Lữ đoàn Tàu ngầm 189: Đảm bảo công tác hậu cần
Được thành lập từ tháng 6-2011, Lữ đoàn Tàu ngầm 189 là đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam. 10 năm qua, lữ đoàn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong đó, công tác hậu cần được thực hiện tốt đã bảo đảm cho các hoạt động của đơn vị.
Chăm lo sức khỏe cho bộ đội
Ngay khi được thành lập, lữ đoàn đã đề nghị và được Quân chủng Hải quân kiện toàn đội ngũ nuôi quân. Trong 10 năm, lực lượng này ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng này luôn bảo đảm thực phẩm có chất lượng cao phục vụ bữa ăn của bộ đội. Từ năm 2013, lữ đoàn đã được xây dựng trạm chế biến tiếp phẩm tập trung với 15 mặt hàng khác nhau để đưa vào bữa ăn cho bộ đội. Ngoài ra, lữ đoàn đã đề nghị Cục Hậu cần Hải quân kết hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia xây dựng thực đơn cho lực lượng tàu ngầm khoa học, phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho lực lượng đặc biệt này.
Cán bộ, chiến sĩ trồng cây xanh cải tạo cảnh quan đơn vị.
Trong công tác quân y, lữ đoàn luôn nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc sức khỏe bộ đội, đặc biệt là thủy thủ tàu ngầm. Trong 10 năm khám tuyển sức khỏe thủy thủ tàu ngầm, Hội đồng khám tuyển đã kết luận, phân loại sức khỏe cho nhiều cán bộ, chiến sĩ, làm cơ sở cho việc tuyển chọn người vào lực lượng tàu ngầm chiến dịch của quân đội. Đến nay, quân y lữ đoàn đã xây dựng được lực lượng cán bộ, chiến sĩ có sức khỏe tốt, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khó khăn, gian khổ trên tàu ngầm. Hàng năm, đơn vị phối hợp với Bệnh viện Quân y 87, Viện Y học Hải quân khám, giám định sức khỏe cho thủy thủ tàu ngầm; chủ động khám, theo dõi sức khỏe chặt chẽ trước, trong và sau khi đi biển. Đơn vị tổ chức cho thủy thủ đi an, điều dưỡng tại Trung tâm An điều dưỡng tàu ngầm và bệnh xá của lữ đoàn nhằm phục hồi, duy trì sức khỏe bộ đội.
Video đang HOT
Xây dựng đơn vị chính quy
Thời gian qua, Lữ đoàn Tàu ngầm 189 luôn xác định nhiệm vụ “Xây dựng doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp” là một nội dung trọng tâm trong công tác hậu cần của đơn vị, là sự cụ thể hóa phong trào thi đua Quyết thắng và phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Đơn vị thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ về ý nghĩa, tầm quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tinh thần tự lực, tự cường cho cán bộ, chiến sĩ trong nhiệm vụ xây dựng, củng cố, chỉnh trang doanh trại.
Về công tác xăng dầu, lữ đoàn đã bảo đảm tốt nhu cầu về xăng dầu cho các nhiệm vụ; tổ chức tiếp nhận, cấp phát, thu hồi nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho các phương tiện, trang bị đầy đủ, kịp thời và an toàn; thông báo phân bổ hạn mức xăng dầu cho cơ quan và đơn vị kịp thời. Đơn vị duy trì thanh, quyết toán xăng dầu chặt chẽ; tổ chức bảo quản, bảo dưỡng kho xăng dầu thường xuyên; rà soát kiện toàn đủ kế hoạch, phương tiện, trang bị phòng, chống cháy nổ; thường xuyên luyện tập bảo đảm an toàn tuyệt đối kho xăng dầu. Đơn vị chủ động phối hợp với Cục Xăng dầu, Viện Kỹ thuật Xăng dầu, Bộ Quốc phòng khảo sát, triển khai đề tài xử lý nước biển nhiễm dầu của tàu ngầm; thường xuyên duy trì lượng dự trữ chiến đấu theo đúng quy định, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí.
