Lũ tại miền Trung tiếp tục lên nhanh
Chưa kịp khắc phục với đợt lũ cũ, người dân các tỉnh miền Trung tiếp tục phải khẩn trương đối phó với đợt lũ mới đang ở mức báo động.
Mưa lớn trong ngày 15/11 tại Thừa Thiên Huế đã gây ngập úng xã vùng ven đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Các tuyến tỉnh lộ đi qua các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà nhiều đoạn bị ngập sâu từ 0,5 đến 1 mét, đi lại khó khăn.
Tại cống Lao Thừa Phủ, xã Hương Bình, huyện Hương Trà bị sạt lở 1 đoạn dài 6 mét, sâu 3 mét, gây chia cắt giao thông, và nguy hiểm đối với người và phương tiện qua lại.
Một người dân ở hai bên sông Hương Vận chuyển tài sản bằng thuyền
Chiều nay tiếp tục có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 250 đến trên 400mm, mực nước sông Hương xấp xỉ báo động 2, sông Bồ xấp xỉ báo động 3. Dự báo đêm nay và ngày mai sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to trên diện rộng, lũ trên các sông có khả năng lên trên báo động 2 đến báo động 3.
Ở các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, đến chiều tối nay, mưa vẫn còn rất to, nguy cơ sạt lở đường và chia cắt rất dễ xảy ra.
Trên quốc 1A tại Km 829 cầu vượt Thủy Dương ngập từ 0,2 đến 0,3m, quốc lộ 49B Mỹ Chánh đi Vân Trình ngập 1m trên toàn tuyến, đoạn Vân Trình đi Hiền Lương ngập 0,5m.
Trên quốc lộ 1A tại Km 829 cầu vượt Thủy Dương ngập từ 0,2 đến 0,3m
Video đang HOT
Trên tỉnh lộ 6, thị trấn Phong Điền đi Phong Chương đoạn qua Khúc Lý xã Phong Thu bị ngập 0,5m. Ngoài ra tỉnh lộ 17, thị trấn Phong Điền đi Phong Mỹ đoạn Vĩnh Nguyên bị ngập 1m…
Mưa lũ cũng đã gây ra cái chết thương tâm của cháu Đặng Ngọc Phương Anh (25 tháng tuổi, Trường Mẫu giáo Đông Phú, xã Quảng An đã bị trượt chân chìm dưới nước lũ ngay trong sân trường vào lúc 12h 30 ngày 15/11.
Theo báo cáo nhanh Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế, vào lúc 13h ngày 15/11 hồ thủy điện Bình Điền đã vận hành mở 3 cửa và hồ thủy điện Hương Điền vận hành 2 cửa xả lũ.
Trước tình mưa lũ diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy PCLT&TCKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công điện khẩn gửi các địa phương, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh về diễn biến tình hình mưa lũ và công tác đối phó.
Tranh thủ lũ, dù nước ngập nhưng ngời dân vẫn mạo hiểm bắt cá giữa dòng nước xoáy
Người dân các xã vùng thấp trũng của huyện Triệu Phong, Hải Lăng và Thị xã Quảng Trị chưa kịp khắc phục xong hậu quả thì nay lại đối mặt với 1 đợt lũ mới. Mưa lớn làm đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Đakrông, huyện Đakrông bị sạt lở 1 đoạn dài 20 mét, gây ách tắc giao thông.
Ba ngày nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to, nhiều nơi mưa rất to. Mưa lớn kéo dài cộng với nước từ thượng nguồn đổ về khiến lũ trên các sông lên nhanh, gây úng ngập nhiều nơi. Đây là đợt lũ thứ 2 kể từ đầu tháng 10 đế nay.
Trong khi ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị nước đang dâng cao thì tại địa bàn Quảng Nam, lũ trên các sông xuống chậm.
Hiện nay ở các huyện miền núi Quảng Nam, trời vẫn còn mưa, mặt đường sình lầy việc khắc phục gặp nhiều khó khăn. Riêng điểm sạt lở trên tuyến tỉnh lộ 618 từ Quốc lộ 1A đi xã Tam Quan, huyện Núi Thành hiện vẫn còn hơn 4.000 khối đất đá bị sạt lở chưa được giải phóng được, gây ách tắc giao thông.
Sau lũ, nhiều nhà dân ở tỉnh Quảng Ngãi buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới
Còn ở Quảng Ngãi, đến chiều nay, trời đã tạnh ráo, tranh thủ nước rút, người dân địa phương với sự giúp sức của lực lượng vũ trang khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt.
Riêng xã Bình Hải, huyện Bình Hải có 14 nhà sập và hư hỏng do mưa lũ. UBND xã đã tiến hành di dời những hộ nhà sập lên trú tránh tạm ở các trường học.
Sáng nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cấp 14 nhà bạt cho các gia đình ở tạ, đồng thời, hỗ trợ gia đình có nhà bị sập, hư hỏng, mỗi người 15 kg gạo.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Quảng Ngãi: Nhiều nơi bị cô lập và sạt lở
Cho đến ngày 6/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng lở núi gây tắc đường và bị sóng biển cô lập...
