Lũ về sớm, béo cá linh nhưng lúa mùa nổi cao tới 5m vẫn chết chìm
Năm nay, lũ thượng nguồn đổ về sớm giúp người dân vùng ĐBSCL trúng mùa cá linh, tuy nhiên do lũ lên với tốc độ nhanh, khiến gần như toàn bộ diện tích lúa mùa nổi vùng ĐBSCL bị nhấn chìm, nguy cơ thất thu lớn.
Cây lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn đã chìm trong làn nước lũ về sớm và lên nhanh. Ảnh: Lục Tùng
Lúa mùa nổi (floating rice) là tên gọi giống lúa có cơ chế sinh học vô cùng độc đáo: Lũ lên tới đâu, cây lúa vươn lóng tới đó để đươm bông, kết hạt.
Được người dân vùng ĐBSCL trồng cách đây trên 100 năm theo phương pháp truyền thống, không phân bón, thuốc trừ sâu, gieo sạ vào tháng 5 âm lịch,.. cây lúa tự ngậm sương mà nẩy mầm, rồi lớn…
Mới cuối tháng 8, nhưng mực nước trên ruộng đã cao hơn 1,5m khiến cánh đồng lúa mênh mông như biển nước. Ảnh: Lục Tùng
Khi nước lũ từ sông Mekong đổ về, nước đến đâu, cây lúa vươn lóng đến đó nên được gọi là lúa mùa nổi, tức lúa nổi trong biển nước.
Trong điều kiện nước lên với tốc độ bình thường, cây lúa có thể vươn dài đến 3-5m, thậm chí là 7m để trở thành cây lương thực cung cấp gạo chủ lực cho người dân vùng ĐBSCL. Rồi vì nhiều lý do, như cây lúa dài ngày (khoảng 6 tháng), năng suất thấp (chưa đầy 2 tấn/ha),… lúa mùa nổi nhường bước cho cây lúa cao sản ngắn ngày.
Video đang HOT
Chỉ còn rất ít cây lúa mùa nổi sống sót. Ảnh: Lục Tùng
Mấy năm gần đây, nhận ra tầm quan trọng về nguồn gen, môi trường sinh thái và chất lượng gạo có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe.., Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông thôn (RCRD – ĐH An Giang) đã quyết tâm đầu tư, hồi phục, cây lúa màu nổi dần hồi sinh. Hiện toàn vùng chỉ còn trên dưới 100ha tập trung tại huyện Tri Tôn, Chợ Mới (An Giang ) với khoảng 60-70ha và huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) với khoảng 25 -30 ha, mỗi năm cung cấp trên 100 tấn lúa thương phẩm.
Năm nay, nhiều khả năng sẽ mất trắng. Nguyên nhân do lũ năm 2018 xuất hiện sớm gần tháng, lên nhanh và cao hơn trung bình nhiều năm… Bị trái với quy luật sinh học, phần lớn cây lúa đã không kịp vươn lóng.
Nguyên nhân được xác định là do rác từ xác cây trong được nông dân vét bừa bãi trên đồng đã tắp vào và nhấn cây lúa chìm xuống mặt nước lũ. Ảnh: Lục Tùng
Theo nhận định của RCRD, nếu kéo dài trong nhiều ngày không được quang hợp, cây lúa sẽ chết. Trong khi đó, phần diện tích nhỏ những cây không bị chìm bởi nước lũ thì đối mặt với nạn rác…
Tuy nhiên, một số lại có dấu hiệu tiếp tục chết… Ảnh: Lục Tùng
Theo khảo sát mới đây của RCRD tại huyện Tri Tôn, nhiều nơi xác thân cây mì (sắn) bị người dân vứt bừa bãi sau khi thu hoạch trên đồng đã theo nước lũ trôi tấp vào ruộng lúa mùa nổi rồi dìm thân lúa xuống mặt nước.
Lá trên thân có dấu hiệu vàng úa. Ảnh: Lục Tùng
Hiện nhiều đám lúa đã có dấu hiệu chết lá và khả năng sẽ tiếp tục chết…
“Nếu còn số lượng nhỏ quá, đến khi trổ bông sẽ bị chim và chuột cắn phá hết”- ông Lê Thanh Phong, Phó Giám đốc RCRD, nhận xét.
Hiện lượng rác trên cánh đồng huyện Tri Tôn là rất lớn nên khả năng số lúa kịp vươn lóng sẽ tiếp tục bị chết. Ảnh: Lục Tùng
Điều này sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa an toàn cho xã hội mà còn làm mất đi lượng rơm để người trồng lúa làm nền cho vụ trồng cây màu sau đó.
Theo Lục Tùng (Lao Động)
Mùa lũ đi câu ếch đồng, bỏ túi vài trăm ngàn đồng mỗi đêm
Vào mùa nước nổi, người dân huyện biên giới Hồng Ngự (Đồng Tháp) lại tất bật chuẩn bị ngư cụ để mưu sinh kiếm thu nhập trong mùa lũ. Một trong những nghề đó có nghề câu ếch đồng.
Ở miền Tây, người dân bắt ếch bằng nhiều cách như dùng vợt, một số loại bẫy, bắt bằng chĩa hay cắm câu... Ảnh minh họa: I.T
Nghề này khá nhẹ nhàng, ít tốn chi phí mà lại có thu nhập vài trăm ngàn đồng mỗi ngày.
Thời điểm nước lũ tràn đồng, ếch đồng di chuyển vào sinh sống ở những bụi cây dọc theo bờ kênh, ven đường.
Dụng cụ câu ếch là cây trúc nhỏ dài khoảng 4m, dây gân và lưỡi. Mồi câu chủ yếu là da của ếch hay ốc bươu vàng... Chỉ vài giờ là có thể câu được vài ký ếch đồng.
Hiện giá ếch đồng được thu mua với giá từ 50.000 - 80.000 đồng/kg.
Theo những người sống bằng nghề soi ếch, lượng ếch đồng gần đây khan hiếm hơn nên giá ếch tăng cao. Vì vậy, dù có những hôm phải thức trắng đêm vất vả, lội ruộng hàng cây số nhưng sau một đêm thu hoạch chừng 5 - 7kg ếch cũng giúp người dân có thêm tiền trang trải cuộc sống.
Theo Kim Xuân (Báo Đồng Tháp)
An Giang: Xả đập Tha La, Trà sư sớm 3 ngày vì áp lực nước lũ lên nhanh Sáng 28.8, ông Lữ Cẩm Khường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) An Giang - cho biết, trước áp lực nước lũ lên nhanh, tỉnh An Giang đã quyết định xả đập Tha La, Trà Sư sớm 3 ngày so dự kiến ban đầu. Cụ thể, sáng 31.8, tỉnh An Giang sẽ tiến hành xả đập...