Lũ Đồng Tháp Mười: Phú quý giật lùi nhưng vẫn có các loài cá ngon
Sau nhiều tháng chờ đợi, người dân khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã sẵn sàng đón lũ từ thượng nguồn tràn về. Lũ về mang theo phù sa trĩu nặng cho đất đai thêm màu mỡ và nhiều đặc sản, sản vật mùa nước nổi như cá đồng, bông súng, điên điển, hẹ nước, …
Khai thác thủy sản mùa lũ
Khác với không khí buồn tẻ khi vắng lũ, những ngày này, người dân các địa phương vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh đang tất bật các hoạt động mưu sinh. Dù lượng cá, tôm bắt được chưa nhiều nhưng người dân địa phương phấn khởi hơn.
Người dân bắt đầu đánh bắt thủy sản.
Đi dọc các tuyến đường của các xã vùng trũng thấp như Vĩnh Đại, Vĩnh Lợi, Vĩnh Bửu ( huyện Tân Hưng), không khó để bắt gặp hình ảnh người dân ngồi lựa các loại cá đồng, cua, lươn vừa bắt được dưới kênh hay cánh đồng nước sau nhà.
Anh Nguyễn Văn Cương, ngụ ấp Cả Nga, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, cho biết: Cách nay không lâu, khu vực này còn đồng khô cỏ cháy. Tuy nhiên, khoảng một tháng trở lại đây, nước từ đầu nguồn đổ về tràn đồng. Với người dân nơi đây, nước lũ về cũng là lúc khai thác thủy sản (giăng lưới, giăng câu, đặt lọp, lờ,…) cải thiện bữa ăn và bán kiếm thêm thu nhập.
Hơn mười năm qua, mỗi mùa nước lũ, anh Cương bơi xuồng men theo các tuyến kênh và cánh đồng Cả Nga đặt đú dớn, giăng lưới. Hơn một tháng trước, anh chuẩn bị ngư cụ đón lũ.
“Tôi cứ nghĩ năm nay thất thu, may mà con nước lại về. Lũ về dù muộn nhưng ai nấy đều phấn khởi. Cá, tôm tuy không nhiều như trước nhưng người dân có thu nhập từ việc đánh bắt. Hiện với 20 đú dớn của gia đình, mỗi ngày, tôi bắt được 20-30kg cá các loại, thu nhập khoảng 300.000-400.000 đồng trang trải cuộc sống gia đình” – anh Cương nói.
Dù lượng cá giảm nhưng mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Cương (ấp Cả Nga, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng) kiếm thu nhập 300.000-400.000 đồng trang trải cuộc sống.
Vợ chồng anh Phan Văn Tín, quê huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, nhà nghèo, không đất sản xuất. Mùa khô, gia đình anh làm thuê kiếm sống, đến mùa nước nổi thì sang xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng đánh bắt cá. Năm nay cũng vậy, anh chị qua Vĩnh Hưng từ đầu tháng 8 nhưng chưa đánh bắt được bao nhiêu.
Vào thời gian này những năm trước, cá nhiều, mỗi ngày, anh chị kiếm được từ 500.000-700.000 đồng. Năm nay, dù lũ đã về nhưng lượng cá giảm đáng kể, mỗi ngày đêm, anh kiếm được khoảng chục ký cá, sau khi trừ chi phí, còn lời khoảng 200.000-300.000 đồng.
Video đang HOT
Theo anh Tín, thời điểm này, dớn là loại dụng cụ được người dân địa phương dùng nhiều nhất để đón bắt luồng cá, tôm đầu mùa. Cách giăng bắt này khá đơn giản, chỉ cần vài chục mét lưới mành, vài chục cây nhỏ (để cắm cố định dớn) và lưới đuôi dớn là có thể “hành nghề”. Thủy sản giăng bắt được cũng đa dạng, nhiều nhất là cá linh, cá tạp, tép,…
Anh Đặng Văn Tuấn, ngụ xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, có hơn chục năm làm nghề thu mua cá đồng mùa lũ, chia sẻ: “Vào thời điểm này những năm trước, trung bình mỗi ngày, tôi thu mua khoảng 1 tấn cá đồng, sau đó sang lại cho các thương lái đem bán ở TP.HCM. Năm nay cá ít, tôi thu mua khoảng 100-200kg/ngày. Không những sản lượng cá ít mà chủng loại cũng không phong phú, chủ yếu là cá chốt, cá lăng”.
