Lũ lụt đe dọa cả trăm triệu dân miền nam Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp trước khả năng lũ lụt ở tỉnh Quảng Đông, với hơn 127 triệu dân có nguy cơ chịu ảnh hưởng.
Giới chức khí tượng tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, ngày 21.4 cảnh báo tình hình các con sông lớn, kênh rạch và hồ trữ nước địa phương rất đáng lo ngại. Một số khúc và phụ lưu ở lưu vực các sông Tây Giang và Bắc Giang đã đạt mức cao nhất trong vòng 50 năm qua, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua tại Quảng Đông. Một trận mưa lớn kéo dài 12 tiếng, bắt đầu từ đêm 20.4 đến sáng 21.4, đã bao phủ bốn địa phương ở phía bắc và trung phần tỉnh Quảng Đông gồm Triệu Khánh, Thiều Quan, Thanh Viễn và Giang Môn.
Lũ lụt sau bão ở Quảng Đông, Trung Quốc hồi tháng 10.2023. Ảnh AFP
Chính quyền địa phương đã sơ tán khoảng 20.000 người tại Thanh Viễn, trong khi hạ tầng điện lực ở Triệu Khánh bị hư hại. Mạng xã hội Weibo của Trung Quốc xuất hiện một số bài đăng cầu cứu, mô tả ngoại ô Triệu Khánh đã “chìm trong nước”, còn người già và trẻ em “bất lực vì không có điện hay sóng điện thoại”.
Nhiều trạm thủy văn trong tỉnh Quảng Đông ghi nhận mực nước liên tục dâng cao. Đến 8 giờ sáng 21.4, ít nhất 27 trạm thủy văn của tỉnh đã trong tình trạng báo động. Tại thủ phủ Quảng Châu, thành phố với hơn 18 triệu dân, hồ trữ nước đã đạt giới hạn xả lũ.
Bộ Nguồn nước Trung Quốc cảnh báo lũ trên diện rộng có thể xuất hiện trong lưu vực Bắc Giang và đã nâng mức khuyến cáo an toàn. Theo Reuters, khu vực chịu ảnh hưởng lũ lụt lần này của Trung Quốc có hơn 127 triệu dân.
Giới chức tỉnh Quảng Đông đã yêu cầu mọi cơ quan, ban ngành và các cấp địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch ứng phó thiên tai khẩn cấp.
Chính quyền tỉnh yêu cầu mọi địa phương và ban ngành trực thuộc nhanh chóng phân bổ quỹ ứng phó thảm họa cùng vật tư, đảm bảo người dân trong vùng lũ có đầy đủ lương thực, quần áo, nước sạch và nơi lánh nạn.
Lũ lụt lan rộng ở Nga, hàng ngàn người phải sơ tán
Giới khoa học cảnh báo nguy cơ bão chồng bão kèm mưa lớn sẽ đến sớm hơn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ, nhiệt độ đại dương tăng cao đã khiến các cơn bão mạnh xuất hiện sớm hơn trung bình khoảng hai tuần so với 40 năm trước, nguy cơ xảy ra bão chồng bão với lượng mưa cực lớn vào mùa hè cũng lớn hơn.
Lực lượng cứu hộ chèo thuyền qua một khu phố ở Bắc Kinh vào ngày 1/8, sau khi thủ đô của Trung Quốc hứng chịu mưa lớn do bão Doksuri. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những cơn bão dữ dội kết hợp cùng lượng mưa lớn có thể gây ra tác động thảm khốc cho nhân loại. Họ khuyến nghị các chính phủ nên đưa ra kế hoạch thích ứng để bảo vệ những người có nguy cơ cao trước những thiệt hại do bão nhiệt đới gây ra.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Đại học Khoa học - Công nghệ miền Nam ở Thâm Quyến, Đại học Hải dương Trung Quốc ở Thanh Đảo và Đại học Hawaii ở Manoa đã công bố phát hiện mới này trên Tạp chí Nature vào tuần trước.
Theo phân tích dữ liệu vệ tinh từ năm 1981 đến năm 2017, các cơn bão nhiệt đới dữ dội - có tốc độ gió tối đa 203,7km/h - đã xảy ra sớm hơn ở cả hai bán cầu Bắc và Nam.
Trong các thập kỷ kể từ những năm 1980, những cơn bão này đã dịch chuyển sớm hơn trung bình 3,7 ngày ở Bắc bán cầu và 3,2 ngày ở Nam bán cầu. Theo nghiên cứu, sự thay đổi này chỉ đáng chú ý đối với những cơn bão mạnh, không kể những cơn bão ít nghiêm trọng hơn.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khí thải nhà kính đã khiến nhiệt độ nước biển tăng nhanh hơn, dẫn đến các cơn bão nhiệt đới dữ dội sự xuất hiện sớm hơn.
"Những phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa liên quan trực tiếp đến việc quản lý rủi ro các thảm họa, liên quan đến bão nhiệt đới trong điều kiện khí hậu ấm lên", các nhà nghiên cứu nói và lưu ý rằng xu hướng xuất hiện các cơn bão nhiệt đới dữ dội trước thể hiện rõ nhất ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương - khu vực có nhiều hoạt động bão nhiệt đới nhất trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích các dữ liệu khí hậu ở miền nam Trung Quốc. Họ nhận thấy các đợt mưa cực đoan thường bắt đầu đạt đỉnh vào tháng 6 do hệ thống gió mùa mùa hè và quay trở lại vào tháng 10 do bão đổ bộ.
Tuy nhiên, lượng mưa cực lớn trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 đã gia tăng rõ rệt theo thời gian. Nguyên nhân là do các cơn bão dữ dội kéo đến sớm hơn. Các nhà khoa học cũng quan sát thấy xu hướng tương tự tại Vịnh Mexico, một khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão nhiệt đới.
Ông Song Fengfei - tác giả của bài báo, Giáo sư tại Đại học Hải dương Trung Quốc và Phòng thí nghiệm Lao Sơn - giải thích rằng, biến đổi khí hậu khiến đại dương trở nên ấm hơn vào mùa hè, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn bão hình thành sớm hơn các đợt cao điểm thông thường vào mùa thu.
"Khi bão xuất hiện cùng thời điểm với mưa gió mùa, thiệt hại về người và môi trường có sức tàn phá nặng nề hơn", ông Song nói.
Ông cho biết nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích mối quan hệ giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu với các cơn bão. Trong đó, các nhà khoa học sẽ điều tra xem biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng như thế nào đến mùa bão trong tương lai và đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan chồng chéo.
Trung Quốc khẩn tìm hơn 70 con cá sấu xổng chuồng do lũ Chính quyền cho biết một thành phố ở Trung Quốc đã phát động chiến dịch tìm kiếm số lượng lớn cá sấu trốn thoát khi lũ lụt tràn vào khu vực này trong những ngày gần đây. Khu vực bị ảnh hưởng do lũ lụt cũng là nơi có "công viên giải trí cá sấu" và "cơ sở nuôi cá sấu lớn nhất...