Lũ lụt lịch sử tại UAE và Oman có thể do tình trạng nóng lên toàn cầu
Tình trạng nóng lên toàn cầu do phát thải nhiên liệu hóa thạch “rất có thể” đã làm trầm trọng thêm những trận mưa dữ dội trút xuống Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) và Oman vào tuần trước, khiến nhiều người thiệt mạng và gây lũ lụt trên diện rộng.
Ngập lụt sau mưa lớn tại Dubai, UAE ngày 19/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhận định này được đưa ra trong nghiên cứu được nhóm nhà khoa học của World Weather Attribution (WWA) – tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới – công bố ngày 25/4.
UAE vừa qua đã hứng chịu lượng mưa lớn nhất kể từ khi công tác thống kê bắt đầu vào năm 1949. Mưa lớn đã khiến 4 người thiệt mạng tại UAE, trong khi con số này ở Oman là 21 người. UAE và Oman cũng là các quốc gia sản xuất dầu mỏ đang phải hứng chịu thời tiết nắng nóng cực độ do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Nhưng trận lũ lụt tuần trước cho thấy nguy cơ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan khi hành tinh nóng lên.
Video đang HOT
Nghiên cứu của WWA đã phân tích dữ liệu lịch sử về thời tiết và các mô hình khí hậu để xác định những thay đổi về các hình thái mưa trong khu vực, trong đó có những năm có hiện tượng thời tiết El Nino. Kết quả cho thấy những cơn mưa cực đoan ít dữ dội hơn đáng kể trong những năm trước khi nhiệt độ cao hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong khi đó, trong những năm có hiện tượng thời tiết El Nino, lượng mưa cực lớn đã gia tăng 10-40% ở khu vực bị ảnh hưởng. WWA lưu ý sự nóng lên toàn cầu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch được xem là nguyên nhân có khả năng nhất khiến lượng mưa ngày càng tăng.
Giáo sư Sonia Seneviratne tại trường đại học ETH ở Zurich (Thụy Sĩ), cũng là thành viên của WWA, cho biết lũ lụt ở UAE và Oman đã chỉ ra rằng ngay cả những khu vực khô hạn cũng có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ vì các đợt mưa, một mối đe dọa ngày càng gia tăng cùng với sự nóng lên toàn cầu do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Trong khi đó, bà Mariam Zachariah, thành viên WWA và là nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: “Các đợt mưa cực lớn đã gia tăng ít nhất 10% cường độ ở UAE và Oman. Phát hiện này…phù hợp với nguyên lý vật lý cơ bản rằng bầu không khí ấm hơn có thể giữ được nhiều hơi ẩm hơn”.
Chủ tịch COP28 ưu tiên vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu trong chương trình nghị sự
Ngày 8/10, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28), ông Sultan Al Jaber cho biết việc thích ứng với biến đổi khí hậu phải là vấn đề hàng đầu cũng như trọng tâm của chương trình nghị sự của hội nghị COP28 tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào cuối năm nay.
Chủ tịch COP28 Sultan Ahmed al-Jaber. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Tuần lễ Khí hậu Trung Đông - Bắc Phi (MENA) ở thủ đô Riyadh (Saudi Arabia), ông Al Jaber nói: "Chúng ta đang sống ở một khu vực có nắng nóng cực đoan, khan hiếm nước và mất an ninh lương thực. Chúng ta cũng đang phải chịu những tác động khắc nghiệt của khí hậu, từ hạn hán đến lũ lụt tàn khốc ở Derna".
Ông Al Jaber cho rằng để mang lại lợi ích cho khu vực, chính phủ các nước phải đặt công tác thích ứng với biến đổi khí hậu lên hàng đầu và trọng tâm của chương trình nghị sự về khí hậu. Chủ tịch COP28 cũng nhấn mạnh các nhà tài trợ phải tăng gấp đôi nguồn tài chính thích ứng và bổ sung quỹ khí hậu xanh.
Việc thích ứng tức là đầu tư vào nhiều cách thức để thích ứng với biến đổi khí hậu như hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống lương thực và năng suất cây trồng. Ông Jaber cũng cho rằng các chính phủ phải duy trì những cam kết được đưa ra trước đây. Trong đó, năm 2019, các nước giàu cam kết chi 100 tỷ USD/năm để hỗ trợ những nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu. Năm ngoái, các bên tham gia COP27 tại Ai Cập thống nhất lập một quỹ đặc biệt để bù đắp tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Trong một thông cáo cùng ngày 8/10, các nhà tổ chức hội nghị cho biết các cuộc đàm phán tại Riyadh nhằm nêu bật những thách thức và giải pháp tại một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu.
Thông cáo nêu rõ khu vực này vốn phải chật vật với nhiệt độ cao và khan hiếm nước, với hơn 60% dân số ít có khả năng hoặc không thể tiếp cận được nước uống. Nhiệt độ gia tăng dự kiến dẫn đến hạn hán khắc nghiệt và dai dẳng hơn.
Theo ông Simon Stiell, Thư ký điều hành Ban thư ký về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, khu vực Trung Đông - Bắc Phi đang "ở ngã ba đường" khi không chỉ đối mặt với những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu mà còn cả thách thức trong việc chuyển đổi nền kinh tế để đảm bảo sự thịnh vượng trong một thế giới đang nỗ lực đạt mục tiêu hạn chế nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Hội nghị COP28 dự kiến diễn ra tại Dubai từ ngày 30/11 - 12/12 tới được xem là cơ hội quan trọng để các nước đẩy nhanh hành động nhằm hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đến nay, các báo cáo cho thấy các nước đang chệch hướng mục tiêu 1,5 độ C nói trên.
UAE chi 544 triệu USD hỗ trợ khắc phục hậu quả sau trận lũ lụt lịch sử Ngày 24/4, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo chi 544 triệu USD để tu sửa nhà cửa tại các tiểu vương quốc trực thuộc sau khi những trận mưa kỷ lục trong tuần qua gây lũ lụt trên diện rộng. Ngập lụt do mưa lớn tại Dubai, UAE ngày 18/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu sau một cuộc họp nội...