Lũ lụt tại Tây Ban Nha: Số nạ.n nhâ.n tăng cao, hệ thống cảnh báo bị nghi ngờ chậm trễ
Số người thiệt mạng vì lũ lụt ở Tây Ban Nha tăng cao đang đặt ra câu hỏi về hiệu quả của hệ thống cảnh báo thiên tai mà quốc gia này áp dụng để ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Ô tô bị cuốn trôi chồng lên nhau trên phố sau lũ quét tại Valencia, Tây Ban Nha ngày 30/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Những trận mưa xối xả kéo dài từ đầu tuần này đã gây ra lũ lụt khiến ít nhất 95 người thiệ.t mạn.g, trở thành thảm họa thiên nhiên gây ra số người t.ử von.g nhiều nhất ở Tây Ban Nha kể từ năm 1973.
Sáng 29/10, Cơ quan thời tiết nhà nước AEMET đã ban hành cảnh báo đỏ đối với vùng Valencia, miền Đông nước này, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, phải đến chiều tối cùng ngày, cơ quan đối phó tình trạng khẩn cấp khu vực mới được thành lập. Thêm vào đó, thông báo yêu cầu người dân ở thành phố Valencia không rời khỏi nhà chỉ được gửi đi vào lúc 20h tối cùng ngày.
Theo phản ánh của người dân, cơ quan chức năng Tây Ban Nha đã chậm trễ trong công tác cảnh báo lũ lụt. Họ chỉ nhận được thông báo khi nước lũ đã tràn vào, nhiều tài xế do không nắm được tình hình đã lái xe ra đường và bị cuốn trôi.
Theo bà Hannah Cloke, Giáo sư thủy văn tại Đại học Reading, nếu các cơ quan dự báo thời tiết đưa ra cảnh báo sớm, những thảm kịch như vậy hoàn toàn có thể tránh được khi người dân không di chuyển tới các khu vực có dòng nước lũ dâng cao. Bà cho rằng với tình trạng thiệt hại hiện nay, hệ thống cảnh báo của Valencia “đã thất bại”.
Bà Liz Stephens, Giáo sư về rủi ro khí hậu và khả năng phục hồi tại Đại học Reading, đã nêu bật sự cần thiết phải hành động quyết liệt hơn để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bà cho rằng việc để nhiều người thiệ.t mạn.g do những sự kiện có thể dự báo trước là một điều khó có thể chấp nhận, đặc biệt khi nhiều quốc gia có đủ nguồn lực để bảo vệ người dân của mình.
Bộ trưởng phụ trách quan hệ giữa chính quyền trung ương và các địa phương tại Tây Ban Nha, ông Angel Victor Torres, đã từ chối đưa ra bình luận về khả năng các cơ quan chức năng chậm trễ trong việc gửi cảnh báo tới người dân.
Video đang HOT
Hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay ở Tây Ban Nha do luồng không khí lạnh di chuyển qua vùng nước ấm của Địa Trung Hải, tạo ra những đám mây mưa dữ dội, một hiện tượng thường thấy vào thời điểm này trong năm. Sự nóng lên của biển Địa Trung Hải làm gia tăng quá trình bốc hơi nước, đóng vai trò chính trong việc gây ra những trận mưa lớn với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng các sự kiện thời tiết cực đoan đang trở nên dữ dội hơn, kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Trong một số trường hợp, ngay cả những quốc gia có hệ thống cảnh báo hiện đại cũng khó lòng đối phó với những sự kiện bất ngờ.
Ông Leslie Mabon, giảng viên cao cấp về hệ thống môi trường tại Đại học Mở của Anh, nhận định: “Lũ lụt ở Tây Ban Nha là một lời nhắc nhở rằng không quốc gia nào được miễn nhiễm trước những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra”.
Tây Ban Nha đối mặt với trận lũ lụt chế.t chóc nhất trong 30 năm
Ít nhất 64 người đã thiệ.t mạn.g trong trận lũ lụt chế.t chóc nhất tại Tây Ban Nha trong ba thập kỷ qua sau khi mưa lớn trút xuống vùng Valencia ở miền Đông nước này vào hôm 29/10 khiến đường sá và các thị trấn chìm trong biển nước.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ chính quyền địa phương ngày 30/10 cho biết ít nhất 64 người đã thiệ.t mạn.g trong trận lụt chế.t chóc nhất tại Tây Ban Nha trong ba thập kỷ qua sau khi mưa lớn trút xuống vùng Valencia ở miền Đông nước này vào hôm trước khiến đường sá và các thị trấn chìm trong biển nước.
Theo hình ảnh truyền hình từ thị trấn Utiel, nhiều nhân viên cứu hộ đang sử dụng xuồng cao su làm việc trong bóng tối để tìm kiếm các khu vực ngập lụt, đưa nhiều người đến nơi an toàn và lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tiếp cận những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Pedro Sanchez đã chia sẻ đau buồn với những ai mà lúc này vẫn phải đang tìm kiếm người thân, đồng thời cam kết xây dựng lại đường phố, quảng trường và cầu cống ở nơi chịu tác động bởi lụt lội.
