Lựa chọn chiến lược
Hôm nay 15-7, tròn 3 năm ngày xảy ra cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ba năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên gọi điện thoại cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bày tỏ mong muốn tình hình “nhanh chóng ổn định trở lại”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không quên điều đó. Ông cũng không quên sự “bỏ rơi” của các đối tác phương Tây cùng những lời chỉ trích của họ đối với những hành động trừng phạt những kẻ liên quan tới đảo chính. Và, cũng kể từ mùa hè năm đó, mối quan hệ giữa Moscow và Ankara ấm dần lên.
S-400 là biểu tượng của liên minh Nga – Thổ Nhĩ Kỳ rất mới này. Cách đây 3 ngày, Nga đã bắt đầu chuyển lô thiết bị đầu tiên của các hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow và Ankara đã ký thỏa thuận cho vay để cung cấp các hệ thống tên lửa S-400 hồi tháng 12-2017.
Tất nhiên, cái giá phải trả sẽ không nhỏ.
Thương vụ S-400 là một vấn đề gây tranh cãi lớn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ – hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Washington đã nhiều lần cảnh báo việc Ankara tích hợp công nghệ tên lửa của Nga cùng các máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ gây ra mối đe dọa cho F-35, máy bay chiến đấu tàng hình đa năng thế hệ mới và “nguy hiểm” cho nền quốc phòng phương Tây, đồng thời cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt liên quan tới vấn đề này.
Video đang HOT
Chính quyền ông Trump cho thời hạn đến ngày 31-7 để Ankara từ bỏ thương vụ mua lại này, nếu không sẽ trừng phạt kinh tế có thể gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã suy yếu. Washington cũng đe dọa sẽ rút Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình xây dựng F-35, loại các phi công của nước này ra khỏi khóa đào tạo và trục xuất ra khỏi Mỹ.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thể hiện quyết tâm theo đuổi hợp đồng với Nga, tạo ra một thách thức chưa từng có đối với NATO và Mỹ. Lúc này, nếu ông Donald Trump lên tiếng, các thành viên khác của liên minh có lẽ sẽ do dự bởi nó vượt ra ngoài “mối quan tâm” của họ. NATO có thể hy vọng sự thất bại gần đây của đảng ông Erdogan trong cuộc bầu cử thành phố sẽ dẫn đến thất bại của ông trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo… vào năm 2023. Luật của NATO không quy định về khả năng khai trừ một quốc gia thành viên. Nhưng vì Thổ Nhĩ Kỳ đã không nhận được sự đồng cảm từ các đồng minh phương Tây, đặc biệt là vì các cuộc thanh trừng trong quân đội sau cuộc đảo chính thất bại năm 2016 thì rõ ràng S-400 là sự lựa chọn chiến lược. Không những thế, đối với Thổ Nhĩ Kỳ, việc mua tên lửa của Nga được ví như một tuyên bố độc lập.
Tổng thống Erdogan từng tuyên bố: “Việc mua này có thể có lợi cho đất nước chúng ta, khu vực chúng ta và thế giới”, và khẳng định “thế giới rộng hơn năm quốc gia”, ám chỉ các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ngày giao hàng chỉ cách 3 ngày so với ngày 15-7 cũng không phải lựa chọn ngẫu nhiên. Với quyết tâm thay đổi trục chính sách an ninh và đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đưa đất nước của mình tiến xa hơn trong mối quan hệ với Nga, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ muốn phá vỡ truyền thống, cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ không phải chỉ có duy nhất một con đường hướng về phương Tây, về hệ thống an ninh, giá trị và thị trường tài chính của nó.
VIỆT KHUÊ
Theo SGGP
Anh, Pháp đồng ý tăng quân tới Syria
Ngày 9/7, hai đồng minh của Mỹ là Anh và Pháp đã nhất trí tăng quân tới Syria nhằm bù vào khoảng trống để lại sau khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này.
Lực lượng liên quân trên trực thăng CH-47 Chinook thực hiện sứ mệnh tại Syria tháng 6/2019. Ảnh: FP
Tờ Foreign Policy dẫn một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết, trong một động thái được nhìn nhận là thắng lợi lớn đối với đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Vương quốc Anh và Pháp đã nhất trí điều động có giới hạn binh sĩ tới Syria để bù đắp vào khoảng trống sau khi Mỹ rút quân.
Một quan chức cấp cao Chính quyền Washington cùng ngày xác nhận Anh và Pháp, hai đối tác duy nhất của Mỹ còn triển khai bộ binh ở Syria, cam kết sẽ tăng từ 10-15% quân số. Ngoài ra, một vài nước khác cũng có thể điều động một số lượng nhỏ binh sĩ tới Syria, song với điều kiện Mỹ phải gánh chịu chi phí.
Theo quan chức trên, hiện chưa rõ khung thời gian triển khai hay con số chính xác của đợt tăng quân, song cho biết thêm "nhìn chung chúng tôi thất vọng" trong nỗ lực thuyết phục các đồng minh của Mỹ đóng góp thêm nguồn lực cho cuộc chiến hiện nay chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.
Giới chuyên gia gần đây cảnh báo tổ chức IS có thể phục hồi mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong trường hợp Mỹ rút quân khỏi Syria mà các đồng minh không thể gánh vác được khoảng trống để lại.
Khi được hỏi về thông tin trên, Đại sứ quán Anh từ chối trả lời, trong khi một phát ngôn viên Đại sứ quán Pháp nói rằng "về mặt chính thức Pháp không có bộ binh ở Syria". Trên thực tế, quân Pháp và Anh chưa bao giờ công khai hoạt động tại Syria.
Binh sĩ Đức tham gia cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO tại Munster, miền bắc Đứ ngày 20/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên được công bố sau khi Chính phủ Đức ngày 8/7 cho biết nước này không có kế hoạch cử bộ binh tới Syria, qua đó bác đề nghị của Mỹ kêu gọi quốc gia châu Âu này tăng cường can dự quân sự trong cuộc chiến chống IS.
Người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Seibert nêu rõ chính phủ Đức dự định tiếp tục thực hiện các biện pháp hiện nay trong khuôn khổ liên minh quốc tế chống IS, điều này đồng nghĩa sẽ không điều bộ binh. Ông Seibert nhấn mạnh Đức trong nhiều năm qua đã có những đóng góp ý nghĩa và được quốc tế công nhận trong cuộc chiến chống IS. Cũng theo quan chức trên, Đức đang đàm phán với Mỹ về việc làm thế nào để tăng cường hơn nữa sự tham gia của Berlin trong cuộc chiến này.
Trước đó một ngày, Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Syria, ông James Jeffrey, cho biết Mỹ muốn Đức điều bộ binh tới miền Bắc Syria và tăng cường can dự quân sự trong cuộc chiến chống IS. Ông bày tỏ hy vọng sẽ nhận được câu trả lời của Đức trong tháng 7 này. Đặc phái viên Jeffrey đang có chuyến thăm tới Berlin để thảo luận về Syria. Sứ mệnh của lực lượng Đức hiện đóng tại Syria sẽ kết thúc vào ngày 31/10 tới.
Lời kêu gọi của ông Jeffrey được đưa ra trong bối cảnh Washington đang tìm cách rút quân khỏi khu vực. Năm ngoái, Tổng thống Trump tuyên bố đã đánh bại hoàn toàn IS và chỉ thị rút toàn bộ 2.000 binh lính nước này khỏi Syria. Tuy nhiên, Mỹ duy trì binh sĩ với quy mô nhỏ tại Đông Bắc Syria - khu vực hiện không thuộc quyền kiểm soát của quân đội Syria. Washington cũng đang hối thúc các thành viên khác trong liên quân, trong đó có Anh và Pháp, tăng cường hỗ trợ quân sự trong cuộc chiến chống phiến quân.
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
'Nếu NATO triển khai tên lửa tại châu Âu, Nga sẽ đáp trả tương xứng' Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang Nga Vladimir Dzhabarov ngày 5/7 tuyên bố nếu tên lửa tầm trung và tầm gần được triển khai ở các quốc gia châu Âu thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Moscow sẽ triển khai những biện pháp đáp trả tương ứng. Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Liên bang...