Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chết và mất tích
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chết và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, từ đêm ngày 28 – 29.9 trên địa bàn tỉnh này có một số nơi đã xảy ra mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại một số trạm như: Đồng Tâm (Bắc Quang) 350 mm, Tân Lập 2 (Bắc Quang) 258 mm, Trung Thành (Vị Xuyên) 40 mm, Quảng Nguyên (Xín Mần) 34 mm.
Lực lượng chức năng tìm người trong đống đổ nát tại Km49, QL2 đoạn qua xã Việt Vinh. ẢNH: CA TỈNH HÀ GIANG
Mưa lớn đã khiến 2 người chết là bà Tạ Thị H. (53 tuổi trú thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh) và cháu Mai Thị Ch. (9 tuổi, trú thôn Bản Buốt, xã Đồng Tâm, H.Bắc Quang); 3 người mất tích do lũ cuốn trôi và sạt lở đất; 6 người bị thương.
Về nhà ở, có 9 nhà sập hoàn toàn, 30 nhà khác bị hư hỏng; 24,05 ha lúa bị hư hỏng; 128 con gia súc, gia cầm bị chết, 4,15 ha thủy sản mất trắng.
Về giao thông, Km49, QL2 đoạn qua xã Việt Vinh sạt taluy dương khối lượng đất, đá sạt lở khoảng trên 3.000 m 3 (chiều dài đường khoảng 300 m). Hiện tại đang gây ách tắc giao thông; tuyến đường tỉnh lộ 177 tại (Km2 – Km3) bị sạt lở taluy dương với khối lượng đất đá khoảng 2.500 m 3 đang gây ách tắc giao thông.
Ngoài ra, các tuyến đường liên thôn – xã bị sạt lở taluy với tổng khối lượng 3.670 m 3 tại xã Thượng Bình, xã Hữu Sản, xã Việt Vinh, xã Đồng Tâm, xã Tân Quang, xã Đồng Tiến (H.Bắc Quang) gây chia cắt giao thông.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện đã chủ động lực lượng, phương án sẵn sàng tiếp cận vào hiện trường (hiện các khu vực sạt lở đang bị cô lập).
Chỉ đạo chính quyền các xã theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…
Riêng sạt lở tại Km49, QL2 đoạn qua xã Việt Vinh, tỉnh Hà Giang đã huy động 300 người, 5 máy xúc cỡ lớn và 1 máy xúc lật và 8 ô tô tải để san gạt, vận chuyển đất đá.
Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ
Bão số 3, hoàn lưu của bão khiến các khu vực miền núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Khởi công khu tái định cư xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: TTXVN phát
Tại Cao Bằng, mưa lớn làm sạt lở đất nghiêm trọng khiến 55 người chết, 2 người mất tích, nhiều khu vực bị sạt lở, giao thông chia cắt. Cấp ủy, chính quyền, nhân dân cùng các lực lượng đang triển khai mọi biện pháp khắc phục hậu quả nhằm ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Nguyên Bình là địa phương tại Cao Bằng bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, ước tính thiệt hại là gần 100 tỷ đồng. Ông Dương Hiền Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết, sau thiên tai, huyện huy động các lực lượng hỗ trợ ứng cứu, tiếp tế nhu yếu phẩm. Lực lượng Công an, quân sự huy động 100% quân số trực thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mỗi ngày. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tuyến giao thông, cưa cắt cây đổ ra đường, phân luồng, điều tiết giao thông, cảnh báo khu vực sạt lở, ngập úng.
Hiện nay, các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 852, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và lực lượng dân quân tự vệ huyện Nguyên Bình tổ chức san lấp mặt bằng, bố trí dựng nhà bạt dã chiến được trên 70 nhà, bảo đảm di dời một số hộ dân các xóm Lũng Lỳ (xã Ca Thành), xóm Lũng Súng (xã Yên Lạc), xóm Lũng Luông (xã Vũ Nông) thuộc huyện Nguyên Bình. Những hộ có nguy cơ sạt lở cao tại các xã, thị trấn đã được di dời đến nhà văn hóa xóm và nhà người thân để ở tạm...
Điện lực Cao Bằng nỗ lực để khách hàng sử dụng điện được cấp điện trở lại. Đến ngày 19/9, với một số khách hàng ở huyện Hà Quảng, địa bàn bị ngập lụt, không đủ an toàn, Điện lực huyện Hà Quảng chủ động cắt điện chờ nước lũ rút mới khắc phục, cấp điện trở lại.
Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng Vũ Xuân Linh chia sẻ, tình hình mưa lũ gây thiệt hại cho lưới điện, đơn vị chỉ đạo các phòng chuyên môn tận dụng tối đa thiết bị, vật tư, nhân lực triển khai giải pháp cấp bách bảo vệ, sửa chữa lưới điện để khôi phục cấp điện cho nhân dân. Đến nay, công ty khôi phục cấp điện cho 25.549 khách hàng.
Các đơn vị y tế triển khai phun hóa chất khử trùng, xử lý môi trường khu vực bị ngập úng, sạt lở do ảnh hưởng của bão số 3. Ông Hà Hải Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nguyên Bình cho biết, sau khi sạt lở, cùng với các lực lượng khác, nhân viên y tế huyện phun khử trùng những điểm có thiệt hại nặng về người ở xã Vũ Nông, Yên Lạc, Ca Thành. Đồng thời hướng dẫn bà con xử lý nguồn nước phục vụ sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tăng cường tuyên truyền phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng...
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, Hội Chữ thập đỏ tỉnh kêu gọi, tiếp nhận, cấp phát hàng cứu trợ của tổ chức, nhà hảo tâm đến người dân các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai. Ngay sau khi tiếp nhận, tỉnh phân bổ cho các huyện Nguyên Bình, Hà Quảng, Quảng Hòa, Bảo Lạc gồm gạo, mỳ tôm và một số nhu yếu phẩm khác (nước, quần áo, nước mắm, bột canh, bánh ngọt, lương khô, vật tư y tế...).
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Đã có 324 người chết và mất tích vì bão, lũ Theo báo cáo của các địa phương, cập nhật đến 17 giờ 30 ngày 11.9, cơn bão số 3 và các vụ sạt lở, lũ quét đã khiến 179 người chết, 145 người mất tích. Trong đó, Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề nhất, với 72 người chết và 111 người mất tích. Chỉ tính riêng vụ lũ quét, sạt lở đất...