Lượng cá khan hiếm nên giá tăng 20-30% so với các năm trước.
Do lượng cá tự nhiên ít nên những hộ dân sống bằng nghề này ở các huyện đầu nguồn của tỉnh chỉ đánh bắt cầm chừng. Dạo quanh một số chợ tại huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng, lượng cá đồng không nhiều như những năm trước.
Theo các tiểu thương, năm nay, cá đồng ra chợ rất ít, chỉ có một số loại cá: Chốt, thiểu, lóc, trê, dảnh trắng, rô, cá linh,… Do lượng cá khan hiếm nên giá bán tăng khoảng 20-30% so với các năm trước. Hiện giá cá lóc, cá trê từ 100.000-120.000 đồng/kg; cá chốt, cá lăng từ 50.000-70.000 đồng/kg; cá linh 150.000 đồng/kg;…
Mong lũ về nhiều hơn
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Long An, do ảnh hưởng lượng nước thượng nguồn đổ về kết hợp lượng mưa tại chỗ nên mực nước tại các huyện đầu nguồn (Tân Hưng, Vĩnh Hưng) lên nhanh với cường suất trung bình 0,01-0,10m/ngày đêm. Đến ngày 25/9/2019, mực nước đo được tại Tân Hưng đạt 2,39m (thâp hơn cùng kỳ năm 2018 la 0,61m), tại Vĩnh Hưng đạt 2,27m (thâp hơn cùng kỳ năm 2018 la 0,66m).
Lũ về còn bồi đắp phù sa, diệt côn trùng, chuột, bọ gây hại mùa màng. Anh Lê Hồng Thanh, ngụ xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, bộc bạch, hiện tại, trong 6ha đất của gia đình, nước lũ đã vào ruộng gần 4ha với độ sâu từ 30-40cm. Anh hy vọng, nước về nhiều hơn, thời gian ngâm lũ lâu hơn để đất được bồi đắp nhiều phù sa, sâu, rầy gây hại bị cuốn trôi, giảm chi phí trong sản xuất vụ mùa tiếp theo.
Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng – Trần Văn Cường cho biết, hiện nước lũ đã ngập khoảng 80% diện tích đất sản xuất trên địa bàn huyện, những vùng trũng, thấp, nước ngập sâu hơn 1,5m, vùng gò cao từ 30-50cm. Huyện tuyên truyền, vận động nông dân xả lũ đón phù sa. Số diện tích vùng cao, nông dân tập trung vệ sinh đồng ruộng, cày trục đất ngâm lũ.
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng – Phạm Thanh Hùng, từ khi lũ về, huyện chủ động cho xả nước vào các cánh đồng vừa tạo sinh kế cho người dân đánh bắt thủy sản, vừa đón phù sa. Nông dân cũng chuẩn bị vệ sinh đồng ruộng để cây trồng phát triển tốt, giảm chi phí cải tạo đất.
Bên cạnh đó, nhằm chủ động hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, ngành tham mưu UBND huyện có văn bản chỉ đạo tập trung cho sản xuất vụ Đông Xuân và có lịch gieo sạ, cụ thể đợt 1 từ ngày 18 đến 25/10, đợt 2 từ ngày 18 đến 30/11, đợt 3 từ 15 đến 31/12.
Mùa lũ vê mang lai nhiêu sinh kê cho ngươi dân, ngươi giăng câu, đanh ca, ngươi thu hoach cac san vât mua nươc nôi như bông sung, bông điên điên, he nươc,… Mưu sinh mùa nước nổi giup ngươi dân ngheo co thêm thu nhâp đê lo cho con đi hoc, mua săm it vât dung trong gia đinh. Con nươc vê cung mang theo phu sa bôi đắp đồng ruộng, gop phân cho vu mua mơi bôi thu./.