Thượng tá Nguyễn Văn Bách – Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Tàu ngầm 189 cho biết: “Trải qua 10 năm xây dựng, phát triển, lữ đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp nhận, huấn luyện chuyển giao và làm chủ tàu ngầm; tham mưu cho Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân các phương án sử dụng tàu ngầm trong tác chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đơn vị đi đầu về xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật trong Quân chủng Hải quân; duy trì nghiêm lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng xuất phát thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh; xây đắp nên truyền thống “Đoàn kết, kỷ luật, bí mật, quyết thắng”. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, cùng với công tác tham mưu, chính trị, kỹ thuật, công tác hậu cần đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho các hoạt động của đơn vị”.
Nô nức ngày hội toàn dân
Cử tri khắp mọi miền Tổ quốc, từ thành thị đến nông thôn, biên giới, hải đảo... đã nô nức đi bỏ phiếu để chọn ra những người thực sự xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
Trong không khí rộn ràng, hồ hởi, dù chưa đến 7 giờ sáng, nhiều điểm bầu cử trên cả nước và tại TP HCM đã có đông cử tri. Người tranh thủ đọc lại tiểu sử các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; người nghiêm túc ngồi chờ giờ khai mạc để bắt đầu thực hiện quyền công dân của mình...
An toàn, phấn khởi
Điểm đặc biệt của bầu cử lần này chính là ở tất cả các điểm bỏ phiếu đều có nước rửa tay, bàn khai báo y tế và từ cán bộ hướng dẫn đến cử tri đều nghiêm túc đeo khẩu trang, bảo đảm giữ khoảng cách với tinh thần phòng chống dịch Covid-19 cao nhất.
Cử tri Lê Công Trường (khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP HCM) chia sẻ ông rất hạnh phúc khi cầm lá phiếu bầu chọn ứng cử viên có đức, có tài. "Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi lo lắng nhưng nhìn thấy các cấp lãnh đạo có nhiều giải pháp phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn nên cũng an tâm. Chúng tôi vui mừng khi huyện Củ Chi có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về ứng cử, dự khai mạc và trực tiếp bỏ phiếu. Mong là các đại biểu luôn gần dân, nghe dân; kết hợp với chính quyền địa phương giải quyết những bức xúc trong cuộc sống của người dân" - ông Trường gửi gắm.
Cử tri TP HCM đọc lại tiểu sử các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trước khi bỏ phiếu Ảnh: Ý LINH
Nhà neo người, lại tật nguyền, cử tri Nguyễn Thị Huệ Thanh (63 tuổi; phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM) vẫn nhờ người hàng xóm chở đến tận điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân của mình. Bà Thanh mong muốn sau khi đắc cử, các đại biểu quan tâm nhiều hơn đến các chính sách dành cho người yếu thế, người khuyết tật...
Có mặt tại điểm bỏ phiếu số 71 (phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM) từ rất sớm, vợ chồng ông Ngô Mai (90 tuổi), bà Lê Thị Thành (85 tuổi) ngồi đợi xong lễ khai mạc để người thân dìu vào khu vực bỏ phiếu. Ông Ngô Mai chia sẻ: "Là đảng viên 60 tuổi Đảng, tôi ý thức rõ quyền, nghĩa vụ của công dân khi tham gia bỏ phiếu bầu chọn người đủ đức, đủ tài. Tin rằng những đại biểu trúng cử làm việc tận tâm, trở thành cầu nối hữu hiệu giữa người dân với Nhà nước, Chính phủ".
