Lũ về cuốn trôi gia sản của chàng thanh niên sống đẹp: ‘Tôi trắng tay rồi!’
Nhìn ao cá hồi trị giá 500 triệu sắp đến kỳ thu hoạch bị lũ cuốn trôi chỉ còn lại đất đá, anh Thào A Dê, nhân vật trong bài viết “Huyền thoại từ thung lũng hoang vắng” trên Báo Thanh Niên, thốt lên: “Tôi trắng tay rồi!”.
Lúc 11 giờ đêm qua 29.4, do mưa lớn, lũ về trên xã Ngũ Chỉ Sơn (TX. Sa Pa, Lào Cai) đã cuốn trôi đi ao cá hồi – một trong những mô hình nuôi cá nước lạnh để khởi nghiệp, của chàng thanh niên người dân tộc Mông Thào A Dê.
Anh Thào A Dê đang vận chuyển đất đá theo lũ tràn về số cá của mình. Ảnh NVCC
Anh là người sống hết lòng vì cộng đồng và đã giúp nhiều người thoát nghèo trên quê hương. Nhưng giờ đây không ngờ tại hoạ lại rơi vào anh.
“Ôi! 5.500 con cá hồi của tôi! Hơn 2 tấn cá của tôi, 500 triệu của tôi! Sau một trận mưa vậy là hết. Lấy gì mà trả nợ ngân hàng, các kiểu bây giờ!”, đó là dòng trạng thái hoảng hốt của anh trên mạng xã hội vào sáng nay 30.4.
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, anh Thào A Dê cho biết, lúc 11 giờ đêm qua, anh nghe tin mưa lớn ở thôn Suối thầu 2 (xã Ngũ Chỉ Sơn, TX.Sa Pa), nơi có ao cá của gia đình anh, cách nhà chừng 3,8 km, nên tức tốc lấy xe máy đến xem tình hình.
Lũ tàn phá ao cá của gia đình anh Thào A Dê. Ảnh NVCC
Video đang HOT
“Đến nửa đường gặp lũ lớn, tôi suýt bị cuốn trôi, nên phải dừng lại đợi lũ rút. 2 giờ sáng tôi mới đến nơi thì thấy ao cá chỉ còn bùn và sỏi đá. Cá bị lũ cuốn đi hết rồi. Hơn 5.500 con cá hồi sắp đến kỳ thu hoạch có giá trị khoảng 500 triệu đồng. Tôi trắng tay rồi!”, anh Dê bàng hoàng cho biết.
Anh chia sẻ, đây là ao cá hồi bắt đầu nuôi từ năm 2019, với mô hình khởi nghiệp đầu tiên trên xã Ngũ Chỉ Sơn và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, năm 2021, anh tiếp tục vay ngân hàng 200 triệu đồng để đầu tư với hy vọng lần thu hoạch này sẽ trả hết nợ ngân hàng. Thế nhưng, không ngờ lũ về cuốn trôi hết cả, nên anh không biết lấy gì để trả nợ.
“Tôi chưa bao giờ thấy ở đây có lũ lớn như thế này. Mấy hộ gia đình cạnh ao nhà tôi cũng bị nước dâng cao nhưng chỉ thiệt hại nhẹ vì không ở đúng dòng lũ. Tôi sạt nghiệp rồi!”, anh Dê buồn rầu nói.
Anh Thào A Dê hoang mang nhìn ao cá đã bị lũ đổ về toàn sỏi, đá. Ảnh NVCC
Cần lắm một phép màu
Anh Thào A Dê chính là nhân vật trong bài viết Huyền thoại từ thung lũng hoang vắng, đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 2.11.2021 và được Báo Thanh Niên tôn vinh trong chương trình Gương sáng biên cương.
Trước đó, anh từng được trao giải thưởng Thanh niên sống đẹp của T.Ư Đoàn do đã có nhiều sáng kiến giúp đỡ đồng bào vùng cao. Nhờ có những dự án thiện nguyện do anh xây dựng, nên nhiều bà con, nhất là thanh thiếu nhi vùng cao vơi bớt khó khăn. Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã học hỏi mô hình nuôi cá nước lạnh của anh để thoát nghèo.
Thế nhưng, không ngờ giờ đây anh lại rơi vào hoàn cảnh quá éo le. Anh sinh ra trong gia đình có tới 13 anh em nhưng bố mẹ không biết chữ. Từ nhỏ, anh đã bị bố mẹ bắt bỏ học ở nhà đi rừng, nhưng nhờ được chọn làm nhân vật phụ trong bộ phim Thung lũng hoang vắng của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang, anh đã nuôi khát vọng đi học và trở thành người đầu tiên của bản tốt nghiệp đại học.