Theo Văn Đát (Báo Long An)
Mùa nước nổi trên hồ Ya Ly, có đêm "trúng mánh" bắt 40 ký cá, tôm
Việc đánh bắt thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Yaly góp phần giải quyết cái ăn cái mặc, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân. Đã từ rất lâu rồi, mỗi khi lòng hồ tích nước, người dân lại tíu tít rủ nhau chèo xuồng bủa lưới, giăng câu...
Đã 17 năm qua, kể từ khi lòng hồ Thủy điện Ya Ly tích nước (2002), người dân trong vùng ngập lòng hồ đã dần quen với sự lên xuống đầy vơi của con nước theo mùa và quá trình tích nước của Thủy điện Ya Ly.
Hàng năm, hồ Thủy điện Ya Ly tích nước từ cuối tháng 8, tích dần cho đạt mức dâng ở cao trình 515m vào cuối tháng 11.
Lúc này, không gian lòng hồ trở nên bát ngát, mênh mông, những vách núi cao trầm mặc, in bóng lung linh xuống mặt hồ tạo nên cảnh đẹp huyền ảo như bức tranh thủy mặc. Xa xa, từng đàn cò trắng chao liệng trên mặt nước, tôm cá bơi lượn lờ.
Và thời khắc này là lúc người dân vùng bán ngập lòng hồ Thủy điện Ya Ly vào mùa đánh bắt thủy sản.
Thả lưới trên lòng hồ. Ảnh: DL
Những con thuyền lướt nhẹ trên sóng nước, những lời nói, tiếng cười trên một vùng sóng nước mênh mông... như báo hiệu niềm vui thu hoạch của những ngư dân các làng chài xung quanh vùng bán ngập lòng hồ Thủy điện Ya Ly...
Anh Rơ Chăm Tuy, ở thôn Kà Bầy, xa Sa Bình (huyện Sa Thầy) cho biết: Từ khi có lòng hồ này, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nơi đây đã có những đổi thay nhất định. Theo sự vận động của chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, người dân tự giác chuyển đổi ngành nghề đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia súc và sản xuất trên đất bán ngập.
Việc đánh bắt thủy sản trên lòng hồ góp phần giải quyết cái ăn cái mặc, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân. Đã từ rất lâu rồi, mỗi khi lòng hồ tích nước, người dân chúng tôi lại tíu tít rủ nhau chèo xuồng bủa lưới, giăng câu...
Là người dân có 17 năm trong nghề đánh bắt thủy sản ở khu vực lòng hồ mỗi khi đến "mùa nước nổi", Huỳnh Văn Cảnh ở thôn Kiến Xương, xã Ya Ly (huyện Sa Thầy) chia sẻ: Thời gian qua, gia đình tôi không phải lo cái ăn cái mặc, ngoài sản xuất nông nghiệp, gia đình tôi có thêm nghề khai thác thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Ya Ly, bình quân mỗi ngày thu được từ 200 - 300 nghìn đồng từ tiền bán tôm, cá.
Theo con nước vơi đầy, cứ mỗi năm anh Cảnh đánh bắt hai mùa vào tháng giêng đến tháng 3 và từ tháng 8 đến tháng 11. Đánh bắt thủy sản giờ đây đã trở thành nghề chính của gia đình tôi.
Tôi bỏ ra một đêm để theo ông Cảnh tận mắt chứng kiến người dân khu vực lòng hồ Thủy điện Ya Ly đánh bắt thủy sản.
Giữa lòng hồ rộng lớn, ghe của ông Cảnh chầm chậm buông lưới. Sau đó, ông gắn đèn điện chiếu sáng buông thẳng xuống mặt nước để "dụ" cá. Loài "cá cơm nước ngọt" khi nhìn thấy ánh sáng sẽ bơi đến để tìm thức ăn. Ánh sáng từ chiếc đèn pin không chiếu rọi ra xa mà được ngư dân để nằm sàn sàn trên bề mặt nước để thu hút từng đàn cá cơm đua nhau bơi vào. Cứ thế, lũ cá cơm "ăn sáng" bơi vào hết đợt này đến đợt khác, trông thật đã mắt.
Cứ cách khoảng 1 giờ đồng hồ thì ông Cảnh bắt đầu cất lưới lên, công việc cứ lặp đi lặp lại cho đến khi trời hửng sáng mới dừng. Ánh đèn pin chiếu đến đâu, mảnh lưới vớt lên những mẻ cá nặng trĩu. Đàn cá gặp cạn, nảy mình liên tục trên tấm lưới.
