Lũ quét và nhà gỗ “hợp pháp”
Khi mùa mưa bão, người trong các biệt phủ rộng hàng chục nghìn m2 chắc chắn chăn ấm nệm êm còn người dân trong góc rừng lo lắng lũ quét mất mạng không biết lúc nào.
Nhìn những hình ảnh này, tôi đã không cầm được nước mắt.
Hình ảnh đau xót được cho là ghi nhận tại bản Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Người mẹ hơn 30 tuổi cố ôm chặt, quyết không rời, dùng toàn bộ thân thể để che đỡ cho trai khi căn nhà mỏng manh, yếu ớt đổ sập.
Và cuối cùng, hai mẹ con phải chết.
Sự việc được ghi nhận tại bản Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
Khi vô số biệt phủ của quan chức hay người kinh doanh có tiền ngày càng hiện diện nhiều lên ở bất cứ mảnh đất nào thì rừng sẽ ngày càng mất.
Rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá
Một cây cột nhà hoành tráng được dựng lên thì một cây rừng phải ngã xuống.
Dù rừng ở Việt Nam hay rừng ở Lào hoặc Nam Phi, hay Amazon, đến Châu Phi… được nhập khẩu về thì cũng là đốn của rừng và hậu quả cũng sẽ tác động đến con người và người dân nhất là những người dân yếu thế không tránh khỏi việc này.
Video đang HOT
Lũ lụt ngày càng tồi tệ hơn mà nguyên nhân của nó được lãnh đạo Tổng cục Phòng chống thiên tai chỉ rõ: “Hiện đi lên khu Sơn La, Yên Bái, nhiều đồi, nhiều rừng đã bị cạo trọc trong khi trước đây rừng ngút ngàn che chắn. Chúng ta đang trả giá và sẽ còn tiếp tục phải trả giá vì để trồng rừng nguyên sinh tạo ra tấm giáp cần nhiều chục năm”.
Người ta phá rừng ồ ạt khiến các tầng rừng bị biến mất, thay vào đó là núi trọc khiến mưa tạo ra lũ lụt dữ dội, tài sản và tính mạng người dân bị đe dọa ghê gớm.
Lá chắn rừng tự nhiên không còn khiến con người hứng chịu sự phẫn nộ của thiên nhiên mà mưa bão từ 2010 đến nay ngày càng dữ dội.
Các địa phương đang thi nhau chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích khác cũng là điều bất lợi cho mưa lũ tàn phá thêm.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, giai đoạn 2012 – 2017 đã có hơn 38.200 ha rừng được chuyển đổi để thực hiện gần 1.900 dự án tại 58 địa phương.
Trong đó, rừng tự nhiên gần 19.000 ha, chiếm 89% diện tích rừng bị suy giảm trong cả nước thời kỳ này. Điều này đã đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định nhưng cũng gây nên hệ quả lớn trong mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, là tác nhân gây nên lũ lụt lớn, sạt lở, hạn hán…
Thực trạng như vậy nhưng Bộ NNPTNT cũng nêu thêm từ nay đến năm 2020, vẫn có 30 địa phương tiếp tục đề xuất chuyển đổi thêm trên 60.000 ha để thực hiện hơn 1.070 dự án khác.
Những biệt phủ vẫn “trơ gan” cùng thời tiết, bất chấp những lần thanh, kiểm tra.
Nếu bạn gõ cụm từ “biệt phủ” hoặc “nhà gỗ”, google hiển thị vô số kết quả nhà cửa người này hoặc nhân vật kia. Và cơ quan chức năng, người trong cuộc giải thích là gỗ có nguồn gốc, có giấy tờ.
Người ta giải thích rất nhiều rằng có tiền thì có quyền mua bán và đó là hợp pháp. Dĩ nhiên là như vậy. Nhưng khi một bộ ngựa gỗ giá vài tỷ được đưa ra khoe mức độ dân chơi như thế nào thì rừng ở đâu đó sẽ biến mất tương ứng.
Khi mùa mưa bão, người trong các biệt phủ rộng hàng chục nghìn m2 chắc chắn chăn ấm nệm êm còn người dân trong góc rừng lo lắng lũ quét mất mạng không biết lúc nào.
Đã đến lúc Chính phủ cần ra quy định cấm các cơ quan công sở làm trụ sở hoặc sửa chữa dùng cửa hay nội thất bằng gỗ tự nhiên dù trong nước hay nhập khẩu.
Cơ quan công quyền cần chấm dứt trang bị phòng họp hay phòng khách, phòng khánh tiết những bộ bàn ghế to lớn lù lù trông rất phản cảm mà hãy dùng từ nội thất công nghiệp.
Cán bộ từ cấp trưởng phòng trở lên cần cấm tiệt làm nhà cửa bằng gỗ tự nhiên để tránh việc Chính phủ đóng cửa rừng nhưng lâm tặc vẫn tẩu tán gỗ về xuôi. Sau đó cũng cần cấm luôn cả người dân và cán bộ công chức dùng gỗ tự nhiên để làm nhà dù là bất cứ nguồn nào để cuối cùng bảo vệ rừng bảo vệ tín mạng người dân vùng phên dậu cũng như miền xuôi khi thiên tai ập đến.
Mùa lũ năm nay đã trên 100 người chết và mất tích, nhiều hình ảnh cho thấy những thân phận chết trôi trong nước bạc rất tang thương.
