Lữ đoàn Giang thuyền 962 có những loại tàu chiến nào?
Lữ đoàn Giang thuyền 962 (Quân khu 9) là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm an ninh ven biển, vùng sông nước Cửu Long.
Lữ đoàn Giang thuyền 962 (Quân khu 9) là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm an ninh ven biển, vùng sông nước Cửu Long. Bên cạnh đó, đơn vị còn có trách nhiệm tham gia các công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai…
Trang bị của lữ đoàn hầu hết là các loại tàu chiến cao tốc cỡ nhỏ như: tàu PCF (thu được của VNCH sau 1975); tàu tuần tra cao tốc ST-175 (trong nước tự đóng); tàu đổ bộ ST-2300… Trong ảnh là các tàu tuần tra cao tốc ST-175.
Tàu tuần tra kiểu ST-175 do các công ty trong nước tự nghiên cứu phát triển. Tàu dài 17m, rộng 4,5m, chế tạo bằng hợp kim nhôm, trang bị 2 máy đẩy 490 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 22 hải lý/h, thủy thủ đoàn 8 người (có thể chở thêm 6 người). Trong ảnh là tàu ST-175 của Lữ đoàn 962 nhìn từ phía sau.
Trong ảnh là tàu đổ bộ ST-2300 đóng cho Lữ đoàn 962 đang chuẩn bị được hạ thủy ở Đà Nẵng. Tàu ST-2300 có chiều dài khoảng 27,5m, rộng 6,8m, trang bị 2 máy đẩy 560 mã lực cho tốc độ 12 hải lý/h, thủy thủ đoàn 8 người.
Video đang HOT
Theo nhà thiết kế, ST-2300 có thể chở một đại đội bộ binh cùng vũ khí. Trong hình ảnh đồ họa này có thể thấy con tàu chở được một xe bọc thép loại M113 và một xe tăng hạng nhẹ loại PT-76.
Tàu đổ bộ kiểu ST-2300 tham gia diễn tập bắn đạn thật vào tháng 6/2014.
Một trong những trang bị chiến đấu trên vùng ven biển, sông nước của Lữ đoàn 962 là các tàu cao tốc loại PCF do Mỹ sản xuất, ta thu được sau 1975. PCF có thân vỏ nhôm, dài khoảng 15m, rộng 4m, mớn nước 1,5m. Tàu trang bị động cơ diesel GM 12V71N có công suất 480 mã lực cho tốc độ tối đa tới 21 hải lý/h đạt tầm hoạt động khoảng 590km. Trong ảnh là tàu PCF của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Nguyên bản PCF được trang bị hỏa lực đại liên hạng nặng M2 12,7mm, súng cối 81mm và trung liên M60 cỡ 7,62mm. Tuy nhiên, theo các thông tin mới nhất thì Việt Nam đã nâng cấp một phần trang bị trên các tàu PCF, theo đó thay các khẩu M2, M60 bằng súng máy do Việt Nam sản xuất theo thiết kế của Nga. Trong ảnh là bệ vũ khí lắp đại liên 12,7mm NSV và cối 81mm (nguyên bản).
Theo Kiến Thức
Thượng cờ trên 2 chiến hạm tên lửa Việt Nam tự đóng
Sáng 17/7, lễ thượng cờ hai tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 (Lữ đoàn 167 thuộc Vùng 2 Hải quân) đã diễn ra trọng thể.
Quang cảnh lễ thượng cờ sáng 17/7 tại quân cảng Vùng 2 Hải quân. Đại tá Lương Việt Hùng - Tư lệnh Vùng 2 Hải quân - cho biết: "Đây là một trong những loại tàu có thiết kế phức tạp và hiện đại, thể hiện thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật. Tàu có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 7 - 8; có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển; chi viện hỏa lực cho các lực lượng khác một cách hiệu quả, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Vùng 2 (nói riêng) và quân chủng Hải quân (nói chung)".
Tư lệnh Vùng 2 Hải quân - đại tá Lương Việt Hùng - đang trao hải kỳ cho thuyền trưởng tàu HQ377 (trung tá Nguyễn Đức Thoan), bên cạnh là thiếu tá Trần Ngọc Quỳnh (chính trị viên tàu) với quốc kỳ trên tay.
"Tình hình khu vực trên Biển Đông ngày một căng thẳng phức tạp khó lường, đặc biệt sự kiên Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì việc đưa hai tàu HQ-377, 378 vào biên chế cho Lữ đoàn 167 chính là niềm tự hào, vinh dự lớn lao song trách nhiệm cũng rất nặng nề, đòi hỏi Đảng ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 cùng toàn thể cán bộ chiến sĩ trong toàn Vùng nói chung, Lữ đoàn 167 và 2 tàu HQ-377, 378 nói riêng đoàn kết, khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng đơn vị vững mạnh, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới", Tư lệnh Vùng 2 Hải quân nhấn mạnh.
Thuyền trưởng, chính trị viên 2 tàu di chuyển về vị trí, chuẩn bị lên tàu treo quốc kỳ và hải kỳ.
Chính trị viên tàu HQ-377 Trần Ngọc Quỳnh đang thực hiện nghi thức treo quốc kỳ và hải kỳ trên cabin thượng tầng của tàu HQ-377.
Quốc kỳ và hải kỳ tung bay trên nóc cabin thượng tầng của tàu HQ-377.
Quốc kỳ và hải kỳ tung bay trên nóc cabin thượng tầng của tàu HQ-378.
Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya được trang bị 16 tên lửa chống hạm cận âm Uran-E (tầm bắn 130km), được bố trí thành 4 module phóng 2 bên thân tàu với 4 tên lửa Kh-35E mỗi module và 12 tên lửa phòng không Igla-1M. Trong ảnh là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E bên mạn trái của tàu HQ-377.
Đuôi tàu HQ-377 được trang bị 2 bệ pháo phòng không cao tốc (CIWS) AK-630 đạt tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút, cơ số 4.000 viên.
Nội thất trong phòng của tàu HQ-377 đẹp như khách sạn.
Theo_Kiến Thức
Lữ đoàn Không quân 954 tiếp nhận phi đội DHC-6 Kể từ ngay hôm nay, Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 chính thức tiếp quản và vận hành phi đội thủy phi cơ DHC-6. Ngày 17/6, tại thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Hải quân đã tổ chức Lễ bàn giao Phi đội thủy phi cơ DHC-6 từ Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân về Lữ đoàn...