Lũ lụt lịch sử kéo tụt nền kinh tế ở Trung Âu
Chỉ một tuần trước, trước khi trận lũ lụt lịch sử quét qua miền trung châu Âu, Cộng hòa Czech dường như đang trên đà trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực có thể kéo thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu kể từ khi COVID-19 bùng phát.
Giờ đây, chiến thắng nhỏ nhoi đó đang bị đe dọa khi Cộng hòa Czech và Ba Lan, những quốc gia gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của trận lũ lụt, đang phải tính toán thiệt hại do trận lũ lụt tồi tệ nhất tấn công khu vực này trong ít nhất hai thập kỷ qua.
Dựa trên ước tính của các quan chức địa phương, thiệt hại về cơ sở hạ tầng có thể lên tới tổng cộng 10 tỷ USD chỉ riêng ở hai quốc gia này. Bộ trưởng Tài chính Ba Lan cho biết 5,6 tỷ USD được phân bổ từ các quỹ của EU sẽ trang trải một số chi phí phục hồi sau lũ lụt.
Sông Oder ở Wroclaw, Ba Lan vào ngày 19/9. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Tổn thất kinh tế đang làm gia tăng áp lực lên tài chính nhà nước ở một khu vực vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và lạm phát tăng vọt sau cuộc xung đột Nga – Ukraine vào năm 2022.
Kể từ khi xảy ra đại dịch, khi các quốc gia thành viên EU gạt bỏ điều khoản của khối là phải duy trì mức thâm hụt hàng năm ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội, thâm hụt ngân sách trong khu vực đã tăng vọt lên tới 9% GDP ở Romania và 7% ở Ba Lan và Hungary.
Lạm phát và bầu cử ở Ba Lan, Hungary và Romania càng cản trở việc cắt giảm thâm hụt. Đầu tư quân sự cao hơn, chi tiêu cho lương hưu theo lạm phát và chi phí trả nợ tăng cũng đang làm căng thẳng ngân sách.
Ngày 19/9, Bộ Tài chính Czech cho biết họ sẽ phân bổ 30 tỷ crown (1,3 tỷ USD), tương đương 0,4% GDP, để khắc phục thiệt hại do lũ lụt trong sửa đổi ngân sách năm 2024.
Điều này có thể đẩy thâm hụt của Czech lên gần mức 3% theo quy định của EU, tăng so với mục tiêu ban đầu là 2,5%, với mức thâm hụt của năm tới hiện cũng được dự báo cao hơn các kế hoạch trước đó.
Steffen Dyck, Phó Chủ tịch cấp cao của Moody’s Ratings, cho biết mặc dù Trung Âu dường như đã chuẩn bị tốt hơn so với trước đây để ứng phó với lũ lụt, nhưng nơi này vẫn phải đối phó với các sự cố và tác động kinh tế của chúng thường xuyên hơn.
Áp lực bất ngờ lên tài chính của CH Czech làm nổi bật quy mô thách thức mà các nước thành viên phía đông EU còn lại đang phải đối mặt, vẫn đang vật lộn với mức thâm hụt lớn hơn, từ gần 7% ở Romania đến hơn 5% ở Ba Lan và Hungary.
Mưa lớn hoành hành phía Nam Hàn Quốc
Hãng thông tấn Yonhap ngày 21/9 đưa tin, mưa lớn qua đêm trên khắp Hàn Quốc đã gây ra lở đất và lũ lụt.
Giới chức đã triển khai công tác sơ tán hơn 500 người dân ở khu vực phía Nam do mưa lớn gây ngập lụt đường sá và nhà cửa.
Mực nước dâng cao sau những trận mưa lớn tại Daejeon, Hàn Quốc, ngày 21/9/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc, cảnh báo mưa lớn vẫn được duy trì ở vùng Gyeongsang ở phía Nam nước này cũng như một số khu vực của các tỉnh Gangwon, Chungcheong và Jeolla cho đến sáng 21/9.
Do ảnh hưởng của mưa lớn gây ngập lụt, cơ quan chức năng thông báo đã sơ tán được 506 người thuộc 342 hộ gia đình ở các tỉnh Bắc Gyeongsang và Nam Gyeongsang cũng như tỉnh Busan và Nam Chungcheong. Trong đó, phần lớn là cư dân của tỉnh Bắc Gyeongsang.
Mưa lớn cũng đã làm ngập hàng chục tuyến đường cùng với sạt lở đất và sập tường. Nhà chức trách buộc phải tạm ngừng hoạt động lưu thông tại 38 đoạn đường ở tỉnh Gangwon và Nam Gyeongsang cũng như các khu vực khác, cùng với 41 tuyến đường ngầm do lo ngại về an toàn. Trong khi đó, ngập lụt cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy và 17 công viên quốc gia trên toàn quốc.
Bộ Nội vụ đã nâng mức cảnh báo mưa lớn từ "thận trọng" lên "báo động".
Lũ lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại Ấn Độ, Malaysia Ngày 20/9, Thủ hiến bang Tây Bengal (Ấn Độ), bà Mamata Banerjee cho biết trong tuần này, đã có 26 người thiệt mạng và 250.000 người phải rời bỏ nhà cửa và tìm nơi trú ẩn do lũ lụt. Cảnh ngập lụt tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy một bệnh viện của...