Lữ Hạo Cát Cát – Người nhào nặn nên “Thái Tử Phi Thăng Chức Ký” là ai?
Lữ Hạo Cát Cát – đạo diễn của “Thái Tử Phi Thăng Chức Ký” là người có “lai lịch” không hề nhỏ trong làng giải trí Hoa Ngữ.
Thái Tử Phi Thăng Chức Ký không quy tụ dàn diễn viên tên tuổi, không sử dụng đến bất cứ một chiêu trò quảng cáo nào, đến kịch bản cũng là những chi tiết “bựa nhất quả đất” và không có vốn đầu tư khổng lồ. “Bựa phẩm” này đang trở thành hiện tượng với những người yêu phim đại lục. Bên cạnh các diễn viên tham gia bộ phim, đạo diễn Lữ Hạo Cát Cát cũng là nhân vật được cộng đồng mạng quan tâm. Khán giả tò mò không biết vị đạo diễn này là ai mà có thể tạo ra được tác phẩm có sức hút đến thế.
“Thái Tử Phi Thăng Chức Ký” đang là bộ phim chiếu mạng hot nhất thời điểm này
Đạo diễn trẻ Lữ Hạo Cát Cát
Đầu tiên, phải nhắc đến xuất thân không hề tầm thường của Lữ Hạo Cát Cát. Lữ Hạo Cát Cát sinh năm 1980 tại Bắc Kinh, anh vừa là diễn viên, ca sĩ, kiêm đạo diễn trẻ của Đại Lục. Cha của Lữ Hạo Cát Cát chính là nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng Hải Nham. Hải Nham từng được biết đến với những tác phẩm nổi tiếng như Ngọc Quan Âm, Câu Chuyện Phong Hoa Tuyết Nguyệt, Kim Ngọc Hoàn, Vũ Giả… Ông từng đoạn giải biên kịch xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Kim Ưng năm 2004. Tại Quốc Kịch Thỉnh Điển – Hồi tưởng 30 năm, Hải Nham cũng vinh dự nhận giải nhân vật có sức ảnh hưởng. Như vậy, ngay từ nhỏ, Lữ Hạo Cát Cát đã được bồi đắp nền tảng kiến thức văn chương từ chính người cha của mình.
Năm 2002, Lữ Hạo Cát Cát bén duyên với nghệ thuật nhờ tác phẩm Tổ Trọng Án 2. Trong phim, anh vào vai tổ viên thuộc tổ đặc nhiệm điều tra Thường Bảo Lạc. Năm 2003, anh tiếp tục góp mặt trong những bộ phim như Mùa Mưa Ở Bangkok, Kim Cương Liệt Hỏa. Khoảng thời gian từ 2004 đến 2006, Lữ Hạo Cát Cát vẫn kiên trì theo đuổi nghiệp diễn xuất, anh hợp tác với Đường Yên trong bộ phim Cô Thôn Nữ Xinh Đẹp và xuất hiện trong bộ phim đề tài cứu nước Trường Hận Ca.
Sang đến năm 2007, Lữ Hạo Cát Cát phát hiện mình còn có tài năng nhiếp ảnh. Anh từng giúp đỡ cha của mình – cũng chính là nhà văn Hải Nham thiết kế bìa truyện Vũ Giả. Khi Hải Nham quyết định dựng Vũ Giả thành phim, Lữ Hạo Cát Cát cũng được đảm nhận một vai trong đó. Năm 2010, nhờ sự nâng đỡ từ công ty trách nhiệm hữu hạn chế tác phim ảnh Hải Nhuận, Lữ Hạo Cát Cát có cơ hội sánh vai cùng Hoa khôi học viện điện ảnh Bắc Kinh Cảnh Điềm trong bộ phim Đại Truyện Tôn Tử.
Phim “Vũ Giả” do Hải Nham làm biên kịch, con trai Lữ Hạo Cát Cát cũng tham gia diễn xuất
Tuy không thành danh với vai trò một diễn viên, nhưng những kinh nghiệm tích lũy được từ diễn xuất và nhiếp ảnh đã giúp đỡ anh thành danh trên con đường đạo diễn sau này.
Năm 2012, Lữ Hạo Cát Cát quyết định đứng sau ống kính với vai trò đạo diễn, anh hợp tác cùng Triệu Bảo Cương chỉ đạo bộ phim đầu tay mang tên Lão Hữu Sở Y. Năm 2015, Lữ Hạo Cát Cát liên tiếp nhận lời quay hai bộ phim là Thái Tử Phi Thăng Chức Ký và Dị Năng ESP. Sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Thái Tử Phi Thăng Chức Ký là điều mà Lữ Hạo Cát Cát không ngờ tới. Anh cũng chia sẻ một vài suy nghĩ khi đứng trên vai trò đạo diễn của bộ phim này.
