Lũ lụt miền Trung: Cầu nguyện cho người thân được an toàn
Những người trẻ có quê ở miền Trung, xa nhà mang nỗi nhớ khôn nguôi dành cho người thân của mình đang ngày đêm chống chọi với sức tàn phá do lũ lụt gây ra.
Phan Thị Hoài Phương (phải) xếp những tấm áo quyên góp được để gửi cho người dân miền Trung – NGUYỄN ĐIỀN
Trần Thị Trà (21 tuổi), sinh viên (SV) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ với chúng tôi bằng chất giọng của người Quảng Trị đầy sự mộc mạc, thân thương: “Đây là năm mà lũ nặng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống”.
Trong thời gian quê nhà bị lũ, Trà chỉ biết gọi về hỏi thăm ba mẹ, dặn dò các em. Vẫn còn là SV nên chưa làm ra tiền để phụ giúp ba mẹ, thời gian này Trà chủ động tìm việc làm thêm, chi tiêu tiết kiệm để giảm bớt gánh nặng cho người thân ở quê nhà.
Trà chia sẻ, giờ chỉ mong lũ mau rút để mọi người bớt khổ vì người miền Trung vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. “Từ xưa tới giờ có thể nói miền Trung là vùng khổ nhất trong ba miền.
Nắng thì có lúc hạn đến không có lấy giọt mưa, còn lũ thì ngập hết nhà cửa. Có hai mùa, thì cả hai mùa người dân phải gánh chịu thiên tai nên nơi đây quanh năm không làm ra được cái gì để tích lũy”, Trà nghẹn ngào.
Khổ cực là thế nhưng ba mẹ Trà cũng như đa số người dân miền Trung chưa bao giờ bỏ cuộc, họ kiên trì làm lại từ đầu sau những cơn bão, tự chữa lành vết thương sau những mất mát.
Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình
Còn người bạn đồng hương của Trà – Hồ Thị Mỹ Hảo (21 tuổi), SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ hình ảnh quê hương mình chìm trong biển nước khiến Hảo không sao ngủ được. May mắn vì nhà ở vùng trung du khá cao nên gia đình Hảo không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng cô gái trẻ vẫn một lòng hướng về quê hương. “Hai ngày nay mình và nhóm bạn đã đi khắp nơi quyên góp quần áo để gửi về quê cũng chỉ với hy vọng người dân bớt khổ”, Hảo tâm sự.
Phan Thị Hoài Phương (21 tuổi), SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thương về quê nội Hà Tĩnh: “Mưa lũ không thể nào liên lạc về nhà vì mất điện, không có sóng điện thoại. Chỉ biết cầu nguyện cho mọi thứ không quá xấu và người thân được an toàn”.
Trường học ngổn ngang trong lũ lịch sử: Nước chưa rút đã dọn dẹp đón học sinh
Lũ dữ cuốn trôi nhà, vợ chồng nghèo không đủ 200.000 đồng trả tiền học cho con
Nước vừa rút, anh chị chạy vội về thì nhà chỉ còn trơ lại nền xi măng xám xịt. Bất lực, hai vợ chồng nhìn nhau òa khóc như trẻ con.
Hậu quả để lại sau vài ngày xảy ra lũ lụt ở miền Trung đối với gia đình anh Nguyễn Tiến Khang (SN 1976) và chị Nguyễn Thị Tuyết (SN 1986, trú thôn 4 xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) quá khủng khiếp. Căn nhà của anh chị đã bị trôi theo dòng nước lũ, chỉ còn trơ lại nền xi măng xám xịt.
Ngôi nhà giờ chỉ còn lại nền xi măng, anh chị phải dựng bạt che chắn tạm
Đưa tay quệt vội dòng nước mắt, chị Tuyết kể: " Khoảng 4g chiều ngày 18/10, mưa to, nước lên nhanh, vợ chồng tôi bàn nhau gom ít áo quần của 3 đứa con và đồ lặt vặt trong nhà, nhờ xe hàng xóm chở lên nhà họ hàng cách đó gần 1km.
Sau khi quay về, định dọn thêm ít đồ thì nước đã ngập hết đường, chồng tôi bảo tôi ở lại, anh về lây dây cột giường tủ lại trong nhà, đóng cửa khỏi trôi đồ rồi bơi đi vớt mấy con gà, con chó nhỏ".