Còn ông Nguyễn Phương Nam, Trưởng Phòng Kinh tế quận 3, khi trao đổi với chúng tôi đã xúc động nhớ lại kỷ vật của bà nội - lá phiếu cử tri từ kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội chung của cả nước diễn ra vào chủ nhật 25-4-1976. "Hôm nay cầm lá phiếu trên tay, tôi nhớ đến câu chuyện xúc động nội kể cho chúng tôi nghe về 45 năm trước - cảm xúc ngày bầu cử đặc biệt của người dân Việt Nam khi cuộc Tổng tuyển cử chung được tổ chức trên phạm vi cả nước với trên 23 triệu cử tri nô nức đi làm nghĩa vụ công dân của mình" - ông Nam tâm sự.
Sôi nổi ở những điểm đặc biệt
Là xã đảo duy nhất của TP HCM, Thạnh An (huyện Cần Giờ) có hơn 3.200 cử tri. Từ sáng sớm, không khí đi bầu cử ở đây đã rất sôi nổi. Năm nay 82 tuổi, ông Trần Văn Thấu (ấp Thạnh Hòa) không thể nhớ đã bao nhiêu lần đi bầu cử nhưng lần này nhiều cảm xúc hơn bởi Thạnh An giờ đã được công nhận là xã đảo. "Tôi nói với các con, cháu của mình phải cố gắng thu xếp công việc đi bầu cử đầy đủ, chọn những người xứng đáng đại diện cho tiếng nói của người dân xã đảo mình. Đó là cách để nhà nước và người dân cùng nhau phát triển xã nhà" - ông Thấu nói.
Tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP HCM), công tác bầu cử sẵn sàng cho 142 cử tri, gồm 14 nhân viên y tế, 92 người đang cách ly tập trung và 36 người mắc Covid-19 đang điều trị. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Chánh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, cho biết 4 nhân viên y tế được trang bị bảo hộ phòng dịch làm các công đoạn bầu cử từ khâu phát đến khâu tiếp nhận phiếu bầu bỏ vào thùng phiếu, niêm phong 3 lớp thùng phiếu... Viết, giấy bút sử dụng một lần rồi bỏ. Bệnh viện chuẩn bị mọi phương án để bệnh nhân Covid-19 được thực hiện quyền công dân của mình.
Từ 6 giờ 30 phút ngày 23-5, hàng ngàn cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Vùng 2 (Quân chủng Hải quân) đã đi bầu cử. 18 tuổi, lần đầu tiên thực hiện quyền công dân của mình, binh nhất Giang Trí Thành (Trung đội Vệ binh Lữ đoàn 171) xúc động chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi được cầm lá phiếu trên tay để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân nên cảm xúc lạ lắm, vừa háo hức vừa hồi hộp. Tôi hy vọng những đại biểu được bầu sẽ tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, phẩm chất và năng lực, xứng đáng với kỳ vọng của người dân".
Tại buôn Ako Dhong, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cử tri đồng bào dân tộc Ê Đê tập trung về nhà văn hóa để bỏ phiếu. Tiếng cồng chiêng ngân vang hòa với sắc phục truyền thống của đồng bào Ê Đê khiến khu vực bỏ phiếu thêm đặc biệt. Bà Yă Líp cho biết cả nhà 5 người dậy từ sáng sớm, mặc trang phục truyền thống của đồng bào Ê Đê để đi bầu cử. Các thủ tục bỏ phiếu được chính quyền địa phương hướng dẫn từ trước nên không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Trong khi đó, sáng 23-5, TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) mưa rất to nhưng các địa điểm bầu cử vẫn khai mạc đúng giờ, cử tri đến bỏ phiếu từ sớm và thực hiện đầy đủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế...
Vùng 5 Hải quân kịp thời đưa ngư dân bị viêm ruột thừa vào bờ cấp cứu Trong lúc đánh bắt hải sản trên biển, một ngư dân bị đau bụng dữ dội, có dấu hiệu viêm ruột thừa cấp đã được cán bộ, chiến sĩ Tàu 264, Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân ứng cứu kịp thời. Tàu 264 cơ động ứng cứu ngư dân. Trước đó, lúc 6 giờ 40 phút ngày 9-5, Vùng...