Lũ về mang nhiều cá linh ở miền Tây mùa nước nổi, bán ở chợ Âm phủ
Mua lu ơ miên Tây còn đươc goi la mùa nươc nôi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, có nhiều cá linh và các loại sản vật thiên nhiên về cho người dân nơi đây. Cá linh và các sản vật mùa nước nổi như món quà của lũ.
Giá cá linh đầu mùa lũ cao 200.000 đồng/kg, dân kiếm được 1,2 triệu đồng/ngày, còn hiện nay giá cá linh chỉ còn vài chục ngàn đồng, dân kiếm được 500 ngàn đồng/ngày.
Mua lu ơ miên Tây còn đươc goi vơi cai tên nhe nhang la mùa nươc nôi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá và các loại sản vật thiên nhiêu về cho người dân nơi đây như: hẹ nước, bông điên điển, sen, súng… cũng là lúc người dân miền Tây rộn rã mưu sinh.
Từ 3 giơ sang, cai chơ ca nho trên miên biên giơi huyên Vinh Hưng (Long An) đã tâp nâp ngươi mua, ke ban. Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, chạch… được người dân thu hoạch sau một ngày vất vả chài lưới mang ra đây bán. Trong mùa nước nổi, mỗi ngày các tiểu thương ở chợ này thu mua hàng chục tấn cá đồng các loại để mang đi tiêu thụ các nơi.
Người dân đưa cá tôm, có nhiều cá linh đánh bắt được trên cánh đồng ngập lũ đến bán ở chợ “Âm phủ” mùa nước nổi. Ảnh: Anh Đức-TTXVN.
Chi Hoa, môt tiêu thương tai đây cho biêt, trung binh môi ngay chị thu mua hơn môt tân ca cac loai. Nhưng loai ca đăc san như ca linh, ca heo hay ca rô, ca loc… đươc phân loai rôi đem ban lai ơ cac chơ hoăc cac quan ăn, nha hang, con nhưng loai ca tap thi đươc đong thung mang đi bo cho cac cơ sơ nuôi thuy san lam thưc ăn cho ca.
Những ngày này, trên những dòng kênh, cánh đồng ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười (Long An), dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người dân sôi nổi thu hoạch thủy sản. Người giăng lưới, thả câu, kẻ kéo lưới, đặt dớm, họ là những người dân ở địa phương và cả những người đến từ các tỉnh Đồng Tháp, An Giang… Có những nét mặt rạng rỡ khi thu về mẻ lưới nặng trĩu cá tôm, cũng có những nét thoáng buồn trong những ngày thất thu.
Đang phân chia các loại cá vừa mới thu hoạch để chuẩn bị đem bán trên cánh đồng trắng nước ở xã Vĩnh Trị (Vĩnh Hưng, Long An), ông Nguyễn Hữu Hòa cho biết, ở quê không có ruộng đất, chỉ đánh cá mưu sinh nên năm nào cũng vậy, khi con nước bắt đầu lớn thì gia đình gồm 4 người từ huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) dìu dắt nhau sang đây đánh bắt thủy sản.
Video đang HOT
Ban ngày đi đặt dớm, thả lưới, tối về ăn nghỉ luôn trên thuyền cho đến hết mùa nước mới về nhà. Cá đánh bắt được gồm nhiều loại như cá linh, cá heo, cá rô… Có những ngày trúng thì thu được tiền triệu, ngày nào ít cũng được vài trăm ngàn. Nói chung với nguồn thu này thì cả gia đình cũng sống được.
Còn anh Dương Văn An, người dân địa phương ở huyện Vĩnh Hưng cho biết, đến mùa nước lên thì dân ở đây không làm ruộng được, nhiều người làm nghề đánh bắt cá mưu sinh. Lúc nước mới về (khoảng cuối tháng 7), ít người đánh bắt nên giá cao lắm, như cá linh đến hơn 200.000/kg, mỗi ngày có thể thu được 1-2 triệu.
