Lu lu đực
Lu lu đực còn có tên khác là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Là loại cây thảo, sống hàng năm, có khi sống lâu năm, cao khoảng 30 – 100cm. Thân cành màu lục nhẵn hoặc hơi có lông, có cạnh và nhiều cành. Lá hình bầu dục, gốc lá thuôn hay tròn, đầu nhọn, mép lượn sóng, có răng cưa to và nông, màu lục sẫm, gân lá kết mạng rõ ở dưới. Hoa mọc thành chùm dạng tán ở kẽ lá; hoa nhỏ, màu trắng, đài hình phễu. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đen bóng, nhiều hạt dẹt và nhẵn. Cây mọc hoang, tập trung ở ruộng ngô, đậu và bãi hoang.
Bộ phận dùng làm thuốc thu hái toàn cây phơi hay sấy khô. Theo nghiên cứu, lá lu lu đực có chứa solamargin, solasonin, riboflavin, acid nicotinic, acid citric, acid ascobic; 5,9% protein, 1% chất béo, 2,1% chất khoáng, 8,9% các hợp chất carbohydrat. Trong quả có chứa glucoalcaloid steroid có genin là solasodin (solamargin, solasonin, solanigrin) và các genin khác. Lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng.
Dược điển Pháp năm 1965 xếp lu lu đực là loại thuốc độc bảng C với tác dụng gây ngủ, làm dịu thần kinh; tuy vậy thử nghiệm độc tính với liều 1000mg dược liệu khô (dịch chiết cồn 50%) trên 1 kg chuột, thuốc dung nạp tốt, không thấy biểu hiện độc. ở châu Âu, lu lu đực dùng làm thuốc giảm đau nhức, làm dịu, chống co thắt, dễ ngủ, an thần, chữa chóng mặt, kiết lỵ, tiêu chảy; dùng ngoài trị ngứa vết thương đụng dập.
Lu lu đực.
Y học cổ truyền phương đông dùng lu lu đực làm thuốc chữa cảm sốt, viêm phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tuyến tuyền liệt, tiểu tiện khó khăn; vảy nến, lở loét ngoài da, bỏng, vết sưng tấy, chín mé áp xe. Liều dùng: 10 – 15g dạng thuốc sắc. Do toàn cây có chất độc, đặc biệt quả, nên dùng phải thận trọng; nhưng ở nhiều nơi, ngọn non vẫn được thu hái làm rau ăn. Rửa sạch, tránh làm dập nát, luộc với nhiều nước, bỏ nước, lấy rau chấm với muối.
Một số đơn thuốc có lu lu đực:
Video đang HOT
Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: Lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to: Lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50g – 100g luộc ăn trong ngày.
Chữa sốt: Bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 – 5g
Chữa bệnh ngoài da (mẩn ngứa, lở loét, bỏng, vảy nến): Ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây, nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao Long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.
Chữa vết thương do va đập bị dập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: Giã nát 80 – 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước nước để uống, bã đắp chỗ đau.
Theo SKĐS
Nước mướp giải khát, trừ bệnh
Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C... Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, an thai thông sữa, thường dùng chữa các chứng như sốt cao, ho suyễn nhiều đờm, trĩ băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón... Dưới đây xin giới thiệu một số loại nước uống từ mướp có công dụng giải khát và chữa bệnh để bạn đọc tham khảo.
- Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, khổ qua (mướp đắng) 200g, đường trắng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Canh mướp thanh nhiệt chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: hành khí lợi niệu, hóa đàm tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, nước dừa 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, sữa bò tươi 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can, giáng áp, rất tốt cho những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm gan.
- Mướp tươi 500g, rau cần tây 100g, muối ăn một ít. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng. Rau cần tây rửa sạch, cắt khúc. Hai thứ đem ép lấy nước, lọc bỏ bã, pha thêm chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phong, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm chỉ khát.
- Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải độc sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Lưu ý : Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.
Theo SKĐS
Dược thiện từ món ốc nhồi hấp sả Đông y cho rằng, ốc có tính hàn, vị ngọt mặn, quy vào kinh vị, đại tràng và bàng quang có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy có thể dùng trị chảy máu cam hoặc táo bón...; song lại là món ăn thích hợp cho những người béo phì muốn giảm cân. Ốc có nhiều loại như ốc dừa, ốc đá,...