Lũ không về, nông dân Tiền Giang lo lắng

Theo dõi VGT trên

Nước lũ không về, việc làm đất, cày trục ngâm lũ chuẩn bị cho sản xuất Đông Xuân đã khó khăn, nan giải. Những làng nghề chỉ làm ăn sung túc trong mùa lũ cũng bị tác động mạnh, coi như mai một hoặc làm ăn cầm chừng.

Theo thông lệ hàng năm, vào những ngày đầu tháng 9 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về kết hợp với mưa to và triều cường từ hạ lưu khiến những cánh đồng mới vừa thu hoạch lúa Hè Thu của tỉnh Tiền Giang ngập sâu dưới làn nước trắng.

Nước lũ ngập đồng ruộng mang theo phù sa bồi bổ đất đai, cuốn trôi mầm dịch bệnh gây hại cho cây trồng, đồng thời mang tới nguồn tôm cá dồi dào và bao nhiêu sinh kế khác cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, hình ảnh đó cơ hồ không còn nữa trên vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền khiến nông dân khu vực này càng thêm lo lắng bởi mất đi nguồn thu nhập từ chính những con lũ từ thượng nguồn…

Lũ không về, nông dân Tiền Giang lo lắng - Hình 1

Từ trên cao, dòng nước lũ chỉ loang loáng mặt ruộng đồng. Với mực nước này thì chẳng có loài cá nào từ phía thượng nguồn theo con nước về đây khiến nguồn thu từ việc khai thác đánh bắt thủy sản suy giảm đáng kể. Ảnh: Thu Trang

Ngóng chờ lũ về

Đầu tháng 10, có dịp theo tuyến đường Kênh 10 nối liền Quốc lộ 1 với lộ Bắc Nguyễn Văn Tiếp (Đường tỉnh 865) đi sâu vào Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) hay theo đường tỉnh 865 về vùng Hậu Mỹ (huyện Cái Bè), qua huyện Tân Phước, đâu đâu cũng thấy đồng ruộng trơ trọi sau khi thu hoạch vụ Hè Thu 2016.

Đi vài đoạn đường lại bắt gặp những con kênh nước ròng cạn kiệt, đục ngầu. Trên đồng lúa, nước chỉ lấp xấp mặt ruộng. Nhiều thửa ruộng, lúa chết, cỏ dại mọc đầy, đồng không mông quạnh, không thấy bóng người lai vãng. Quang cảnh thật khác xa với những mùa lũ lớn trước đây, khi cả cánh đồng bị nhấn chìm dưới làn nước trắng xóa, mênh mông. Khi ấy, người giăng câu, kẻ đặt lờ, đặt lọp bắt tôm cá; người nhổ bông súng, bông sen, rau hẹ nước bán cho thương lái hoặc chở đất về đắp nền nhà, đắp bờ bao ao mương… Thật tấp nập, đông vui và nhộn nhịp cuộc sống người nông dân vào mùa lũ Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm chỉ có một lần.

Ông Trương Văn Hạnh, nông dân cư ngụ tại ấp 5, xã Mỹ Thành Nam cho biết, gia đình ông canh tác gần 1 ha. Trong những ngày qua, sau khi thu hoạch xong vụ Hè Thu, nông dân ngóng chờ nước lũ về để làm đất, cày trục, ngâm lũ chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân 2016 – 2017. Thế nhưng đến giờ này, nước lũ không về, mưa lại rất ít, nước trên đồng ruộng khan kiệt. Ông Hạnh lo lắng: “Rồi đây, sản xuất trong vụ tới sẽ rất khó khăn. Gay nhất là dịch bệnh bùng phát, chi phí cao, lợi nhuận thấp là viễn cảnh trước mắt”. Theo ông Trương Văn Hạnh, với đà này, những năm tới nông dân phải tính kế chuyển đổi sản xuất, cây trồng và mùa vụ thế nào để thích ứng với tình hình lũ không về. Nếu không, công ăn việc làm và đời sống thật khó bảo đảm.

