Lũ lụt tiếp diễn tại 4 tỉnh phía Bắc Thái Lan
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Cục trưởng Cục Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của Thái Lan Chaiwat Chuntirapong ngày 1/9 cho biết lũ lụt vẫn tiếp diễn tại 4 tỉnh bao gồm Chiang Rai, Phitsanulok và Sukhothai ở miền Bắc và Nong Khai ở miền Đông Bắc nước này.
Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tính đến thời điểm hiện tại, nước lũ do mưa dai dẳng đã ảnh hưởng đến 3.979 gia đình tại 223 ngôi làng ở 4 tỉnh trên. Ông Chaiwat cho biết thêm rằng lũ lụt đang giảm ở Chiang Rai, Sukhothai và Nong Khai nhưng lại tăng ở Phitsanulok.
Trong khi đó, chi cục phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh phía Bắc Chiang Mai báo cáo nước chảy từ núi Doi Moncham đã tràn xuống 7 ngôi làng ở huyện Mae Rim vào tối 31/8. Người dân và du khách đã được sơ tán trong thời gian ngắn.
Kể từ ngày 16/8, lũ lụt và sạt lở đất do mưa lớn tại Thái Lan đã ảnh hưởng đến 23 tỉnh, làm 22 người thiệt mạng và 19 người bị thương.
Trong diễn biến khác, nhà chức trách Thái Lan đã mở một cuộc điều tra về vụ sập hầm đường sắt Muak Lek – Lam Takhong ở huyện Pak Chong, tỉnh Nakhon Ratchasima, làm 3 công nhân nước ngoài thiệt mạng. Cuộc điều tra cũng sẽ xem xét kết quả điều tra của công ty Đường sắt quốc gia Thái Lan (SRT) để xác định liệu công trình có tuân thủ thiết kế, quy định và tiêu chuẩn an toàn hay không.
Vụ sập hầm xảy ra vào đêm 24/8 sau trận mưa lớn kéo dài mặc dù ở thời điểm xảy ra vụ việc trời không mưa. Các nạn nhân, gồm 2 công dân Trung Quốc và một công dân Myanmar, đang ở bên trong đường hầm, cách lối vào 1,5 km khi công trình bị sập.
Hầm đường sắt Muak Lek – Lam Takhong được thiết kế dài khoảng 8 km nằm trong đoạn dài 251 km của tuyến đường sắt cao tốc Thái Lan – Trung Quốc giữa Bangkok và Nakhon Ratchasima. Sau tai nạn, việc xây dựng đường hầm đã tạm dừng để các kỹ sư và nhà thầu thảo luận về các biện pháp đảm bảo an toàn trước khi tiến hành.
Video đang HOT
Các chuyên gia đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét cẩn thận các điều kiện đất và đá trong các dự án xây dựng phức tạp, đặc biệt khi sử dụng các kỹ thuật như “khoan và nổ”, tuy hiệu quả về mặt chi phí nhưng đòi hỏi các biện pháp an toàn nghiêm ngặt để ngăn chặn xảy ra những sự cố tương tự.
Mưa lũ gây thiệt hại lớn tại Thái Lan và Trung Quốc
Phóng viên TTXVN tại Thái Lan cho biết các vụ lở đất trên khắp tỉnh đảo Phuket ở miền Nam nước này do mưa lớn đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, trong đó có 8 người nước ngoài và làm hư hại hơn 50 ngôi nhà.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo một quan chức thuộc Văn phòng Cục Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Phuket, mưa lớn ở một số khu vực từ 1h00 sáng 23/8 đã gây ra lũ quét và lở đất.
Đặc biệt nghiêm trọng là vụ lở đất lớn xảy ra tại xã Karon, chôn vùi nhiều tài sản, trong đó có một biệt thự và khu lều trại của công nhân nhập cư. 10 thi thể đã được tìm thấy, bao gồm một cặp vợ chồng người Nga, 6 công nhân Myanmar và 2 người Thái Lan. Khoảng 50 ngôi nhà cùng nhiều tài sản bị hư hại và khoảng 10 người bị thương.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ông Srattha Thongkam, Phó Tỉnh trưởng Phuket, cho biết một trung tâm chỉ huy và địa điểm sơ tán đã được thành lập phía sau chùa Wat Kata gần đó và ít nhất 25 người thuộc 5 hộ gia đình đã được sơ tán. Hiện các các đội cứu hộ đang tìm kiếm 4 địa điểm khác, nơi được cho là có người bị mắc kẹt dưới bùn.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Giới chức địa phương cho biết thêm mưa nhỏ vẫn tiếp diên đến tối 23/8 nhưng nước đã rút phần lớn ở các khu dân cư và nhiều tuyến đường. Tuy vậy, một số khu vực vẫn được tuyên bố là vùng thảm họa để tạo điều kiện cho công tác cứu trợ.