Anh Thào A Dê là người có sáng kiến xây dựng tủ quần áo miễn phí giúp bà con vùng cao bớt lạnh. Ảnh NVCC
Dù có cơ hội thoát ly để thoát nghèo, nhưng muốn thay đổi và nâng cao nhận thức của người dân quê mình, anh đã quyết định quay về quê khởi nghiệp và làm Bí thư Đoàn để lan toả khát vọng xây dựng quê hương.
Hiện anh làm Bí thư Đoàn P.Ô Quý Hồ (TX.Sa Pa), với mức lương 4,8 triệu đồng/tháng. Vợ anh làm cán bộ y tế ở địa phương, nhưng đang nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ 2 tháng tuổi.
“Lương của tôi chỉ đủ ăn trưa và đổ xăng xe, vì tôi thường xuyên phải đi vào bản hàng chục ki lô mét mỗi ngày. Kinh tế gia đình chủ yếu trông chờ vào việc nuôi cá và làm dịch vụ homestay, nhưng vừa qua dịch Covid-19 đã khiến gia đình không có thu nhập gì khác. Giờ, cá mất sạch như thế này, tôi không biết trông cậy vào đâu. Chỉ mong có một phép màu…”, anh Dê ngậm ngùi nói.
Anh Thào A Dê đã trắng tay với cơn lũ cuốn đi ao cá hồi do anh vay ngân hàng để nuôi. Ảnh NVCC
Chia sẻ về hoàn cảnh của anh Dê, ông Vù A Súa, Bí thư Đảng uỷ xã Ngũ Chỉ Sơn, cho biết anh Dê là người đã kêu gọi rất nhiều chương trình thiện nguyện về giúp đỡ bà con quê hương. Anh cũng là người tiên phong làm kinh tế để thanh niên dân tộc trong vùng noi theo. Thế nhưng thiên tai đã làm anh rơi vào cảnh phá sản.
“Ao cá của anh Dê đã bị lũ cuốn trôi 100%, không còn gì cả, mất trắng rồi, nên việc khôi phục lại rất khó khăn. Vốn đầu tư do anh Dê vay ngân hàng nên giờ rất khó để trả nợ. Hiện cấp uỷ và chính quyền địa phương chỉ cố gắng động viên thôi, chứ chưa có nguồn gì để hỗ trợ. Chúng tôi mong cộng đồng có thể chia sẻ, giúp đỡ anh Dê vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Súa nói.
Vĩnh Phúc tiếp tục đầu tư nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là nhiệm vụ quan trọng và đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều thành viên tỉnh Vĩnh Phúc, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa: Sỹ Tuyên/TTXVN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại tỉnh được triển khai đồng bộ và không ngừng mở rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2025, tỷ hộ nghèo đa chiều giảm còn dưới 0,5%, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Theo đó, trong 5 năm (2021-2025), Vĩnh Phúc sẽ dành hơn 1.700 tỷ đồng để tổ chức rà soát, xác định, quản lý diễn biến hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo hằng năm và thực hiện các chính sách giảm nghèo hiện hành gồm: Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; thực hiện giảm nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể; thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù và chính sách đảm bảo an sinh xã hội; truyền thông và nâng cao năng lực giảm nghèo; tổ chức thực hiện ký cam kết mục tiêu giảm nghèo.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố điều tra, lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo, cận nghèo; nghiên cứu cơ chế chính sách, chỉ đạo hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2022-2025; tổng hợp, đề xuất kế hoạch và dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn và hàng năm.
Trong giai đoạn 2016-2020, mỗi năm ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc bố trí 300-500 tỷ đồng thực hiện chương trình giảm nghèo.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng thực hiện tốt công tác xã hội hóa, phối hợp với các hội, đoàn thể huy động thêm các nguồn lực, đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện chương trình giảm nghèo; vận động các hội viên, đoàn viên giúp đỡ các hộ nghèo sửa chữa về nhà ở, hỗ trợ về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất và phát triển kinh tế có hiệu quả... Với những giải pháp đồng bộ, mỗi năm, toàn tỉnh có hàng nghìn hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,96% (năm 2016) còn 1,51% (cuối năm 2021). Hiện, hộ nghèo khu vực thành thị tại tỉnh chiếm 0,98%, hộ nghèo khu vực nông thôn chiếm 1,72%. Các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên. Địa phương có số hộ nghèo thấp nhất tỉnh là thành phố Phúc Yên với 170 hộ, tương đương 0,63%.
Vĩnh Phúc phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,08%, tương đương giảm 1.400 hộ nghèo, giảm 0,43% so với đầu năm 2022. Tỉnh đã và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện các làng nghề... Qua đó, thu hút nhiều doanh nghiệp, đa dạng hóa các loại ngành nghề ở các địa phương, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp trên 45.000 hộ dân tại Hà Nam thoát nghèo Chiều 31/3, đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam do ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam về tình hình thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám...