Lũ xuất hiện trên hàng loạt con sông ở Trung Quốc
Do ảnh hưởng của tàn dư bão Haishen, một loạt con sông thuộc hai tỉnh Hắc Long Giang và Liêu Ninh những ngày gần đây phát sinh hiện tượng lũ lớn.
Đài phát thanh Trung ương Trung Quốc cho biết, tàn dư của bão Haishen đã gây ra mưa lớn tại Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang khiến mực nước tại các con sông thuộc địa phận những tỉnh này dâng cao và phát sinh hiện tượng lũ lớn. Ngoài ra, mưa lớn cũng sẽ xảy ra tại một số tỉnh ở tây nam như Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam.
Lũ phát sinh tại một loạt con sông ở vùng đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Haokan
Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc Diệp Kiến Xuân trong buổi họp nhận định, tình hình mưa bão tại các tỉnh đông bắc và tây nam Trung Quốc còn tiếp diễn trong thời gian tới. Do vậy, chính quyền các địa phương cần tăng cường kiểm tra, phòng chống lũ lụt, cũng như điều tiết mực nước tại một số hồ chứa trọng điểm như Tam Hiệp và Đan Giang Khẩu.
Video: Lũ phát sinh tại một loạt con sông ở đông bắc Trung Quốc. Nguồn: Haokan
Sóng lây nhiễm thứ hai đe dọa 'vành đai rỉ sét' Trung Quốc
Những biện pháp phong tỏa mới được áp dụng tại "vành đai rỉ sét" đông bắc Trung Quốc đang làm dấy lên lo âu về sức khỏe nền kinh tế khu vực.
Các cụm dịch Covid-19 mới đã xuất hiện ở tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh. Những diễn biến mới làm bật lên nguy cơ đối với nền kinh tế rộng lớn hơn của Trung Quốc khi mà Bắc Kinh đang nỗ lực tái khởi động cỗ máy kinh tế trị giá 14.000 tỷ USD sau ba tháng đóng cửa vì dịch bệnh.
Những trường hợp nhiễm mới ở Trung Quốc cũng mang đến bài học cho phần còn lại của thế giới trong bối cảnh hàng loạt quốc gia đang rục rịch mở cửa trở lại nền kinh tế, bất chấp cảnh báo từ giới chuyên gia y tế về nguy cơ từ việc nới lỏng các biện pháp hạn chế quá sớm.
Nhân viên cảnh sát trong trang phục bảo hộ đứng gác trước một ga tàu ở Cát Lâm ngày 13/5. Ảnh: Reuters.
Cả ba tỉnh trên đều là những tỉnh có nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả nhất Trung Quốc. Liêu Ninh là nền kinh tế cấp tỉnh xếp hạng trung bình trong khi Hắc Long Giang và Cát Lâm nằm trong nhóm nghèo nhất.
Lợi nhuận của các công ty công nghiệp tại ba tỉnh, nơi từng là niềm tự hào và cái nôi của nền công nghiệp Trung Quốc, đã giảm 63% trong quý một năm nay so với cùng kỳ năm trước, trong khi doanh số bán lẻ khu vực giảm 29% và chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người giảm 11%, theo số liệu từ chính phủ.
"Tăng trưởng kinh tế ở đông bắc Trung Quốc tiếp tục yếu đi trong những năm gần đây và sẽ càng trở nên tồi tệ hơn dưới tác động từ dịch bệnh", Ren Zeping, chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Evergrande, nhận xét.
Chính quyền thành phố Cát Lâm, thành phố lớn thứ hai tỉnh Cát Lâm, hôm 13/5 áp đặt lệnh phong tỏa một phần, đặt ra các hạn chế về giao thông và tụ tập sau khi ghi nhận thêm 7 ca nhiễm nCoV mới một ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm trong cộng đồng lên 21.
Tất cả đều bắt nguồn từ một cụm dịch mới ở thành phố Thư Lan lân cận, nơi được chỉ định là khu vực nguy cơ cao hôm 10/5, chỉ ba ngày sau khi chính quyền trung ương Trung Quốc tuyên bố tất cả các khu vực trên cả nước đều là vùng "rủi ro thấp".