Người phát ngôn Chính phủ, bà Traisuree Taisaranakul nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thời tiết, các điểm du lịch và khu vực có nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ lụt hoặc lở đất. Bà kêu gọi du khách tránh các khu vực có nguy cơ cao và tuân theo các hướng dẫn an toàn.
Ngoài Phuket, một số tỉnh miền Bắc Thái Lan cũng đang phải hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính phủ đảm bảo vẫn kiểm soát được tình hình và và cố gắng không để lũ lụt ở miền Bắc ảnh hưởng đến thủ đô Bangkok và các tỉnh hạ lưu khác.
Theo Phó Thủ tướng tạm quyền Phumtham Wechayachai, Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã, Cục Thủy lợi Hoàng gia (RID) và Văn phòng Tài nguyên nước thiên nhiên (ONWR) đã được chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là ở các tỉnh bị lũ lụt nặng nề nhất.
Bộ Nội vụ đã được yêu cầu thành lập các trung tâm khẩn cấp để tạo phối hợp với các cơ quan liên quan ở các khu vực lũ lụt và tuyên bố các khu vực đó là vùng thiên tai để quỹ khẩn cấp có thể được giải ngân ngay lập tức.
Bộ Giáo dục Thái Lan đã được chỉ đạo đóng cửa các trường học ở vùng lũ, trong khi Bộ Giao thông vận tải nước này được lệnh khảo sát tình trạng hư hỏng đường bộ và xây dựng những cây cầu tạm để đảm bảo giao thông. Bộ Thương mại được yêu cầu cung cấp đầy đủ hàng hóa cơ bản với giá cả hợp lý.
ONWR đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra lũ quét, lở đất ở 35 tỉnh cho đến ngày 30/8 do mưa lớn, trong khi Cục Khí tượng kêu gọi người dân khu vực phía Bắc và Đông Bắc thận trọng với mưa lớn đến rất to từ ngày 21 - 27/8.
Theo Cục Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai, lũ lụt tại 7 tỉnh miền Bắc gồm Chiang Rai, Phayao, Lampang, Nan, Phrae, Phetchabun và Udon Thani đã ảnh hưởng tới 12.777 hộ gia đình. Chính quyền đô thị Bangkok (BMA) đang theo dõi sát sao mực nước và phân phát bao cát cho các khu dân cư dễ bị ngập lụt trong thành phố. Một quan chức của BMA cho biết thủ đô Bangkok sẽ hứng chịu nhiều mưa và nước lũ chảy về từ phía Bắc hơn trong hai tháng tới.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 14 người mất tích sau trận mưa lớn trong những ngày gần đây trút xuống tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc).
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tại Liêu Ninh, mưa lớn kéo dài nhiều ngày trong tuần này đã làm gián đoạn việc đi lại và cản trở các nỗ lực ứng phó khẩn cấp. Lũ lụt buộc hàng chục nghìn người dân ở các khu vực ven biển của thành phố Huludao phải sơ tán.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tối 23/8, Đài truyền hình nhà nước CCTV cho biết đợt mưa lớn này đã gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho thành phố Huludao, đặc biệt là huyện Kiến Xương và huyện Tùy Trung. Hệ thống đường sá, điện lưới, thông tin liên lạc,... đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trước đó, theo CCTV, hơn 50.000 người ở Huludao đã phải sơ tán. Theo số liệu thống kê sơ bộ, số người bị ảnh hưởng ở Huludao lên tới 188.757 người và thiệt hại do thảm họa này là 10,3 tỷ nhân dân tệ (1,45 tỷ USD). Ngoài ra, 187 cây cầu đã bị hư hại và 40 đường dây tải điện đã bị đứt.
Trung Quốc đang trải qua một mùa Hè thời tiết khắc nghiệt, với những trận mưa xối xả và những đợt nắng nóng như thiêu đốt. Tháng 7 là tháng nóng nhất ở Trung Quốc trong vòng 6 thập kỷ qua. Tháng 7 cũng là tháng mà Trái Đất đã chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử.
Thái Lan tăng cường ứng phó với lũ lụt ở miền Bắc Ngày 22/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Phumtham Wechayachai đã triệu tập một cuộc họp của các cơ quan ban ngành về việc đối phó với tình hình lũ lụt đang diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc nước này. Trước đó, Phó Thủ tướng Phumtham đã chỉ thị cho Bộ trưởng Nội vụ và tỉnh trưởng...