhưng nếu một nhà sản xuất tích hợp nó, chúng sẽ thường được in đậm trên hộp của chiếc card và sẽ được định hướng cao cấp hơn (cũng như giá cao hơn) một chút so với mẫu thông thường. Và bởi vì bộ nhớ video (VRAM) là thử không thể tự nâng cấp, thế nên, nó sẽ là một điểm khác biệt đáng kể.
Sự khác nhau thực tế: Giá, độ tin cậy và bảo hành
Nếu hai chiếc bạn bạn đang tìm kiếm chỉ khác nhau một chút về con số ép xung hay các quạt tản nhiệt thì có lẽ, mức giá chính là thứ bạn cần quan tâm lớn nhất. Và chắc chắn rồi, chiếc card rẻ hơn thì sẽ tốt hơn. Đặc biệt là nếu bạn chi khoảng 300 USD hoặc hơn để chơi những tựa game mới nhất.
Nhưng chi thêm một chút để sở hữu chiếc card đồ họa mới sẽ có thể khiến bạn an tâm thêm một chút. Hay lựa chọn một hãng đáng tin cậy hơn. Và bởi vì “đáng tin cậy” là một khái niệm mơ hồ khi chọn mua những thiết bị điện tử phức tạp như thế này, thế nên, hãy cân nhắc đến một hãng có bảo hành tốt và sự uy tín đã được xác nhận để có thể chọn thứ tốt hơn.
Hầu như các nhà sản xuất thường bảo hành những chiếc card của mình trong vòng 2-3 năm, và một số còn cho phép bạn tăng thời gian này nếu bạn đăng ký nó với một tài khoản người dùng. Thậm chí, các hãng như EVGA, XFX và Zotac còn bảo hành trọn đời khi bạn thực hiện điều này. Và đôi khi, bảo hành có thể được chuyển sang một người dùng mới nếu bạn bán chiếc card của mình cho người khác, hoặc thậm chí là bạn tự mình ép xung nó.
Thường thì bạn sẽ tìm được những điều khoản bảo hành trực tiếp trên trang bán của hãng. Nếu không có, bạn có thể gõ tên của hãng và chữ “bảo hành” (warranty) trên Google để tìm thêm các thông tin chính thức từ hãng.
Thế nên, khi bạn chọn mua một chiếc card đồ họa mới và phân vân giữa hai mẫu gần như tương tự nhau, hãy tự đưa ra các mục sau để cân nhắc. Điều này sẽ giúp bạn quyết định chọn lựa tốt hơn:
- Cả hai có phù hợp với bộ vỏ không?
- Một trong hai có mức giá rẻ đáng kể so với chiếc còn lại hay không?
- Có chiếc card nào có mức RAM cao hơn chiếc còn lại hay không?
- Những chiếc card này có thiết kế quạt tản nhiệt khác nhau hay không và liệu nó có quan trọng với bộ vỏ hay không?
- Có hãng nào cung cấp điều khoản bảo hành tốt hơn đáng kể hay không?
Theo Tri Thức Trẻ
Turing Quadro RTX - Một trang mới trong ngành công nghiệp card đồ họa
Turing Quadro RTX với kiến trúc Turing sẽ mang lại hiệu năng xử lý đồ họa mạnh hơn rất nhiều so với thế hệ trước đó
Hiện tại, NVIDIA đã tự đổi mới lĩnh vực đồ họa máy tính với sự ra mắt của kiến trúc GPU NVIDIA Turing. Đây được xem là bước nhảy vọt lớn nhất kể từ khi phát minh ra GPU CUDA vào năm 2006, Turing có RT Cores mới giúp tăng tốc độ ray tracing và Tensor Cores mới cho suy luận AI. Lần đầu tiên, chúng hoạt động cùng nhau để công nghệ real time ray tracing trở nên khả thi hơn.
Hai engine này cho khả năng tính toán mạnh mẽ hơn để mô phỏng và tăng cường quá trình tạo điểm ảnh - mở ra một thế hệ hybrid rendering mới, cho phép trải nghiệm tương tác với chất lượng điện ảnh, hiệu ứng mới tuyệt vời hơn.
Công ty cũng giới thiệu các sản phẩm dựa trên kiến trúc Turing ban đầu của mình - gồm GPU NVIDIA Quadro RTX 8000, Quadro RTX 6000 và Quadro RTX 5000 - chúng sẽ tạo cuộc cách mạng hóa trong công việc của khoảng 50 triệu nhà thiết kế và nghệ sĩ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
"Turing là sự đổi mới quan trọng nhất của NVIDIA trong đồ họa máy tính trong một thập kỷ", ông Jensen Huang, người sáng lập và giám đốc điều hành của NVIDIA, đã phát biểu tại buổi hội thảo SIGGRAPH hàng năm. "Kỹ thuật Hybrid rendering sẽ thay đổi ngành công nghiệp, mở ra những khả năng tuyệt vời giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta với nhiều cải thiện về thiết kế, giải trí phong phú hơn và nhiều trải nghiệm tương tác hơn. Sự xuất hiện của real time race tracing là Chén Thánh của ngành công nghiệp của chúng ta".