Về phần mình, Carlos Mazon, lãnh đạo khu vực Valencia cho biết vẫn còn một số người bị cô lập ở những khu vực khó tiếp cận.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Mazon nói: "Nếu (lực lượng cứu hộ) chưa đến được, đó không phải vì thiếu phương tiện hay ý định, mà là do vấn đề về lối vào", và cho biết việc tiếp cận một số khu vực là "hoàn toàn không thể".
Ít nhất 62 người đã t.ử von.g tại Valencia, trong khi chính quyền ở khu vực Castilla La Mancha thuộc miền Trung Tây Ban Nha cho biết lụt lội do bão lũ đã khiến hai người thiệ.t mạn.g và nhiều người khác mất tích.
Hàng chục video được chia sẻ trên mạng xã hội trong đêm cho thấy nhiều người bị mắc kẹt trong dòng nước lũ, một số người phải leo lên cây để tránh bị cuốn trôi.
Cảnh quay ghi lại hình ảnh lực lượng cứu hộ đưa một số phụ nữ đến nơi an toàn bằng gầu của một chiếc máy ủi trong khi các quan chức cho biết do lũ lụt, những chuyến tàu đến Madrid và Barcelona đã bị hủy còn các trường học cùng nhiều dịch vụ thiết yếu khác cũng bị đình chỉ ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại khu vực này kêu gọi người dân tránh mọi hoạt động giao thông đường bộ và tuân thủ các hướng dẫn chính thức trong khi một đơn vị quân sự chuyên về cứu hộ đã được triển khai tại một số nơi để hỗ trợ các nhân viên cứu hộ địa phương.
Một số khu vực như các thị trấn Turis, Chiva, và Bunol ghi nhận lượng mưa hơn 400mm - tương đương với lượng mưa trung bình trong cả một năm, khiến cơ quan thời tiết quốc gia AEMET hôm 29/10 đã phải ban hành cảnh báo đỏ.
Khi mưa giảm, cảnh báo đã được hạ xuống mức cam, nhưng với việc cơn bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, cơ quan dịch vụ thời tiết khu vực ở Catalonia đã ban hành cảnh báo đỏ cho khu vực quanh Barcelona, cảnh báo gió mạnh và mưa đá.
Số người chế.t ở Tây Ban Nha dường như là cao nhất tại châu Âu do lũ lụt kể từ năm 2021, khi ít nhất 185 người thiệ.t mạn.g ở Đức.
Trong khi đó, đối với Tây Ban Nha, đây là thảm họa lũ lụt chế.t chóc nhất ở nước này kể từ năm 1996, khi 87 người chế.t gần một thị trấn ở dãy núi Pyrenees.
Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe cho biết lực lượng cứu hộ của đất nước đang làm mọi cách để hỗ trợ và bày tỏ sự chia buồn "trước mất mát của quá nhiều sinh mạng".
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu sẵn sàng giúp đỡ. "Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Tây Ban Nha thật tàn khốc," bà von der Leyen viết.
ASAJA, một trong những nhóm nông dân lớn nhất ở Tây Ban Nha, cho biết vào hôm 29/10 rằng họ dự kiến thiệt hại nghiêm trọng đối với các vụ mùa.
Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại Observatory of Economic Complexity, Tây Ban Nha là nước xuất khẩu cam tươi và sấy khô lớn nhất thế giới, còn theo Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Valencia thì Valencia chiếm khoảng 60% sản lượng cam của cả Tây Ban Nha.
Các nhà khoa học cho biết các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng phổ biến hơn ở châu Âu do biến đổi khí hậu. Các nhà khí tượng học cho rằng sự nóng lên của Địa Trung Hải, làm gia tăng hiện tượng bốc hơi nước, đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho các cơn mưa lớn trở nên nghiêm trọng hơn.
"Các hiện tượng như thế này, vốn chỉ xảy ra cách nhau hàng chục năm, nay đang trở nên thường xuyên hơn và sức tàn phá của chúng ngày càng lớn hơn," ông Ernesto Rodriguez Camino, nhà khí tượng học cao cấp và là thành viên của Hiệp hội Khí tượng Tây Ban Nha, cho biết.
Một trang trại Thái Lan tiêu hủy 125 con cá sấu do lo ngại nước lũ dâng cao Một chủ trang trại cá sấu tại Thái Lan ngày 25/9 cho biết đã tiêu hủy 125 con cá sấu vì lo ngại chúng có thể trốn thoát trong đợt lũ lụt đang diễn ra và gây nguy hiểm cho người dân. Mưa lớn kéo dài ở miền Bắc Thái Lan trong tháng 9, đã gây lũ lụt và lở đất làm hơn...