Dường như mùa tích nước cũng đang tạo nên niềm vui, sự thích thú trong lớp trẻ và dần thấm vào từng giác quan của lớp thanh thiếu niên ở vùng bán ngập khi cùng cha mẹ đánh bắt thủy sản trên sông nước.
A Quỳnh cùng bạn giăng câu trên lòng hồ. Ảnh: DL
Em A Quỳnh ở xã Ngọc Bay (thành phố Kon Tum) khoe: Từ đầu mùa tích nước đến giờ, em bán gần 15kg cá đủ loại, đủ mua sách vở, chuẩn bị cho năm học mới. Mùa tích nước, bọn trẻ chúng em chèo xuồng cùng người lớn xuống hồ giăng lưới, đặt lờ kiếm cá. Thú nhất là lúc chúng em ngồi nghe tiếng cá đớp mồi.
Những người có kinh nghiệm trong nghề cho biết, tùy vào đặc thù của từng vùng nước mà ngư dân có cách "đón luồng" cá để thu được thành quả cao nhất. Có ghe khai thác một đêm được 30-40kg, nếu trúng luồng cá.
Tuy nhiên, với những người nông dân một nắng hai sương canh tác trên vùng bán ngập lòng hồ Thủy điện Ya Ly, mùa tích nước bên cạnh niềm vui có thêm khoảng thu nhập từ đánh bắt thủy sản, còn có nỗi lo âu thu hoạch lúa và hoa màu trước khi tích nước lòng hồ.
Nói đến mùa tích nước, ông Nguyễn Văn Dũng ở thôn Bình Nam, xã Sa Bình thoáng chút trầm ngâm, cho biết: Trồng trọt trên vùng bán ngập phải biết tính được thời điểm nước cạn, nước đầy. Trước đây, bà con nông dân chúng tôi chỉ dám gieo bắp để nhanh cho thu hoạch và tránh lúc con nước lên bất ngờ.
Thời điểm lòng hồ tích nước, dù lúa còn xanh, mì còn non, chúng tôi cũng phải thu hoạch, nên giá trị cây trồng bán ra không cao, vì không đủ thời gian chín. Như cây mì, chất lượng bột chỉ đạt 70%. Sau một thời gian quan sát, bà con chúng tôi mới canh đúng thời điểm nước lên xuống để tính vụ gieo trồng. Hiện nay, trên vùng bán ngập, chúng tôi đã trồng cây hàng năm như mì, bắp. Tuy nhiên, canh tác trên vùng bán ngập, gặp nhiều rủi ro hơn, không lường trước được...
Dù muốn hay không, người dân vùng ngập lòng hồ Thủy điện Ya Ly phải sống chung với mùa tích nước. Ngoài tiềm năng về thủy điện và đánh bắt thủy sản, lòng hồ Thủy điện Ya Ly còn có tiềm năng rất lớn đó là du lịch và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, cư dân sống xung quanh khu vực lòng hồ chủ yếu là đánh bắt cá chứ chưa kết hợp với nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phát triển các loại cây rừng ngập nước như đước, tràm, sú, vẹt, dừa nước... để làm phong phú thêm thảm thực vật và chống sạt lở lòng hồ.
Hy vọng, trong tương lai không xa, lòng hồ Ya Ly sẽ được tận dụng và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, để rồi, mỗi mùa tích nước, lòng hồ Thủy điện Ya Ly lại đón thêm những du khách đến với vùng đất Kon Tum nhiều nắng, nhiều gió và ấm nồng tình người này.
Theo Dương Lê (Báo Kon Tum)
Đầu nguồn mùa nước nổi: Lũ lên cao, cá linh, cua đồng có nhiều hơn Sau nhiều tháng thấp thỏm lo lũ không về, người dân đầu nguồn ĐBSCL vui mừng khi nước từ thượng nguồn tràn đến, mang theo phù sa và cá, tôm. Dù mùa nước nổi đến hơi muộn so với mọi năm nhưng con nước cũng kịp thời mang đến nhiều sản vật giúp người dân đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)...