Mong mỏi đó được nhiều bà con chia sẻ, đồng tình như trường hợp ông Lê Văn Quận, canh tác 0,7 ha đất trồng lúa năng suất cao ở xã Mỹ Thành Nam . Ông Quận cho biết, lệ thường cứ vào thời điểm đầu tháng 9 âm lịch, nước lũ trên đồng đã ngập sâu ngang ngực người lớn (độ sâu từ 1 m đến 1,5 m) còn năm nay nước chỉ ngập lấp xấp mặt ruộng. Nếu khai cống giữ nước thì đồng ruộng khô khan không khác chi mùa khô hạn vừa qua.

Với kinh nghiệm bao đời gắn bó đồng ruộng vùng ngập lũ, ông cho biết, chưa năm nào nguồn nước cạn kiệt như năm nay. Hệ lụy mang lại là đất canh tác bạc màu, sâu bệnh tồn lưu trong đất có nhiều cơ hội bùng phát trong vụ sản xuất Đông Xuân tới; chi phí sản xuất tăng cao nhất là các khâu làm đất, phòng trừ sâu bệnh, phân bón, công chăm sóc…

Chưa kể lũ không về làm mất đi những nguồn lợi kinh tế lớn lao khác mà dân Đồng bằng sông Cửu Long thụ hưởng như khai thác thủy sản cùng các nguồn lợi thiên nhiên khác chỉ có trong mùa lũ. Anh Nguyễn Văn Hải, một nông dân cư ngụ tại xã Mỹ Thành Bắc – xã nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (huyện Cai Lậy) cho biết, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam nói riêng và vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang nói chung vào mùa lũ nguồn lợi thiên nhiên rất dồi dào, từ tôm, cá đồng các loại rồi bông súng, bông sen, các loại rau dại có giá trị kinh tế cao…Nhờ khai thác tốt nguồn lợi này mà bà con có công ăn việc làm, có cuộc sống ổn định và an cư lạc nghiệp.

Năm nay, nước lũ không về, việc làm đất, cày trục ngâm lũ chuẩn bị cho sản xuất Đông Xuân đã khó khăn, nan giải còn những nguồn lợi khác coi như không có. Nông dân thiếu công ăn việc làm đã đành, những làng nghề độc đáo chỉ làm ăn sung túc trong mùa lũ: nghề đan lờ, đan lợp, làm lưới cá, rèn lưỡi câu, làm chài lưới… cũng bị tác động mạnh, coi như mai một hoặc làm ăn cầm chừng.

Video đang HOT

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương có trên 74.000 ha đất trồng lúa 3 vụ/năm; trong đó, riêng vùng ngập lũ phía Tây có diện tích khoảng 38.000 ha tập trung ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và một phần huyện Châu Thành. Biến đổi khí hậu và nước lũ không về là những thách thức rất lớn đối với toàn vùng. Trước tình hình trên, những năm qua, địa phương đã có biện pháp thích ứng như: quy hoạch vùng trồng cây con hợp lý nhằm phát huy tốt tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề, giúp nông nghiệp – nông dân – nông thôn vùng ngập lũ thay đổi và phát triển theo hướng hiện đại, đầu tư hình thành các vùng chuyên canh, đẩy mạnh khuyến nông chuyển đổi sản xuất…

Tỉnh Tiền Giang đã quy hoạch vùng phía Nam Quốc lộ 1 chuyển từ trồng lúa độc canh sang định hình vùng trồng cây ăn quả đặc sản như cây có múi, sầu riêng, chôm chôm…, có hệ thống đê bao, cống đập ngăn lũ lụt và triều cường bảo vệ sản xuất. Đối với vùng phía Bắc Quốc lộ 1 tiếp giáp Đồng Tháp Mười, địa phương khuyến khích bà con chuyển đổi từ trồng lúa độc canh ba vụ sang luân canh lúa – màu theo cơ cấu hai vụ lúa – 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu – 1 vụ lúa, chuyên canh màu…

Theo đó, hình thành vùng trồng chuyên canh sầu riêng khoảng 7.000 ha ở phía Nam Quốc lộ 1 thuộc các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy; trồng dưa hấu Tết có diện tích hàng nghì héc ta ở các xã vùng Đồng Tháp Mười thuộc các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước; chuyển đổi từ trồng lúa độc canh sang ương dưỡng cá giống nước ngọt ở huyện Cái Bè, Cai Lậy… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra những hướng đi mới trong phát triển kinh tế – văn hóa xã hội tại những địa bàn ngập lũ tỉnh Tiền Giang.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh, trước thực tế biến đổi khí hậu ngày một gay gắt và nguồn lợi thiên nhiện cạn kiệt trong đó có nguồn lợi từ nước lũ mang lại cho nhân dân các địa bàn đầu nguồn, sắp tới cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với thực tế giúp giải quyết bài toán công ăn việc làm, thu nhập cho nông dân vừa giảm thiểu thiệt hại thiên tai và biến đổi khí hậu.