Không ngờ, đêm xuống, nước ngập nửa nhà. Sáng hôm sau anh chị được hàng xóm gọi báo nhà đã lung lay, được một lúc thì trôi đi mất.
Nước lũ cuốn trôi, chỉ còn lại mái nhà bị hư hại nặng
" Giường, tủ và cột nhà đều trôi sạch, chỉ còn 2 mái lợp fibro xi măng thì nặng hơn nên dạt ra gần đó. Chúng tôi bất lực quá, chỉ biết ôm nhau khóc", chị Tuyết nghẹn lời.
Đợi nước rút, vợ chồng chị về nhà thì chỉ còn nền xi măng trơ trọi. Anh em, hàng xóm thương tình đóng mấy cái cọc nhỏ, phủ lên tấm bạt xanh để đồ lặt vặt khi đi tránh lũ mang theo được. Lấy một tấm lợp vỡ từ mái nhà để chắn gió cho bếp, luộc nồi sắn ăn lót lòng, nước mắt chị Tuyết cứ trào ra.
" Hôm nay có đoàn của huyện về thăm, cho 1 yến gạo và một thùng mì tôm, nhà còn ít cá khô và mắm mặn, cả nhà 5 người ăn tạm rồi lên trạm xá xin 1 phòng tá túc. Dựng lại được nhà rồi đưa con về chứ các cháu còn nhỏ quá", chị nói.
Căn bếp dựng tạm không đủ sức chống đỡ trước mưa gió
Được biết, chị Tuyết quê ở Hà Tĩnh, sau khi kết hôn vợ chồng ra ở riêng và có với nhau 3 đứa con là cháu Nguyễn Thanh Trà (SN 2014), Nguyễn Tiến Đức (SN 2015) và Nguyễn Thùy Trâm (SN 2017).
" Bố mẹ chồng cho chúng tôi 10 thước ruộng để trồng lúa nhưng thấy ai bỏ hoang ruộng tôi đều đến xin để làm. Mỗi mùa được khoảng 6 bì (gần 3 tạ), cả nhà 5 người ăn được khoảng 4 tháng, còn lại phải đi mua", chị cho hay.
Ngoài làm ruộng, anh chị còn đi bóc vỏ keo và vận chuyển keo. Chăm chỉ làm, mỗi ngày họ được trả công 200 ngàn đồng, chỉ hôm nào trời nắng quá hay mưa xuống mới nghỉ. Số tiền này chỉ đủ đắp đổi, mua đường sữa và cho 3 đứa con đi học, cuộc sống rất chật vật.
" Nói thì ngại quá nhưng cháu Trà năm nay học lớp 1 rồi mà tôi còn nợ 200 ngàn của cô giáo dạy mầm non đến giờ chưa trả. Đức và Trâm cũng đi học có bán trú nên mỗi tuần đều phải đóng tiền ăn cho các cháu. Dạo này mưa liên miên không đi làm được, giờ nhà lại trôi, tôi không biết phải làm sao nữa", người phụ nữ khốn khổ xót xa.
Nồi sắn luộc ăn tạm cho qua cơn đói lòng của đôi vợ chồng nghèo
Ngôi nhà 2 gian này anh chị làm đã 6 năm, nền xi măng, mái lợp fibroxi măng, xung quanh ghép ván che chắn. Giờ nhà đã trôi theo lũ, tấm bạt xanh không che nổi một con gió nhẹ. Đang giữa mùa mưa bão, một mái nhà ấm áp cho các con là điều mà anh chị mong mỏi nhất ngay lúc này.
Trao đổi với VietNam Net, ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Ngư Hóa cho biết: " Gia đình chị Tuyết là hộ nghèo của xã, đây cũng là nhà bị thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ vừa qua. Sau khi nước rút, chúng tôi đã đến thăm hỏi, rất mong các mạnh thường quân giúp đỡ để anh chị có thể dựng lại nhà".
Khách sạn, nhà hàng phục vụ miễn phí các đoàn cứu trợ miền Trung Cùng chung tâm trí hướng về miền Trung "ruột thịt", nhiều khách sạn, nhà hàng cũng phục vụ miễn phí cho các đoàn từ thiện, mong họ đủ sức khỏe để giúp đỡ được nhiều bà con. Chỉ vài ngày trước, khách sạn Phương Anh (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) cũng bị nước lũ ngập đến 1 mét. Thấu hiểu cảnh khổ...