Video đang HOT
Lữ Hạo Cát Cát nói: “Có người từng hỏi tôi vì sao chọn quay Thái Tử Phi Thăng Chức Ký, tôi chỉ có thể nói bản thân tôi cũng thuộc tuýp thích “quậy” một chút. Ban đầu đã quyết tâm đến độ “không gây sốc thì đừng có làm”.
Ta có thể nhận thấy độ “khác người” của vị đạo diễn này qua tạo hình của các nhân vật, cũng như trang phục được sử dụng trong phim. Lữ Hạo Cát Cát cũng không hề giấu giếm việc mình vay mượn ý tưởng từ những bộ trang phục trên sàn diễn thời trang.
Trang phục trong phim đa phần đều được “vay mượn” từ mẫu thời trang trên sàn diễn
Hay khi nói về màu sắc sử dụng trong phim, Lữ Hạo Cát Cát cũng chia sẻ: “Thẩm mỹ của tôi khá khác biệt. Tôi thuộc kiểu người bạo dạn, dám sử dụng những thứ người khác chưa dùng bao giờ. Có lẽ mọi người đã quá quen với kiểu cung đình màu đỏ sắc vàng, kiểu truyền thống của ngày xưa ấy. Nhưng khi tìm màu sắc cho Thái Tử Phi Thăng Chức Ký, tôi bèn tham khảo những màu đang hot hiện nay. Mỗi một cung điện lại được sơn theo những màu khác nhau. Ví dụ như ở cung điện của Thái tử, tôi sử dụng màu đen, vì hình tượng tôi xây dựng cho cậu ấy hơi bí hiểm một chút. Ban đầu có thể người ta sẽ không thích Thái tử, cảm thấy cậu ấy quá lạnh lùng, nhưng sau đó sẽ dần dần phát hiện trái tim ấm nóng ở bên trong cậu ấy”.
Cung điện của Thái tử sử dụng màu đen
Phóng viên hỏi Lữ Hạo Cát Cát nhận định thế nào về việc “nổi đình nổi đám” của Thái Tử Phi Thăng Chức Ký, anh khá khiêm tốn đáp: “Thực sự tôi cũng khá bất ngờ. Quá trình quay phim cũng không được thuận lợi đâu. Có lẽ mọi người đều đang khen những cảnh quay trong phim và cả tính nghệ thuật của nó, nhưng tôi lại không hài lòng chút nào. Ban đầu, tôi xác định bộ phim này phải quay theo phong cách “khủng bố của Mỹ”, các điểm thị giác, càng chuyển động khác biệt càng tốt. Nhưng, người quay phim không làm được như tôi mong muốn. Sau đó, tôi phải tự thuê thêm thiết bị, tự mình đảm nhận việc quay phim. Không may sau đó, tôi lại bị thương. May mắn mượn được người quay phim từ tổ khác đến, mãi mới hoàn thành được những cảnh chuyển động trong phim đấy”.
Qua lời tâm sự của Lữ Hạo Cát Cát, ta hấy được sự bạo dạn trong cách làm phim của anh. Đến việc chọn diễn viên cũng là một sự mạo hiểm, khi mà Thái Tử Phi Thăng Chức Ký không xuất hiện bất cứ gương mặt thân quen nào.
Nói về vấn đề này, Lữ Hạo Cát Cát cho biết: “Trong phim chỉ có người vào vai Giang thị và nha hoàn là được đào tạo diễn xuất, còn tất cả những người khác đều chưa có kinh nghiệm. Ví như Thịnh Nhất Luân, trước kia cậu ấy chỉ quay MV thôi, mà MV thì không cần nói nhiều. Thực ra, bộ phim này chỉ cần nam chính hợp hình tượng một chút, đẹp trai một chút là được. Khó hơn là tìm nữ chính ấy, Trương Bồng Bồng khi là gái, khi là trai, còn phải mê gái một chút. Thực sự là vai khó diễn ấy. Trước đó, chúng tôi cũng từng tìm đến một vài ngôi sao nữ nổi tiếng, nhưng họ không có lòng tin nhiều lắm với phim chiếu mạng, kết quả họ cũng không đến. Tôi chỉ còn cách đặt cược một phen, và sự thực chứng mình tôi đã cược đúng. Giờ họ đã nổi tiếng, tôi cũng thấy vui cho họ”.
Cuối cùng, khi được hỏi liệu Thái Tử Phi Thăng Chức Ký có phần 2 không? Lữ Hạo Cát Cát cho hay: “Điều này là do bên Lạc Thị (đơn vị phát hành phim) bàn bạc với bên bản quyền. Chúng tôi đang thảo luận về việc lên làm phim điện ảnh hay quay tiếp phần 2. Cá nhân tôi khá thích làm phim điện ảnh. Thứ nhất, làm phim chiếu mạng tương đối mệt. Thứ hai là vì làm tiếp giai đoạn chế tác cho phần 2 thường không được lý tưởng như vẫn nghĩ”.
