Lũ xuất hiện trên các sông, nhiều nơi bị ngập úng, sạt lở
Chiều 30/11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT – TKCN) tỉnh Bình Định cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn, một số khu vực trong tỉnh bị sạt lở và ngập úng. Hiện gần 700 ha lúa mới gieo sạ của bà con nông dân bị ngập úng, nhiều khu dân cư bị chia cắt…
Hiện Bình Định còn hơn 1.000 ha lúa mùa chưa thu hoạch
Theo Ban chỉ huy PCTT – TKCN Bình Định, hiện mực nước trên sông Lại Giang tại trạm An Hòa (huyện An Lão) đang ở dưới báo động 3 khoảng 0,38 m, sông Kôn tại Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) trên báo động 2 khoảng 0,98 m, trên sông Hà Thanh tại huyện Vân Canh đang ở dưới báo động 1…
Tại huyện miền núi An Lão, do mưa lớn làm nhiều tuyến đường lên các xã vùng cao và các cầu tràn ở Gò Dài, Bến Nhơn bị ngập, đường ĐT 629 tại xã An Hòa bị ngập. Nhiều khu dân cư ven sông trên địa bàn xã An Hòa đã bị ngập trong lũ.
Tại huyện Hoài Ân có khoảng 200 nhà dân các xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Tín bị ngập, nhiều khu dân cư bị lũ chia cắt.
Mưa lũ cũng làm 500 ha lúa mới gieo sạ tại huyện Phù Mỹ, 100 ha tại huyện Tây Sơn và nhiều diện tích lúa tại huyện Hoài Nhơn bị ngập úng.
Video đang HOT
Mưa lũ khiến một số nơi bị ngập và sạt lở (ảnh sạt lở ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, hồi đầu tháng 11 vừa qua)
Tại TP Quy Nhơn cũng có 97 ha lúa gieo sạ bị ngập, 50 ha lúa đã ngâm ủ giống chưa gieo sạ được. Đường giao thông nội bộ một số khu vực ở phường Bùi Thị Xuân và xã Phước Mỹ bị ngập.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, hiện tỉnh đang có khoảng 1.142 ha lúa mùa chưa thu hoạch, lúa Đông Xuân có 6.625 ha đã gieo sạ và 1.670 ha đã ngâm ủ giống. Sở chỉ đạo điều tiết hồ chứa nước theo quy trình vận hành liên hồ, chủ động thông thoáng dòng chảy, chống ngập úng cho lúa Đông Xuân mới gieo sạ của bà con nông dân.
Doãn Công
Theo Dantri
Bờ kè ĐH Quốc gia TP HCM mới sử dụng đã sạt lở
Hơn 200 m bờ kè trên con đường vừa hoàn thành vài tháng trong khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM đã sạt lở, bêtông sụp xuống, vỉa hè vỡ vụn, đá lởm chởm.
Con đường ĐH Quốc tế đến Ký túc xá khu B (Đại học Quốc gia TP HCM) dài khoảng 600 m mới được đưa vào sử dụng giữa năm. Khi đưa vào hoạt động được vài tháng, tuyến bờ kè xuất hiện vết nứt, sụt lún. "Sau vài trận mưa, các đoạn bêtông cứ vỡ ra, sụp xuống cùng đất cát", chị Liên, người bán nước mía, cho biết.
Có hơn 200 m phần bờ kè bị trôi tuột xuống vực sâu khoảng 3 m.
Buổi chiều, nhiều sinh viên vẫn vô tư đi dạo mát, hóng gió trên nhiều đoạn bị hư hỏng, có nguy cơ sụt lún tiếp.
Những đoạn bêtông vỉa hè không bị vỡ thì tạo thành hàm ếch nguy hiểm cho người qua lại.
Bất chấp nguy hiểm, nhiều người vẫn vô tư chạy xe trên đoạn vỉa hè đã hư hỏng.
Những đoạn chưa bị sạt lở thì cũng xuất hiện nhiều vết nứt.
Gần 2 tháng sau sự cố, đơn vị thi công chưa sửa chữa mà chỉ rào đường lại.
Theo đại diện Ban quản lý dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP HCM, do chưa khảo sát để tìm nguyên nhân gây sạt lở nên chưa thể quy trách nhiệm, ước tính thiệt hại. Dự tính trong tháng 12 đơn vị sẽ cho sửa chữa đoạn đường cùng bờ kè hư hỏng.
Quỳnh Trần
Theo VNE
20 hộ dân nơm nớp lo nhà sụp xuống sông Tường rào, cây cối đổ sụp xuống sông, móng nhà cũng bị nước khoét sâu khiến nhiều hộ dân tại thị trấn huyện Nam Đàn (Nghệ An) bất an. Hàng chục ngôi nhà ở khối Sa Nam, thị trấn Nam Đàn bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: P L. Sau hai đợt mưa lớn giữa tháng 10 và đầu tháng 11 vừa qua,...