Lũ mãi không về miền Tây: Khan hiếm cá đồng, cá linh non giá đắt đỏ
Do nước lũ trên thượng nguồn chưa đổ về, nguồn cá đồng khan hiếm đã đẩy giá các loại cá đặc sản miền Tây tăng cao. Cụ thể, giá cá lóc đồng bán tại chợ TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) từ 120.000-150.000 đồng/kg; cá trê vàng 120.000 đồng/kg, cá rô đồng hơn 150.000 đồng/kg, riêng đặc sản cá linh non giá lên tới 200.000 đồng/kg.
Hằng năm vào rằm tháng Bảy âm lịch, khi làm xong vụ lúa Hè Thu là bà con các huyện đầu nguồn lũ tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị câu, lưới đón con nước về để đánh bắt cá đồng.
Tuy nhiên, hiện đã đến tháng 8/2019 nước thượng nguồn chưa đổ về làm cho nguồn cá đồng khan hiếm khiến giá tăng cao. Bình quân giá cá đồng hiện nay tăng từ 20-40% so với cùng kỳ năm 2018.
Người dân miền Tây đánh bắt cá linh mùa lũ. Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Nguồn cá đồng ở Đồng Tháp đánh bắt vào mùa lũ là các loại cá lóc, rô, trê, cá sặc, cá linh. Đặc sản cá đồng theo nguồn nước về sớm nhất là cá linh non, nhưng hiện nay đặc sản cá linh non rất khan hiếm do với vào đầu mùa lũ.
Giá cá lóc đồng bán tại chợ thành phố Cao Lãnh với giá từ 120.000-150.000 đồng/kg; cá trê vàng 120.000 đồng/kg, cá rô đồng hơn 150.000 đồng/kg, cá linh non 200.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Bạch Phượng, một chủ quán ăn ở huyện Tháp Mười, cho biết hằng năm vào tháng Tám đã có cá linh non bày bán tại chợ huyện Tháp Mười, nhưng hiện nay chị ra chợ mua cá linh non mà tìm kiếm khắp chợ không có.
Video đang HOT
Còn ở chợ thành phố Cao Lãnh có một sạp bán cá linh non nhưng với giá rất cao, lên tới hơn 200.000 đồng/kg và sạp bán cá linh non này chỉ có chừng 5-10kg.
Đến tận vùng đầu nguồn ở huyện Tân Hồng và Hồng Ngự có bày bán cua đồng nơi nhiều nhất nhưng hiện nay rất khan hiếm, càng cua đồng được bán với giá 150.000-170.000 đồng/kg.
Mùa nước nổi không phải là một hiện tượng thiên nhiên cực đoan mà chính là nguồn sống giúp người dân nơi đây có thu nhập từ cá đồng.
Trung bình mỗi ngày gia đình ông Võ Văn Sậy xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cũng kiếm được vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng từ nghề câu lưới, hiện giờ đành phải ngóng chờ con nước thượng nguồn đổ về để đánh bắt cá đồng.
Còn ở xã Thường Phước, mực nước thấp hơn cùng kỳ năm 2018 là 1,5m cũng đang khiến trên 300 hộ dân sống bằng nghề câu lưới trong mùa nước nổi, thấp thỏm lo âu.
Ông Trần Phước Lộc, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự, cho biết nhằm giúp người dân tăng thu nhập trong mùa nước, phát triển sinh kế bền vững trong mùa nước nổi năm 2019, địa phương dự kiến triển khai một số mô hình sinh kế như nuôi giữ cá tự nhiên, cá đồng, nuôi tôm càng xanh… nhưng do lũ về muộn nên các mô hình này gần như không thể triển khai.
Cá đồng khan hiếm, giá cao là do nước thượng nguồn chưa đổ về, sản lượng đánh bắt thủy sản hàng ngày của bà con rất ít. Bên cạnh đó, lượng cá đồng giảm còn do nhiều người đánh bắt tận diệt bằng kích điện.
Theo Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam )
Giông lốc gây chết người, sập và tốc mái hàng trăm căn nhà
Ngày 17-7, hơn 100 chiến sĩ của lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khẩn trương khắc phục hậu quả sau trận giông lốc kinh hoàng vào chiếu tối 16-7 trên địa bàn biên giới huyện Hồng Ngự .
Theo đó, giông lốc kèm theo mưa lớn và sấm sét đã làm tốc mái, hư hại hơn 100 căn nhà của người dân ở huyện biên giới. Đặc biệt, cơn mưa giông đã khiến 1 người tử vong do sét đánh trúng trong lúc đang chăn vịt trên cánh đồng xã Thường Thới Hậu A (huyện Hồng Ngự).
Mái tôn nhà của người dân bị gió cuốn đi, vướng vào đường dây điện
Thống kê của ngành chức năng địa phương, giông lốc đã làm sập, tốc mái 116 căn (trong đó 34 căn tốc mái hoàn toàn), 3 căn nhà bị sập; ước tính thiệt hại lên đến nhiều tỉ đồng. Hiện, địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại tài sản của người dân.
Cây xanh bị ngã gây cản trở giao thông
Cũng trong chiều 16-7, cơn mưa lớn, kèm theo giông lốc mạnh đã khiến 168 căn nhà của người dân trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị sập và tốc mái. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng ước thiệt hại về tài sản lên đến hàng tỉ đồng. Theo đó, các địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất là xã Tân Hội (38 căn bị tốc mái, 2 căn bị sập), phường An Lạc (28 căn tốc mái), xã Bình Thạnh (22 căn tốc mái, 3 căn sập), phường An Lộc và An Thạnh có 16 căn nhà bị tốc mái...
Lực lượng vũ trang huyện Hồng Ngự tham gia hỗ trợ người dân khắc phục sau cơn mưa giông
Ngoài ra, giông lốc cũng làm nhiều cây cối, trụ điện, pano... bị ngã, làm cản trở giao thông tại một số địa phương. Đặc biệt, sự cố giông lốc cũng gây mất điện trên diện rộng ở thị xã Hồng Ngự. Ngay sau khi xảy ra sự cố, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ, dọn dẹp, giúp người dân sửa chữa lại nhà, trú tạm qua cơn mưa giông.
Ngành điện lực sửa chữa hệ thống điện bị hư hỏng do giông lốc gây ra
Ông Trần Văn Son, Phó Chủ tịch UBND phường An Thạnh, cho biết Đảng ủy, UBND phường tập trung huy động lực lượng hỗ trợ người dân thu gom một số vật dụng cản trở giao thông cũng như hỗ trợ người dân sắp xếp lại các căn nhà bị tốc mái để ổn định chỗ ở. Đồng thời, cử cán bộ các khóm thống kê sự cố để báo cáo về ban chỉ đạo thị xã để có hướng xử lý kip thời.
Sáng 17-7, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cùng chính quyền thị xã Hồng Ngự đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tiền cho các gia đình có nhà bị sập hoặc tốc mái nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Tin - ảnh: NGUYỄN HUYNH
Theo Nguoilaodong
NÓNG: Xác định được sinh vật lạ giống đỉa, đầu có râu ở Đồng Tháp Ngành chức năng huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) cho biết đã xác định được loài "sinh vật lạ" giống đỉa, đầu có râu xuất hiện với mật độ khá dày ở xã Thường Phước 2. Gần đây, nhiều hộ dân sống ở xã Thường Phước 2 (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, có một loài sinh vật lạ xuất hiện...