Nhờ sự táo bạo và sáng tạo trong cách làm phim, Lữ Hạo Cát Cát đã giành được thắng lợi đầu nhờ Thái Tử Phi Thăng Chức Ký. Hi vọng vị đạo diễn trẻ tuổi tài ba này có thể tiếp túc phát huy khả năng ” tưởng tượng không giới hạn” của mình trong những tác phẩm tiếp theo.
Theo Xiao Chi Chi / Trí Thức Trẻ
Những cảnh gây cười trong phim nghèo nhất màn ảnh Hoa ngữ
"Thái tử phi thăng chức ký" gây chú ý khi phát sóng trên trang Letv nhờ sự hài hước, tình tiết độc đáo dù kinh phí làm phim nghèo nàn.
Bộ phim có kinh phí thấp kỷ lục, chỉ khoảng vài trăm nghìn NDT - tương đương một bộ áo hoàng bào trong đoàn phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ. Nhưng phim lại ăn khách bởi tính hài hước, và cả sự "vượt khó không tưởng". Nữ chính trong phim - Trương Bồng Bồng (Trương Thiên Ái đóng) - đã mặc cả trang phục may bằng rèm cửa khi ra trận.
Khoảnh khắc nhân vật Cửu vương gia (Vu Mông Lung đóng) xuất hiện. Tình tiết nhỏ này cũng gây cười bởi sự hào hùng của Cửu vương bị "làm giảm" khi trang phục lộ chân trần trước dàn cung nữ. Vu Mông Lung cho biết đây là cảnh phim khiến anh xấu hổ nhất. Phải nói thêm 4 cô cung nữ này xuất hiện liên tục từ đầu đến cuối phim do ê-kíp thiếu tiền thuê diễn viên quần chúng.
Cung đình chỉ có vài người. Ngay cả cảnh vua Tề Thịnh ra trận cũng chỉ có khoảng vài chục lính. "Hoàng cung chỉ có vua, hoàng hậu, vài thái giám và 4 cung nữ. Đây là hoàng cung nghèo nàn nhất màn ảnh Hoa ngữ" - Sina bình luận.
Chiếc ấm pha trà màu xanh được sử dụng trong nhiều cảnh phim.
Khi dàn phi tần cung tiến bạc, trang sức cho hoàng cung, khán giả chỉ biết cười trừ vì nhìn rõ là... đồ giả.
Phi tần trong cung chỉ có 4 người. Họ mặc trang phục không thay đổi và có một nhiệm vụ: ăn hạt dưa.
Nơi hàn huyên của Hoàng thượng và Hoàng hậu rất đơn giản. Bối cảnh này được sử dụng liên tục trong phim, chỉ cần thay đổi rèm hoặc sơn lại cột màu khác.
Chiếc mũ in logo thương hiệu Chanel của thái y gây cười từ tập đầu tiên.
Một bức tượng xuất hiện giữa hoàng cung. Với các dự án khác đây có thể bị tính là sạn phim. Nhưng với Thái tử phi thăng chức ký, cảnh phim được khen... sáng tạo.
Nhiều khán giả cảm thấy thương cho Cửu vương khi từ đầu đến cuối anh chỉ có một bộ trang phục màu trắng. Duy nhất một tập, anh được mặc trang phục tối màu (ảnh dưới).
Một cảnh nóng trong phim. "Có cảnh nóng nhưng không dung tục" - Chandong đánh giá. Theo trang này, cảnh nóng trong Thái tử phi thăng chức ký mang đến tiếng cười thú vị.
Vì là nam nhưng lại hoàn hồn vào thân xác phi tần của Thái tử nên nhân vật Trương Bồng Bồng mang đến nhiều tiếng cười khi mải mê ngắm nhìn các mỹ nhân trong cung.
Những điệu nhảy thời hiện đại được tái hiện trong phim qua hai nhân vật nữ Trương Bồng Bồng và a hoàn Lục Ly mang lại tiếng cười sảng khoái. Khán giả bất ngờ vì sự sáng tạo của ê-kíp.
Theo Zing
Thích thú ngắm áo mới của Trương Bồng Bồng trong "Thái Tử Phi Thăng Chức Ký" Hình ảnh trang phục "kín cổng cao tường" của Trương Bồng Bồng (Trương Thiên Ái) trong những tập tiếp theo của "Thái Tử Phi Thăng Chức Ký" khiến nhiều người thích thú. Bộ phim gây sốt truyền hình xứ Trung hiện nay Thái Tử Phi Thăng Chức Ký đang dần đi đến những tình tiết gay cấn. Sau khi hạ sinh cho Tề...