Lũ quét, sạt lở đất đe dọa miền Trung – Tây Nguyên
Mưa ngày một lớn đang diễn ra tại các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Kéo theo đó là nguy cơ lũ quét, sạt lở đất có khả năng đe dọa các địa phương.
Sạt lở đất đe dọa nhiều địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Ảnh minh họa.
Số liệu quan trắc mới nhất cho thấy, từ 19h tối 27/11 đến sáng 28/11, tại khu vực Trung Bộ đã có mưa phổ biến khoảng 40mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Lộc Thủy (Thừa Thiên Huế) 55mm; Tam Lãnh (Quảng Nam) 51mm; Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 58mm; Trà Thanh (Quảng Ngãi) 68mm.
Cơ quan khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ nay đến ngày 1/12, ở các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, với tổng lượng mưa phổ biến từ 200 – 400mm/đợt, có nơi trên 450mm. Từ ngày 29 – 30/11, khu vực Tây Nguyên sẽ có mưa từ 100 – 150mm/đợt, có nơi trên 200mm.
Video đang HOT
Mưa lớn những ngày tới khiến nguy cơ lũ trên các sông trở nên đáng lo ngại. Theo nhận định, từ nay đến ngày 1/12, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1 – BĐ2, có sông trên BĐ2; các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên có khả năng lên mức BĐ2 – BĐ3, các sông nhỏ có khả năng lên trên mức BĐ3.
Cùng với diễn biến lũ trên các sông, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị có có khả năng xảy ra tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt:Cấp độ 2.
Sáng 28/11, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến cho biết, trước diễn biến mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo đã có văn bản đề nghị Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên chủ động ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị.
Hiện, các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên đang tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ. Đồng thời, thường xuyên thông tin kịp thời đến chính quyền các cấp và người dân vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến thiên tai, sự cố những ngày tới.
Chủ động ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại Trung Bộ và Tây Nguyên
Ngày 27/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 533/VPTT gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng về việc ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị.
Một tuyến đường tại Kon Tum bị sạt lở. Ảnh: TTXVN phát
Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 28/11 đến ngày 1/12, các khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 200 - 400mm/đợt, có nơi trên 450 mm/đợt; khu vực Tây Nguyên mưa từ 100 - 150 mm/đợt, có nơi trên 200 mm/đợt. Các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông chính ở Quảng Bình, Quảng Trị khả năng ở mức báo động 1 và trên báo động 1. Các sông ở Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 1 - báo động 2, có sông trên báo động 2. Các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên có khả năng lên mức báo động 2 - báo động 3, các sông nhỏ có khả năng lên trên mức báo động 3.
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên là rất cao. Rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt ở cấp độ 2.
Để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với diễn biến của thiên tai, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, vùng ngập sâu khi mưa lớn, hạ du các hồ chứa xung yếu; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Các đơn vị cũng cần tổ chức kiểm tra việc vận hành các hồ chứa, đặc biệt là các hồ thủy điện nhỏ để bảo đảm an toàn đập và vùng hạ du; chỉ đạo các đơn vị đảm bảo giao thông sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông khi cần thiết.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai cũng đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất để thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất.
Các lực lượng chức năng sẵn sàng nhân lực, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Thiên tai gây thiệt hại gần 30 nghìn tỷ đồng Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước. Tại các tỉnh, thành phố đã ghi nhận 16 loại hình thiên tai gồm: 13 cơn bão trên Biển ông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố; 114 trận...