Nhưng không ai dám chắc mùa lũ năm sau người dân vẫn an toàn nếu nạn phá rừng không kềm tỏa và biệt phủ gỗ vẫn tiếp tục dựng lên. Ai cũng có thể là nạn nhân dự bị của lũ lụt khi mất rừng…
Theo Danviet
Nghệ An: 8 người chết và mất tích, 3.000ha lúa màu bị ngập trắng
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ tối 9.10 - 11.10, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xuất hiện mưa to đến rất to. Cho tới thời điểm chiều 11.10, trên địa bàn toàn tỉnh có ít nhất 8 người chết, mất tích. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng nghìn ha hoa màu bị hư hỏng.
Tuyến đường chia cắt nhiều nhất là QL7A thuộc địa bàn huyện Tương Dương. Chiều nay, cả tuyến đường vẫn ách tắc cục bộ, đường nhiều đoạn bị ngập nước, giao thông đi lại khó khăn.
Nhiều nhà dân ở xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị bùn đất bồi lấp. Ảnh: Cảnh Thắng
Đặc biệt, trên QL7A đoạn qua xã Lưu Kiền và Xá Lượng, đường bị chia cắt hoàn toàn do sạt lở đất đá. Cũng trên QL7A đoạn đi qua địa phận bản Ang, xã Xá Lượng, một lượng bùn đất lớn từ trên núi tràn xuống mặt đường làm đoạn đường bị tắc đến thời điểm này. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 10 ngôi nhà của các hộ dân sống bên cạnh QL7A ở huyện Tương Dương bị đất đá tràn vào nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính quyền cơ sở đã huy động lực lượng tại chỗ đến giúp bà con khắc phục hậu quả.
Nhiều vách núi trên tuyến QL7A bị sạt lỡ nghiêm trọng. Ảnh: Cảnh Thắng
Trong khi đó, do mưa lớn kéo dài, lũ ống lũ quét rình rập UBND thị xã Hoàng Mai, Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong di dời khoảng 500 người dân khỏi vùng nguy hiểm, 625 hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn đã đầy nước, đặc biệt hồ thủy lợi Vực Mấu đã xả 3 cống khiến nhiều vùng ở thị xã Hoàng Mai ngập chìm.
QL7A đoạn qua địa phận huyện Tương Dương bị chia cắt hoàn toàn. Ảnh: Cảnh Thắng
Do nước lũ lũ lên nhanh, các tuyến QL15A, 48B, 48D, 48E bị ngập sâu khoảng 1m còn các QL15, 16, 48 bị sạt lở, đất đá vùi lấp đường, hàng chục khe tràn bị ngập, cuốn trôi, giao thông khu vực miền Tây xứ Nghệ tê liệt cục bộ.
UBND huyện Tương Dương phải huy động nhiều xe ủi để thông tuyến QL7A. Ảnh: Cảnh Thắng.
Tính đến chiều 11.10, toàn tỉnh Nghệ An có 8 người bị chết và mất tích, gần 600 nhà dân bị ngập, hơn 3 nghìn ha hoa màu, lúa, cây ăn quả bị ngập và thiệt hại; 1.630 con gia cầm bị chết, cuốn trôi, hơn 500 ha cá, tôm bị ngập. Đặc biệt, mực nước sông Lam dâng cao khiến nhiều thôn bản của huyện Con Cuông bị cô lập.
Danh sách 8 người bị chết và mất tích1: Ông Nguyễn Ngọc Quế, 59 tuổi, trú tại xóm Mới, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, bị điện giật do đường dây hạ thế bị rơi xuống sân.2: Ông Nguyễn Trung Hải 51 tuổi, trú tại xóm 5, xã Quang Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) bị nước cuốn trôi Hồ Cá Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc thi thể đang được tìm kiếm.3: Cháu Lang Gia Huy 4 tuổi, trú Bản Pật, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, bị trượt chân ngã xuống suối gần nhà.4: Cháu Lê Thị Huyền, 2 tuổi, trú Xóm 4, xã Lý Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) bị trượt chân ngã xuống nước ngập trong ngõ trước nhà đã tìm thấy thi thể.5: Chị Hồ Thị Sáu 24 tuổi, trú tại xóm Long Thành, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, đi qua cống bị trượt chân ngã tại xóm Sơn Thành, xã Tam Hợp đã tìm thấy thi thể.6: Chị Lê Thị Ngoan 22 tuổi, trú tại xóm 9, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, bị nước cuốn trôi trên đường chở cháu đi học tại xóm 9, xã Quỳnh Vinh đã tìm thấy thi thể.7: Em Ngũ Văn Quyền, 13 tuổi, trú tại xóm 17, xã Khánh Sơn 2, huyện Nam Đàn, đi đào chuột bị chết đuối, đã tìm thấy thi thể.8: Ông Võ Văn Thư, 35 tuổi, trú tại xóm 10, xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, đi tìm trâu, bị nước cuốn trôi, thi thể tìm thấy tại xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc (Nghệ An).
Theo Danviet
Một năm, có 10.800 người chết vì thiên tai, thiệt hại 20.000 tỷ đồng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Năm 2016 đã xuất hiện 20/21 loại hình thiên tai trừ sóng thần. Trong vòng 20 năm trở lại đây thiên tai thảm họa đã làm chết và mất tích 10.800 người, về GDP thiệt hại bình quân năm khoảng 20.000 tỉ...