Hồi tháng 4, các cụm lây nhiễm mới cũng được phát hiện tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang. Nhằm ngăn chặn sự lây lan, chính quyền thành phố hôm 13/5 thông báo sẽ cách ly tất cả những người đến từ Thư Lan trong vòng 4 tuần.
"Do dịch bùng phát tại Hắc Long Giang hồi đầu tháng 4 nên kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong quý hai sẽ rất giới hạn", Ren đánh giá.
Cụm dịch ở Thư Lan cũng đã lây lan tới thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh láng giềng Liêu Ninh, theo Ủy ban Y tế tỉnh.
Tới cuối tháng ba, ba tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh, được biết đến với tên gọi "vành đai rỉ sét" của Trung Quốc, mới chỉ báo cáo 722 ca nhiễm với 16 trường hợp tử vong. Họ là những tỉnh có số ca nhiễm và tử vong thấp nhất trong 31 tỉnh của Trung Quốc. Dù vậy, tăng trưởng kinh tế vẫn rất yếu ở cả ba.
Tuy nhiên, đến hôm 12/5, số ca nhiễm tại đây đã tăng lên 1.225, theo Ủy ban Y tế Quốc gia. Một số ca nhiễm khác bắt nguồn từ quận Đông Tây Hồ ở Vũ Hán, khiến chính quyền thành phố ra lệnh xét nghiệm nCoV cho toàn bộ 11 triệu dân.
Đợt sóng lây nhiễm mới, xuất hiện nhiều tháng sau khi Trung Quốc có vẻ như đã kiểm soát được dịch bệnh, làm rõ thêm những nguy cơ đi kèm với việc nới lỏng các quy tắc cách biệt cộng đồng, mở cửa trở lại doanh nghiệp và cho phép người dân đi lại nhiều hơn.
"Dù hồi phục ở một số lĩnh vực, kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với áp lực lao dốc do sự sụt giảm trong xuất khẩu và rủi ro tái bùng dịch", Lu Ting, nhà kinh tế học tại Ngân hàng Nomura, trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, nhận định.
Wang Xiugang, nhà phân tích tại Huaxi Securities, thêm rằng các biện pháp kiểm soát vẫn cần được áp dụng trong dài hạn và do đó nền kinh tế chắc chắn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Nhưng theo các nhà phân tích tại công ty tư vấn Trivium China, trụ sở ở Bắc Kinh, các đợt bùng phát lẻ tẻ theo từng khu vực sẽ không thể ngăn xu thế quay trở lại bình thường của nền kinh tế cả nước. Chỉ số Hoạt động Kinh doanh Quốc gia của Trivium cho thấy tại cả ba tỉnh thuộc "vành đai rỉ sét", hơn 99% doanh nghiệp đã báo cáo nối lại hoạt động.
Song cả ba tỉnh đang vấp phải khó khăn trong việc đạt công suất hoạt động tối đa hậu đại dịch. Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều nơi khác trên khắp Trung Quốc.
"Chỉ số Hoạt động Kinh doanh Quốc gia của chúng tôi vẫn kẹt ở mức từ 80 đến 90% kể từ ngày 13/4. Điều này hoàn toàn không tốt", một lưu ý từ Trivium nhấn mạnh, ngụ ý rằng dù đã hội đủ điều kiện hoạt động trở lại, rất ít doanh nghiệp đang làm việc hết công suất.
Trung Quốc xét nghiệm 6 triệu dân Đại Liên truy tìm ổ nCoV Chính quyền Đại Liên, đông bắc Trung Quốc, tuyên bố sẽ xét nghiệm toàn bộ 6 triệu dân nhằm chặt đứt chuỗi lây nhiễm nCoV trong cộng đồng. Người đứng đầu Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) Mã Hiểu Vỹ hôm nay kêu gọi thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, tiến hành xét nghiệm axit nucleic cho tất cả...