Lựa chọn đúng cho những cuộc vui suốt mùa lễ hội
Tết đến xuân về là thời gian của những buổi gặp gỡ, sum vầy. Dịp này, trên mỗi bàn tiệc, rượu bia chính là loại thức uống không thể thiếu để mọi người cung chúc nhau một năm mới may mắn và thành công. Tuy nhiên, việc uống rượu bia thiếu kiểm soát và lái xe khi đã uống rượu bia có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, khiến niềm vui ngày Tết không còn trọn vẹn.
Tùy tửu lượng mỗi người mà tác dụng của rượu bia sẽ xảy đến sớm hơn hoặc muộn hơn. Biểu hiện chung là không làm chủ được bản thân, buồn ngủ, đi loạng choạng, nôn mửa, ngất xỉu… Nếu không biết kiểm soát về tửu lượng và uống rượu bia đúng cách, những người có tiền sử rối loạn tim mạch, huyết áp sẽ dễ có nguy cơ xuất huyết não, co thắt mạch vành tim ngay trên bàn tiệc.
Bảng tuyên truyền của Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL) góp phần xây dựng văn hoá uống có trách nhiệm.
Cũng do không làm chủ về tinh thần và hành vi mà những phản xạ về óc phán đoán, cũng như tay chân không chính xác, phản ứng sai lệch khi tham gia giao thông gây ra không ít tai nạn đáng tiếc. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì 10,9% các vụ tai nạn chết người là có liên quan đến rượu bia. Trong đó, Việt Nam có số vụ tai nạn giao thông đứng đầu Đông Nam Á với 18,45%.
Video đang HOT
PGS. Ts. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh – Phó giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao, Tổng cục Thể dục Thể thao
Sau đây là một số chia sẻ của PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh về những lựa chọn đúng cho cuộc vui suốt mùa lễ hội:
1. Không pha thức uống có gas vào rượu, bia: Việc pha trộn sẽ khiến bạn say xỉn nhanh hơn, cơn say kéo dài và bị đau đầu do các chất phụ gia, hương liệu sẽ phản ứng với nhau tạo nên chất mới nguy hiểm cho cơ thể.
2. Không sử dụng chung các loại thuốc giảm đau với rượu bia: Thức uống có cồn làm bạn say và uống kèm thuốc giảm đau làm tăng cảm giác đó. Mặt khác, việc kết hợp này sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu bia và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.
3. Không đọ “tửu lượng” trên bàn tiệc: Khuấy động không khí vui nhộn trên bàn tiệc, hòa nhập với mọi người nhưng luôn kiểm soát được tình hình là biểu hiện có văn hóa. Thực hành uống vừa tửu lượng của mình, không đọ “hơn thua”; khéo léo từ chối những lời mời từ người khác.
4. Đã uống rượu, bia thì không lái xe: Tuy là việc “đằng sau buổi tiệc” nhưng cần sắp xếp trước cách thức, phương tiện ra về an toàn cho chính mình trước khi tham gia các cuộc vui. Chủ động không lái xe khi đã uống rượu bia và không lạm dụng rượu bia quá đà, uống có kiểm soát, đó cũng là cách để thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Chương trình “Đã uống rượu, bia thì không lái xe” do công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) phối hợp thực hiện cùng Ban An Toàn Giao Thông tại 5 tỉnh thành: Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang & Cần Thơ thông qua các bảng tuyên truyền đặt tại các giao lộ từ năm 2013. Ngoài ra, thông điệp “Đã uống rượu, bia thì không lái xe” còn được truyền tải xuyên suốt trên các phương tiện truyền thông như fanpage facebook.com/uongcotrachnhiem.com.vn và website uongcotrachnhiem.com.vn nhằm góp phần xây dựng thói quen uống có trách nhiệm, đặc biệt là “Đã uống rượu, bia thì không lái xe” để cuộc vui luôn trọn vẹn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Theo Dantri
Đau đầu khi quan hệ: Dấu hiệu bệnh tật
Chuyên gia thần kinh học của Anh cho biết đau đầu sau quan hệ là dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.
Các nhà khoa học vừa khám phá rằng đàn ông có nhiều khả năng bị đau đầu trong lúc "yêu đương" hơn phụ nữ và đây có thể là dấu hiệu bệnh tật. Các chuyên gia cho biết tỉ lệ đau đầu trong và sau quan hệ là 1%, trong đó nam nhiều hơn nữ. Đây được gọi là hiện tượng "đau đầu cực khoái" ( orgasmic cephalalgia), mỗi người gặp phải ít nhất một lần trong đời.
Tuy nhiên, một chuyên gia về đau đầu của Mỹ cho biết tỉ lệ người mắc chứng đau đầu khi yêu chắc chắn cao hơn con số 1% do nhiều người không muốn thừa nhận bệnh trạng của mình.
Tiến sĩ Jose Biller - một chuyên gia về thần kinh và đau đầu của Mỹ- cho biết chứng đau đầu khi quan hệ là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề đe dọa sức khỏe. Đau đầu khi quan hệ thường gây ra bởi chứng đau nửa đầu hoặc do quá căng thẳng, thường vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh trầm trọng như xuất huyết não, chứng phình động mạch chủ, thậm chí đột quỵ.
Đàn ông có nhiều khả năng bị đau đầu trong lúc "yêu đương".
Tiến sĩ Biller cho biết thêm mỗi người đàn ông có thể trải qua 3-4 lần hoặc hơn các cơn đau đầu liên quan đến hoạt động tình dục.
"Nhiều người đau đầu trong suốt quá trình quan hệ tình dục nhưng họ xấu hổ, không chịu nói với bác sĩ của mình và bác sĩ cũng thường không yêu cầu nói ra chuyện đó. Các cơn đau đầu có thể gây cảm giác cực kỳ đau đớn và đáng sợ, đồng thời mang lại sự bực bội, bất tiện cho người bệnh lẫn bạn tình họ", Tiến sĩ Biller nói. Chuyên gia này cũng cho biết ông từng điều trị cho hàng chục bệnh nhân mắc chứng đau đầu khó nói này.
Theo ông, có ba loại "đau đầu do sex", từ đau ẩm ỉ, đau vừa đến đau đơn cực độ khiến bạn quỵ ngã. Thậm chí, nhiều người khác cũng cho biết họ bắt đầu đau đớn suốt quá trình thăng hoa và kéo dài đến vài giờ sau.
Các chuyên gia khuyên mọi người có thể tự làm giảm nguy cơ đau đầu bằng các bài tập thể dục nhẹ, tránh uống rượu bia quá mức, giữ trọng lượng ở mức an toàn và thường xuyên đến các bác sĩ để được tư vấn. Tùy từng loại đau đầu, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau, sau đó đến ngay bác sĩ để kiểm tra thần kinh để loại trừ các khả năng đau đầu gây chết người.
Theo TTVN
Từng tháng mang bầu, thai nhi sợ nhất điều gì? Nhiệt độ cao, thuốc giảm đau, tiếng ồn... là những nỗi sợ điển hình của thai nhi trong bụng mẹ. Mỗi tháng thai kỳ tương đương với từng giai đoạn phát triển của thai nhi và để bé lớn đúng chuẩn, mẹ cần lưu ý đến "nỗi sợ" của con trong bụng. Hãy tránh xa những mối nguy này để thai nhi phát...