Giờ nước lớn trắng đồng, giá cá linh xuống chỉ còn vài chục nghìn/kg, mỗi ngày cố gắng cũng thu được 400.000 – 500.000, đây là khoản thu khá lớn đối với người dân.
Sản vật thiên nhiên phong phú-món quà của lũ
Không chi co tôm, ca, mùa nước nổi còn mang đến cho vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, miền Tây Nam bộ nói chung nhiều sản vật thiên nhiên phong phú như he nươc, bông sung, bông điên điên… Đây là những món đặc sản đối với thực khách, cũng là các sản vật quý giá đối với những người dân nghèo, có thể giúp họ kiếm được tiền trăm, thậm chí tiền triệu mỗi ngày.
Tại chợ “Âm phủ” ở đầu nguồn An Giang, mua bán cá tôm mùa lũ, trong đó có nhiều cá linh trong đêm nên người dân phải sử dụng đèn pin để thắp sáng. Ảnh: Anh Đức – TTXVN
Giữa cánh đồng trắng nước không thể phân biệt đâu là sông, đâu là ruộng ở xã Vĩnh Trị (huyện Vĩnh Hưng), ông Lê Văn Thông đang chèo chiếc xuồng nhỏ để thu hoạch từng cây bông súng tím ngắt đã dài quá đầu người. Loài cây có thân dài, vị giòn ngọt này là nguồn thu duy nhất của ông.
Ông Thông chia sẽ, nhà không có ruộng, với tuổi cũng không như ông không đi làm thuê, làm mướn được. Nhờ mùa nước này, trồng mấy công (mỗi công = 1.000 m2) bông súng mới có nguồn thu nhập. Mùa nước lớn, cây bông súng dài và lớn hơn, bán có giá nên mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn.
Từ miền biên giới Vĩnh Hưng xuôi về Tp. Tân An (Long An) theo Quốc lộ 62, dễ dàng nhìn thấy những chợ nhỏ hay sạp hàng ven đường bày bán nhiều loại sản vật mùa nước nổi như bông súng, bông điên điển, ngó sen, hẹ nước…
Còn trên những cánh đồng nước đã ngập đến quá ngực ở huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, hàng trăm con người đang ngụp lặn để thu hoạch hẹ nước. Hẹ nước được biết đến là loài cây đặc sản chỉ có trong mùa nước của tỉnh Long An, dùng làm rau sống, ăn kèm với các loại lẩu rất ngon, những năm gần đây rất được thực khách ưa chuộng.
Đang dâm minh trong dong nươc đê nhăt nhưng cây he nươc vưa mơi nhô vê, anh Trần Văn Ngang (xã Tân Tập, huyên Môc Hoa, Long An) cho biêt, trươc đây cây he nươc mọc đầy đồng nhưng ít người biết đến, người ăn cũng ít, mấy năm gần đây lại rất được ưa chuộng vì là loại rau mọc tự nhiên, không có phân, thuốc, vị lại rất ngon nên rất có giá.
Cả xóm kéo nhau đi nhổ hẹ, mỗi ngày, trung bình thu được 700.000-800.000/ngày, đến hết mùa nước trừ chi phí rồi cũng dư ra được hơn 50 triệu.
Cá tôm và sản vật phong phú là những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân miền Tây, đặc biệt là dân nghèo trong mùa nước nổi. Nhờ đó, họ có thêm nguồn thu nhập để sống qua ngày, mua sắm thêm các vật dụng cần thiết cho gia đình, giúp con cái có tiền đi học… Chính vì thế, họ luôn mong chờ con nước đổ về./.
Theo Bùi Giang-Chương Đài (TTXVN)
Miền Tây mùa nước nổi: Vẫn ngang nhiên kích điện tận diệt cá tôm
Miền Tây mùa nước nổi về, rất nhiều người dân ngang nhiên dùng xung điện đánh bắt kiểu tận diệt cá tôm trên các sông, kênh, rạch, ruộng ngập nước...