Turing - kiến trúc GPU thế hệ thứ tám của NVIDIA - cho phép GPU với công nghệ race tracing đầu tiên trên thế giới. Bằng cách sử dụng hybrid rendering của Turing, các ứng dụng có thể mô phỏng thế giới vật lý ở tốc độ gấp 6 lần của thế hệ Pascal trước đó.
Jon Peddie, Giám đốc điều hành của công ty phân tích của JPR cho biết "Đây là một thời điểm quan trọng trong lịch sử đồ họa máy tính, NVIDIA đang cung cấp real-time ray tracing sớm hơn năm năm trước khi chúng tôi nghĩ nó có thể diễn ra."
Real-Time Ray Tracing được tăng tốc độ bởi RT Cores
Kiến trúc Turing được trang bị các bộ xử lý ray-tracing chuyên dụng được gọi là RT Cores, giúp tăng tốc độ tính toán cách ánh sáng và âm thanh di chuyển trong môi trường 3D với tốc độ lên tới 10 GigaRays mỗi giây. Turing tăng tốc hoạt động real-time ray tracing nhanh gấp 25 lần so với thế hệ Pascal trước đó năm 2006. Và các GPU kiến trúc Turing có thể được sử dụng để render khung hình cuối cùng đối với các hiệu ứng phim nhanh hơn 30 lần tốc độ các CPU.
"Cinesite (một công ty thực hiện thiết kế hiệu ứng kỹ xảo đồ họa phim) tự hào hợp tác với Autodesk và NVIDIA để mang Arnold đến GPU", Michele Sciolette, Giám đốc công nghệ của Cinesite cho biết. "Điều này có nghĩa là chúng tôi có thể thực hiện các bước lặp nhanh hơn, thường xuyên hơn và với cài đặt chất lượng cao hơn. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách các chuyên viên đồ họa của chúng tôi làm việc."
AI được tăng tốc bởi Powerful Tensor Cores
Kiến trúc Turing với Tensor Cores, giúp tăng tốc độ luyện tập và suy luận deep learning, cung cấp lên tới 500 nghìn tỷ tensor hoạt động trong một giây. Mức hiệu năng này hỗ trợ các tính năng nâng cao AI để tạo các ứng dụng với các khả năng mới mạnh mẽ. Chúng bao gồm DLAA (Deep Learning Anti-Aliasing) - với thuật toán anti-aliasing (khử răng cưa) này là bước đột phá trong việc tạo hình ảnh chuyển động chất lượng cao, giảm nhiễu, nâng cấp độ phân giải video.
Các tính năng này là một phần trong bộ công cụ phát triển phần mềm NVIDIA NGX, một mảng công nghệ hỗ trợ deep learning-powered mới cho phép các nhà phát triển dễ dàng tích hợp các ứng dụng tăng tốc, nâng cao đồ họa; ảnh hóa hình ảnh và xử lý video với các network được đào tạo trước.
Kết xuất đồ họa và mô phỏng nhanh hơn với Turing Streaming Multiprocessor mới
GPU dựa trên nền tảng Turing có kiến trúc streaming multiprocessor (SM) mới, cho khả năng thực hiện song song integer (số nguyên) và floating-point (số thực dấu chấm động). Kết hợp với các công nghệ đồ họa mới như thay đổi độ bóng, Turing SM đạt được mức hiệu năng chưa từng thấy trên mỗi lõi. Với tới 4.608 lõi CUDA, Turing hỗ trợ khả năng tính toán lên tới 16 nghìn tỷ floating-point song song với 16 nghìn tỷ integer mỗi giây.
Các nhà phát triển có thể tận dụng các CUDA 10, FleX và PhysX SDK của NVIDIA để tạo ra các mô phỏng phức tạp, chẳng hạn như các hạt hoặc động lực học chất lỏng để hiển thị khoa học, môi trường ảo và các hiệu ứng đặc biệt.
GPU Quadro dựa trên Turing sẽ được bán ra thị trường trong quý IV này. Giá khởi điểm cho dòng card này sẽ là 2300$ cho phiên bản RTX 5000 với bộ đệm 16GB và 6 Giga Ray/giây. Phiên bản RTX 6000 sẽ có giá 6300$ cho 24GB bộ đệm và 10 Giga Ray/giây. Phiên bản RTX 8000 cao cấp nhất sẽ có giá 10000$ cho 48GB bộ đệm và 10 Giga Ray/ giây.
Theo helino
Công nghệ Ray Tracing trên RTX 20x series, bước đột phá lớn về công nghệ đồ họa có gì đặc biệt? Mới đây, NVIDIA đã cho ra mắt bộ ba card đồ họa mới GeForce RTX 2070, 2080 và 2080Ti, hứa hẹn về khả năng dựng hình mới giống với đời thật hơn. Theo NVIDIA, nhờ công nghệ dựng hình Ray Tracing (dựng hình dò tia) nên GeForce RTX có sức mạnh hớn cả hệ thống gồm 4 GPU Volta hay 10 chiếc GeForce...