Trước mắt, tỉnh chủ động tu bổ, sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi, kênh mương nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu trong vụ Đông Xuân tới, đẩy mạnh khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật thâm canh trong tình hình thời tiết, thủy văn bất lợi cho sản xuất nông nghiệp… Ngoài ra, chú trọng khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thu hút đầu tư vào các khu – cụm công nghiệp để giải quyết bài toán lao động việc làm, tạo điều kiện để nông nghiệp – nông dân – nông thôn phát triển bền vững và hiệu quả.

Theo Tin Tức

Nhọc nhằn mưu sinh khi Đồng bằng sông Cửu Long không còn mùa lũ

Hai năm liên tiếp, Đồng bằng sông Cửu Long không có nước lũ. Đất đai bạc màu, môi trường ô nhiễm, nguồn thủy sản tự nhiên cạn kiệt đang khiến cho người dân sống hai bên bờ sông Cửu Long trở nên cơ cực.

Nhọc nhằn mưu sinh khi Đồng bằng sông Cửu Long không còn mùa lũ - Hình 1

Sạt lở bờ sông. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Đến với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, chúng ta không còn thấy cảnh người người giăng lưới bắt cá trên sông. Khung cảnh làng quê thanh vắng bởi nhiều người bỏ nhà đi làm ăn xa.

Không có lũ, cá tôm không về

Theo chu kỳ hằng năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm lịch là nước lũ từ đầu nguồn đổ về trắng đồng các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An... nhưng hai năm nay, cảnh tượng này không còn xuất hiện. Biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường, đầu nguồn sông Mekong hàng chục con đập thủy điện đã được xây dựng, khiến con nước bị điều chỉnh theo ý muốn của con người.

Không có lũ thì không có phù sa bồi đắp, chế độ thủy văn thay đổi khiến Đồng bằng sông Cửu Long bị biến dạng nhanh chóng. Sụt lún, sạt lở đang diễn ra ở nhiều nơi.

Các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đã cảnh báo về tác hại của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong cũng như sự kết hợp bất lợi của hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng để ứng phó hiệu quả thì chưa có địa phương nào làm tốt.

Chúng tôi đến Đồng bằng sông Cửu Long vào giữa mùa nước nổi (mùa lũ) mà người dân nơi đây bao đời gắn bó. Nay ở đây chẳng còn cảnh "Rằm tháng 7 nước nhảy bờ ruộng." Nhiều cánh đồng lúa Thu Đông mới thu hoạch còn chỏng chơ gốc rạ. Có nơi ở Tam Nông, Tháp Mười (Đồng Tháp), người dân đang làm đất xuống giống lúa vụ 3.

Chúng tôi đi dọc tuyến kênh Bảy Xã ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang để tìm về đầu nguồn sông Cửu Long. Nếu như mọi năm, vào thời điểm này, khắp nơi đồng ruộng mênh mông nước, thẳng cánh cò bay với một vùng nước trắng xóa, tôm, cá đầy đồng... thì nay mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Ruộng đồng trơ gốc rạ, chuột bọ bắt đầu sinh sôi. Người dân hai bên bờ kênh Bảy Xã đa số sống nhờ việc giăng lưới, đặt lợp, trồng rau nhút, hái bông súng trong mùa nước nổi để mưu sinh. Thế nhưng, cả mấy tháng nay, đi đến đâu, chúng tôi cũng chỉ nghe người dân than vãn đói kém.

Ông Nguyễn Văn Giang, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang, gần như cả cuộc đời gắn bó với sông nước, kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá mùa nước nổi trên sông Bình Di (giáp giới với Campuchia), cho biết chưa năm nào mực nước trên sông lại thấp như vậy, có nơi thấp hơn mặt ruộng nên nước không ngập đồng, không có cá về. Cả 2 tháng nay ông chỉ ngồi chơi, ngóng lũ chứ cũng không biết làm gì khác vì ông tuổi đã lớn, chẳng ai thuê mướn làm gì.

Xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) là nơi đón lượng nước và cá đầu tiên từ thượng nguồn sông Mekong qua sông Châu Đốc để hòa vào dòng sông Hậu. Người dân nơi đây cũng ngày đêm ngóng lũ về.

Trong căn nhà lá trống hoác, bà Nguyễn Thị Bé (50 tuổi) ngán ngẩm ngồi nhìn ra sông. Bà cho biết những năm trước, mỗi ngày đi thả dớn, bà cũng được 20-30kg cá tôm, có giá 200.000-300.000 đồng. Mấy năm nay khó khăn hơn nhiều. Năm ngoái lũ về ít, mỗi ngày bà bắt được chục kg còn năm nay, bà chỉ bắt được vài kg.

Nhọc nhằn mưu sinh khi Đồng bằng sông Cửu Long không còn mùa lũ - Hình 2

Cảnh bắt cá mùa nước nổi trở nên hiếm hoi khi mùa lũ không về.

Theo thống kê của tỉnh An Giang, lũ không về khiến hơn 5.000 lao động mưu sinh mùa nước nổi mất việc làm, không có thu nhập. Lực lượng lao động này phần lớn là nông dân trồng lúa, nhưng có ít đất sản xuất nên chỉ mong có mùa nước nổi để cải thiện cuộc sống.

Còn tại tỉnh Đồng Tháp, số lao động mưu sinh lúc nông nhàn mùa nước nổi cũng khoảng gần 10.000 người. Ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình..., người dân sau khi thu hoạch lúa thường chờ nước lũ về để ra đồng bắt cá, trồng rau... kiếm thêm thu nhập.

Theo anh Nguyễn Văn Cao ở xã Thường Thới Hậu, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, mùa nước nổi những năm trước, mỗi ngày gia đình anh cũng có thu nhập từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng từ nghề đan lưới và ra đồng bắt cá. Nay không có lũ, anh đành làm các việc lặt vặt kiếm sống qua ngày.

Sạt lở gia tăng

Không có lũ bồi đắp phù sa trong khi lại có nhiều dự án khai thác cát trên sông Cửu Long khiến cho dòng sông bị biến dạng, thay đổi dòng chảy dẫn đến tình trạng sạt lở hai bên bờ gia tăng.

Căn nhà lá tềnh toàng nằm sát quốc lộ 30 của vợ chồng anh Bùi Văn Ngợi ở ấp 3, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp có nguy cơ bị cuốn xuống sông bất cứ lúc nào khiến ai nhìn cũng ái ngại.

Gia chủ cho biết 10 năm trước, căn nhà chính của anh đã bị nước sông cuốn phăng chỉ trong một đêm. Đây là căn nhà tạm mà vợ chồng anh dựng lại để ở bởi gia đình không còn đất nào khác. Hai năm nay, tốc độ sạt lở bờ sông rất nhanh, khoảng đất từ vách nhà đến mép sông 5 mét giờ chỉ còn hơn 1 mét.

"Ban đêm hai vợ chồng tôi phải thay nhau thức để canh vì nhà có thể bị sụt xuống sông bất cứ lúc nào. Đứa con 6 tuổi tối đến phải sang nhà ông bà nội vì sợ nhà trôi xuống sông không chạy kịp," anh Ngợi chia sẻ.

Cùng chung cảnh trên, căn nhà của bà Nguyễn Thị Phần (54 tuổi) ở phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp cũng ngày càng bị thu hẹp sau những lần chạy sạt lở. Mới đây, bà phải thuê người mua cây, đóng cọc lại chỗ đất mới sạt lở hết 4 triệu đồng. Bà sống nhờ chăn nuôi gà, vịt và mùa lũ về thì đi thả lưới. Nhưng năm nay không lũ, nhà vẫn tiếp tục sạt lở nên cuộc sống của bà rất cơ cực.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2014, tổng diện tích đất bị sạt lở trên 12 ha, thiệt hại hơn 30 tỷ đồng. Năm 2015, tỉnh có 35 xã, phường bị ảnh hưởng với chiều dài hơn 35 km dọc sông, diện tích đất bị mất hơn 4,5 ha và thiệt hại ước khoảng 31 tỷ đồng. Hiện có 2.141 hộ nằm trong vùng sạt lở và riêng 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn đã xảy ra 9 vụ sạt lở bờ sông làm mất hơn 3 ha đất, thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho thấy đến cuối tháng 12/2015, tổng số hộ cư trú tại vùng ngập lụt mới phát sinh và vùng sạt lở nguy hiểm cần đưa vào đối tượng "Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long" giai đoạn 2016-2020 là 6.120 hộ. Mặc dù không có lũ nhưng nhu cầu được vào sống trong các cụm tuyến dân cư vượt lũ vẫn tăng lên bởi người dân mất đất vì sạt lở.

Theo thống kê của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay ở 13 tỉnh, thành trong vùng có 126 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát trên sông Cửu Long. Nhiều chuyên gia môi trường cho rằng với tốc độ khai thác như hiện nay, toàn bộ trữ lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu sẽ hết sau 30 năm nữa.

Nếu khai thác toàn bộ trữ lượng này mà không xem xét tác động đến môi trường thì hậu quả sẽ rất khó lường. Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu sử dụng cát của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 vẫn rất cao, cần khoảng 1 tỷ m3 mỗi năm.

Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng tình hình sạt lở ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn nghiêm trọng hơn khi không có nước lũ từ thượng nguồn. Lũ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của Đồng bằng sông Cửu Long. Không có lũ, không có phù sa bồi đắp, đồng bằng sẽ bị sụt lún, sạt lở và tan rã dần. Hiện, các địa phương đang gánh hậu quả sạt lở.

Các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc, Lào và Campuchia xây dựng các đập thủy điện tích trữ nước vào mùa lũ. Do đó, cát và phù sa chảy theo dòng nước về hạ nguồn giảm dần khiến các dòng sông sẽ tự bào mòn, xâm thực hai bên bờ để cân bằng dòng chảy nên gây ra sạt lở. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát quá mức khiến thay đổi dòng chảy, dẫn đến sạt lở bờ sông, tiến sỹ Tuấn phân tích.

Theo Vietnam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bayDịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay
07:12:56 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà NộiHiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội
09:04:02 19/12/2024
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn ĐồngNhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng
06:05:34 19/12/2024

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài LinhViệt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh
21:53:18 19/12/2024
Chàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phêChàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phê
20:15:36 19/12/2024
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tớiNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
23:42:53 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
23:15:11 19/12/2024
Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khócCuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc
23:15:54 19/12/2024
Màn so bì visual gây tranh cãi của Hyun Bin và Song Joong Ki ở sự kiện sau khi lấy vợMàn so bì visual gây tranh cãi của Hyun Bin và Song Joong Ki ở sự kiện sau khi lấy vợ
21:12:12 19/12/2024

Tin mới nhất

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

23:02:41 19/12/2024
Cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), vết thương đang có dấu hiệu thối rữa. Lực lượng chức năng gặp khó khi tiếp cận để cứu hộ.
50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

22:12:41 19/12/2024
Tối 18/12, tin từ UBND xã An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết, địa bàn xã vừa xảy ra vụ sạt lở đê bao sông Cổ Chiên. Sự cố làm ảnh hưởng 50 hộ dân và 55ha vườn cây ăn trái.
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

14:42:33 18/12/2024
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa bố và mẹ cháu MA(17 tuổi).
Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

14:35:03 18/12/2024
Cú va chạm giữa ô tô 7 chỗ và xe tải trên quốc lộ N2, đoạn qua huyện Tân Thạnh (Long An), khiến một tài xế tử vong.
Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

10:05:52 18/12/2024
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, mặc dù thời tiết lạnh.
Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

10:03:11 18/12/2024
Ngày 18/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.
Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

07:31:39 18/12/2024
Cảnh sát giao thông ở Hà Tĩnh đã vào cuộc xác minh để xử lý tài xế xe Mercedes-Benz C-Class có hành vi dừng đỗ giữa làn ngược chiều, chặn hướng lưu thông của phương tiện khác.
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh

22:05:04 17/12/2024
Ngày 17/12, lãnh đạo UBND xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) cho biết, chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm người thân của một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn.
Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

22:02:20 17/12/2024
Theo chuyên gia, những nạn nhân bị sàm sỡ cần mạnh mẽ lên tiếng, cơ quan chức năng cần trừng trị nghiêm minh các hành vi biến thái để ngăn ngừa tình trạng trên.
Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

21:31:24 17/12/2024
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết trường hợp 4 bệnh nhân trên may mắn chỉ mới bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide) ở giai đoạn nhẹ, kịp nhận biết được tình trạng cơ thể để tới bệnh viện chữa trị kịp thời.
Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

21:29:27 17/12/2024
Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.

Có thể bạn quan tâm

Vào mùa đông, 2 nguyên liệu này là sự kết hợp hoàn hảo làm nên món ăn từ người già đến trẻ nhỏ đều thích mê

Vào mùa đông, 2 nguyên liệu này là sự kết hợp hoàn hảo làm nên món ăn từ người già đến trẻ nhỏ đều thích mê

Ẩm thực

06:09:39 20/12/2024
Với 2 nguyên liệu hấp dẫn và có rất nhiều trên thị trường này, bạn sẽ chế biến được món ăn vừa ngon lại tốt cho sức khỏe trong mùa đông.
Bức hình khó tin của Song Hye Kyo

Bức hình khó tin của Song Hye Kyo

Hậu trường phim

06:09:00 20/12/2024
Dù đang quay phân cảnh kịch tính, mồ hôi nhễ nhại và cũng không hề trang điểm, chải chuốt cầu kỳ (do cô vào vai một nữ tu) nhưng Song Hye Kyo vẫn đẹp đến mức khó tin.
Billie Eilish trải lòng chuyện tình cảm

Billie Eilish trải lòng chuyện tình cảm

Sao âu mỹ

06:06:30 20/12/2024
Trong bài phỏng vấn mới nhất trên tạp chí Vanity Fair, nữ ca sĩ Billie Eilish (23 tuổi) tiết lộ rằng cô đã thỏa mãn được mong muốn của bản thân là có được mối quan hệ tình cảm tốt.
Rashford - bước ngoặt sau lời chia sẻ của Amorim

Rashford - bước ngoặt sau lời chia sẻ của Amorim

Sao thể thao

05:51:55 20/12/2024
Sân Old Trafford đang chứng kiến những cuộc đấu tranh nội bộ. Trong đó, câu chuyện về Marcus Rashford và HLV Ruben Amorim thu hút sự chú ý của người hâm mộ
Bảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việc

Bảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việc

Netizen

05:50:47 20/12/2024
Với mức thu nhâp 35 triệu/tháng, lại đang nuôi con nhỏ và phải chi tiền thuê nhà mà có thể tiết kiệm 15 triệu, cũng là quá khéo rồi!
LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em di cư ở châu Phi

LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em di cư ở châu Phi

Thế giới

05:47:40 20/12/2024
Chủ đề của ngày này trong năm nay là Tôn vinh những đóng góp của người di cư và tôn trọng quyền của họ , nhấn mạnh tác động tích cực của những người di cư đối với phúc lợi kinh tế xã hội của các quốc gia đón nhận.
Lấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từ

Lấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từ

Góc tâm tình

05:47:38 20/12/2024
Cuộc sống của người khác, tốt nhất nên để họ quyết định. Can thiệp càng sâu chỉ càng làm họ đau đớn thêm. Em gái tôi rất xinh xắn, vóc dáng cao, da trắng.
Ngắm hoa lupin khoe sắc bên hồ Tekapo, New Zealand

Ngắm hoa lupin khoe sắc bên hồ Tekapo, New Zealand

Du lịch

05:30:34 20/12/2024
Tekapo là một thị trấn nhỏ nằm ở đảo Nam New Zealand. Nơi đây nổi tiếng với hồ Tekapo, được biết đến nhờ màu xanh ngọc lam đặc trưng.
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Sao việt

23:09:53 19/12/2024
Dù chỉ mới ra mắt chưa lâu nhưng phim điện ảnh Chị dâu đã gây bão dư luận vì nội dung hấp dẫn, xúc động. Đảm nhận vai nữ chính, Việt Hương nhận nhiều câu hỏi từ truyền thông.
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Pháp luật

23:07:20 19/12/2024
Hà Nội yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 11 người tử vong, đồng thời làm rõ và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Tv show

23:06:38 19/12/2024
Bố đơn thân đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô giáo tiểu học có chung hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.