Lý Sơn bị sóng bủa vây
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên hơn 10 ngày qua, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - cách đất liền khoảng 12 hải lý đang bị cô lập nghiêm trọng. Tàu cao tốc, tàu hàng vận chuyển người và hàng hoá từ cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn ra huyện Lý Sơn và chiều ngược lại đều "đóng băng". Do vậy, nên hơn 20 ngàn người dân trên huyện đảo Lý Sơn đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm, nhiên liệu. Các mặt hàng hoá đã đội giá lên cao so với ngày thường. Riêng nhiên liệu xăng gần như đã hết sạch trên đất đảo, người dân phải chấp nhận mua xăng với giá lên tới 25.000 đồng/lít nhưng vẫn rất... căng.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho UBND huyện Lý Sơn chủ động ở kho lương thực dự trữ để cấp phát gạo cứu đói cho dân nếu tiếp tục bị cô lập, đồng thời kiểm soát vấn đề giá cả để ngăn chặn kịp thời những trường hợp chủ hàng nâng khống giá hàng hoá gây khó khăn và thiệt hại về kinh tế cho nhân dân. Tại xã đảo An Bình (huyện Lý Sơn), UBND xã đã xuất kho lương thực cứu tế cho người dân.
Trao đổi với chúng tôi sáng 6/11, ông Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn cho biết, nếu trong những ngày tới Lý Sơn vẫn bị cô lập thì huyện sẽ mở kho lương thực cứu đói cho dân. Tuy nhiên, theo ông Huyện, lượng gạo dự trữ trong kho chắn chắn sẽ không thể cứu đói cho người dân dài ngày. " Trong trường hợp cấp thiết chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi xem xét để kịp có phương án vận chuyển lương thực từ đất liền ra đảo để cứu tế người dân" - ông Huyện nói.
Miền núi bị sạt lở nặng
Trong khi đó, mưa lớn hoành hành trong những ngày qua đã làm cho nhiều tuyến đường trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông. Hiện tại, tuyến đường Di Lăng - Trà Trung, đoạn qua địa bàn huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) đất đá lở từ núi cao xuống phủ kín đường, nhiều đoạn tuyến ở xã Trà Thọ, huyện Tây Trà lòng đường bị sạt lở nghiêm trọng. UBND huyện Tây Trà đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai ngay các phương án như cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cử lực lượng ứng trực phân luồng giao thông để bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân trong vùng.
Đường Di Lăng - Trà Trung, đoạn qua địa bàn huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đang phải đối mặt với nạn sạt lở nghiêm trọng
Nguy cơ lở núi cũng đang đe doạ nhiều khu dân cư ở Tây Trà và huyện Ba Tơ. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho các địa phương trong tỉnh luôn trong tư thế chủ động để ứng phó với các tình huống xảy ra do mưa lũ. Trong đó, tập trung trực ban 24/24 giờ, sẵn sàng di dời dân ra khỏi vùng ngập lụt, vùng bị triều cường xâm thực và khu vực tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lở núi.
Ông Trương Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay, UBND tỉnh đã chuẩn bị sẵn phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Cụ thể, nếu nước sông vượt mức báo động 3, sẽ di dời khẩn cấp 1.600 hộ dân, nếu vượt trên báo động 3 khoảng 1 mét thì di dời tới 3.800 hộ ở 72 điểm ngập lụt, vùng ven biển, vùng lở núi. "Khác với mọi năm, năm nay, ngay trước mùa mưa lũ, các địa phương trong tỉnh đã nắm danh sách các vùng nguy hiểm, chủ động chọn sẵn các điểm cao ráo, an toàn để chủ động di dời dân. Ngoài ra, còn bố trí chỗ ăn ở, dự trữ lương thực tại chỗ để cung cấp cho người dân, quyết không để người dân nào chịu đói, rét" - ông Nhi cho biết.
UBDN tỉnh Quảng Ngãi cũng đã lập đoàn kiểm tra đi thị sát và chỉ đạo bảo vệ các hồ chứa nước trên địa bàn nhằm không để xảy ra các sự cố vỡ đập khi có lũ lớn.
Quảng Ngãi: Xử lý hai tàu cá chống lệnh Tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 6/11 cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin có 2 chiếc tàu cá "chống lệnh" lực lượng chức năng, bất chấp nguy hiểm trong điều kiện sóng to, vận chuyển hàng hoá ra huyện đảo Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương có liên quan khẩn trương hoàn thành các thủ tục để xử lý nghiêm đối với 2 tàu cá này theo quy định. Hai tàu cá "chống lệnh" gồm QNg 95147 của ông Đỗ Văn Khoa và tàu QNg - 50162 của ông Đỗ Văn Quang ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Vào ngày 4/11, dù tỉnh Quảng Ngãi nghiêm cấm tất cả các phương tiện tàu thuyền ra khơi nhưng hai tàu cá này vẫn bất chấp lệnh cấm lén vận chuyển hàng hoá ra đảo, sau đó dù bị lực lượng biên phòng đồn 328 huyện Lý Sơn ngăn không cho trở vào bờ trong điều kiện nguy hiểm nhưng hai tàu này vẫn tìm cách trở vào đất liền. UBND tỉnh cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm soát tại các khu vực cảng biển, kiên quyết không để tàu thuyền xuất bến khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép trong những ngày thời tiết trên biển còn diễn biến phức tạp để đề phòng rủi ro.
Theo VTC News
'Lão mù' trên đất Nghệ hát xẩm nuôi cả gia đình Giữa cảnh hoang tàn sau lũ, dòng người tất bật ngược xuôi thì riêng góc chợ, người "nghệ sỹ" ấy với cây đàn nhị, đội gió rét vẫn kéo những tiếng đàn, giọng hát xẩm thê lương rung động lòng người. Khi trót danh mang kiếp cầm ca... Trong cái se lạnh chớm đông, tôi bắt gặp hình ảnh tại góc cổng chợ...