Mỗi chiếc xuồng được trang bị bình ắc quy, dây điện và xào tre kết nối với vợt ở đầu vừa có tác dụng dẫn truyền nguồn điện xuống nước vừa để vớt cá bị tê liệt do điện giật...
Người dân dùng điện bắt cá trên kênh ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự. Ảnh: Dương Út (Báo Đồng Tháp).
Hoạt động dùng xung điện bắt cá không chỉ gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mà còn trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng.
Hoạt động dùng điện bắt cá cần có biện pháp ngăn chặn. Ảnh: Dương Út (Báo Đồng Tháp).
Mới đây, khoảng 23h30, ngày 8/8, ông N.V.P. (36 tuổi, ấp An Hòa, xã An Bình A, TX.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) dùng kích điện bắt cá trên đồng, do bất cẩn nên bị điện giật dẫn đến tử vong.
Thiết nghĩ, ngành chức năng cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng dùng xung điện bắt cá, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Thời điểm này, trên các tuyến kênh, rạch hay cánh đồng ở các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường,... tỉnh Long An dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân dùng xung điện để đánh bắt cá. Trên cánh đồng thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, anh N.V. L đang dùng xung điện bắt cá, "vô tư" cho biết: "Trước đây vào mùa lũ, gia đình tôi cũng chuẩn bị lưới, cần câu để đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập. Thời gian gần đây, lượng cá ngày càng ít, thấy người dân dùng xung điện đánh bắt được nhiều cá nên tôi làm theo".
Mặc dù thời gian qua, các ngành chức năng địa phương xử lý nhiều trường hợp đánh bắt thủy sản trái quy định pháp luật nhưng vì đời sống còn khó khăn, muốn có thêm thu nhập, nhiều người vẫn lén lút vi phạm.
Nhiều trường hợp dùng xung điện đánh bắt thủy sản. Ảnh: Trung Kiên (Báo Long An).
Trung tá Huỳnh Văn Hải - Trưởng Công an xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, cho biết: "Lực lượng Công an xã tích cực tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tác hại của việc dùng xung điện bắt cá, nhưng hiện nay, tình trạng này vẫn tái diễn và rất khó kiểm soát. Trong mùa lũ năm 2017, xã tổ chức hơn 120 cuộc tuần tra, phát hiện lập biên bản, xử lý 52 trường hợp và thu giữ nhiều công cụ đánh bắt cá.
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng - Võ Ngọc Nhồi cho biết: "Vào mùa nước lũ, tình trạng sử dụng xung điện để đánh bắt cá xảy ra thường xuyên, không chỉ người dân địa phương mà còn có người dân ở các tỉnh lân cận: An Giang, Đồng Tháp sang đánh bắt. Dù được cảnh báo về sự nguy hiểm khi dùng xung điện khai thác thủy sản, thậm chí địa phương nhiều lần tịch thu phương tiện nhưng một số người vẫn cố tình vi phạm.
Ông Nhồi nhấn mạnh, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ phối hợp các ban, ngành tuyên truyền, nhất là cho những hộ sử dụng xung điện ký cam kết không sử dụng và không tái sử dụng để đánh bắt thủy sản; đồng thời, chỉ đạo lực lượng chức tăng tăng cường tuần tra, kịp thời xử lý các trường hợp cố tình vi phạm".
Theo Danviet
An Giang: Mùa nước nổi, nghề "hạ bạc" thả lưới dính đầy cá linh Năm nay, miền Tây lũ lớn nên nhiều sản vật mùa nước nổi như: cá, tôm, cua, ốc, rắn... về theo con nước. Miền Tây mùa nước nổi là cơ hội để ngư dân vùng đầu nguồn An Phú, Tân Châu, tỉnh An Giang tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc đánh bắt cá tôm tới hái rau đồng. Những tay lưới...