Lũ bất thường trong tháng 3, chưa từng có trong lịch sử
Một trận lũ bất thường vừa xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã trở thành lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 3, địa phương này gặp lũ. Trận lũ đã gây ngập cho hơn 1.000 hộ dân ở huyện Phú Lộc.
Do mưa lớn kéo dài từ chiều tối 26/3, nên địa bàn thị trấn Phú Lộc, xã Lộc Trì, xã Lộc Tiến và xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) đã bị ngập lụt nặng. Mực nước ngập tại các tuyến đường lên đến 0,5-1m, đã nhấn chìm nhiều diện tích lúa, hoa màu của người dân. Hơn 1.000 hộ dân ở huyện này đã bị nước lũ đột ngột tấn công và hàng ngàn học sinh phải nghỉ học.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, tại tổ dân phố 8 Thị trấn Phú Lộc có 350 hộ bị ảnh hưởng bởi nước lụt. Ở xã Lộc Trì có 450 hộ thuộc 2 thôn Hòa Mậu, Cao Đôi Sả nước vào đến sân hoặc nhà. Các đường liên 2 thôn này bị ngập dưới 1m.
Đặc biệt một đoạn QL 1A qua xã Lộc Trì bị ngập 0,3-0,4m làm giao thông qua lại rất khó khăn.
Nước ngập QL 1A qua xã Lộc Trì (ảnh: Cường Tính)
Nước ngập 1 mét qua đường vào trường Tiểu học Lộc Trì (ảnh: Cường Tính)
“Cho đến trưa nay (27/3) nước đã dần rút xuống, người dân có thể lội được với mực nước ngoài đường dưới 1 mét. Học sinh trên địa bàn được nghỉ học toàn bộ. Chưa có năm nào lụt bất thường như vậy cả” – ông Nguyễn Xuân Diệu, Chủ tịch xã Lộc Trì cho hay.
Ông Hồ Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến trao đổi qua điện thoại “Chiều tối qua do mưa nguồn lớn quá nên đã làm gần 20 lán trại tại khu du lịch suối Voi bị cuốn trôi sạch. Ở tại thôn Thủy Dương, Thủy Tụ bị nước ngập hết ruộng dân. Tuy nước không lên đường nhưng lũ quá bất thường”.
Sát đó là xã Lộc Thủy cũng bị lụt gây tê liệt nặng, chia cắt 3 thôn Thủy Yên, Thủy Cam Thượng, Thủy Cam Hạ. Có hơn 500 hộ dân ở đây bị nước lũ tấn công vào sân, vào nhà cùng với nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập.
Ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy xác nhận với PV: “Đây là một trận lũ bất thường. Ngoài hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng, ở xã chúng tôi có 2 đập đất là đập Trà Vó của hợp tác xã Thủy Xuân và đập Ba Đội bị lũ làm vỡ, cuốn trôi. Công trình hồ chứa nước Thủy Cam – Thủy Yên không cắt lũ được. Do mưa rất lớn ở thượng nguồn sông Bù Lu nên nước lũ dâng cao đột ngột. Đến trưa 27/3 tuy nước có rút nhưng vẫn còn to”.
Video đang HOT
Nước ngập vào sân nhà các hộ dân ở xã Lộc Thủy (ảnh: Hoàng Hải)
Theo lãnh đạo huyện Phú Lộc, hiện đang cho kiểm tra mức độ thiệt hại của các địa phương trên. Tuy may mắn chưa có thiệt hại về người nhưng mất mát, hư hại về tài sản, mùa màng của bà con là khá lớn vì chưa có khi nào lũ lại xuất hiện vào tháng 3.
Cho biết về nguyên nhân trận lũ bất thường này, ông Phan Thanh Hùng, CVP Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế nói: “Trong gần 3 ngày từ sáng sớm 25/3 đến sáng 27/3 mưa ở hệ núi Bạch Mã (huyện Phú Lộc) rất lớn, đo được trên 500mm. Điều này đã khiến cho nước ở thượng nguồn các sông Thừa Lưu, Cầu Hai, Bù Lu dâng cao và đổ về hạ lưu tạo lũ nhanh chóng.
Nước lũ hiện vẫn đang làm cho các hộ dân ở Lộc Thủy bị ngập trong ngày 27/3 (ảnh: Hoàng Hải)
Tuy trận lũ này có tác dụng dập hạn hán một phần nhưng qua số liệu khoa học, đây là trận lũ quá bất thường, chưa từng có trong lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Lộc nói riêng khi lũ bất ngờ xuất hiện vào tháng 3″.
Theo ông Phan Thanh Hùng, mưa lớn ở đầu nguồn với cường độ khoảng 300mm nên đã buộc phải Thủy điện Hương Điền phải điều tiết lũ, xả nước về hạ du làm Thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền bị nước ngập trong ngày 27/3, chủ yếu là ruộng đồng bị ảnh hưởng.
Nước ngập đường liên thôn ở Thị xã Hương Trà (ảnh: T.Ngọc)
Đại Dương
Theo Dantri
Người dân TP Lạng Sơn hốt hoảng chuyển đồ chạy lũ trong đêm
Tối 17/9, nước lũ trên sông Kỳ Cùng tại TP Lạng Sơn tiếp tục dâng cao. Rất nhiều hộ dân sống tại khu vực thấp trũng phải hối hả dọn đồ trong đêm để chuẩn bị chạy lũ.
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại TP Lạng Sơn, chiều 17/9, trên địa bàn không mưa, nhưng ảnh hưởng của hoàn lưu sau cơn bão số 3 khiến nước sông Kỳ Cùng dâng cao. Lũ phía thượng nguồn sông đổ về làm một số điểm thấp, trũng và sát mép sông Kỳ Cùng bị ngập úng nhẹ.
Nước lũ dâng cao khiến đường vào xã Sao Mai - Chi Lăng - Lạng Sơn bị cô lập vào chiều 17/9.
Gia đình anh Chính tại huyện Cao Lộc bị lũ tràn vào nhà gây ngập nặng từ trưa 17/9.
Bắt đầu từ chiều tối 17/9, nhiều người dân TP Lạng Sơn sống gần sông Kỳ Cùng đã lo lắng, liên tục theo dõi mực nước lũ để có phương án di dời và đối phó với ngập úng. Thời điểm trên, đã có một số khu vực có địa hình thấp như chợ Giếng Vuông, một đoạn ngắn đường Nguyễn Du, gần chợ Đông Kinh đã bị ngập nhẹ. Nhiều người chủ quan đi xe máy lội qua khu vực ngập nước đã phải dắt bộ do xe chết máy. Một số gia đình gần khu vực ngập nước đã chủ động di dời cửa hàng, chuyển đồ đạc lên những nơi cao hơn.
Khoảng 21h ngày 17/9, theo quan sát tại khu vực đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn, nước sông dâng cao đã khiến một đường dài khoảng hơn 300 mét bị ngập sâu, có những đoạn nước lũ dâng cao tới trên 30cm.
Bà Nguyễn Thị Nga - chủ cửa hàng quần áo trên đường Nguyễn Du - hối hả dọn, đóng hàng vào trong những chiếc bao tải. Người cháu của bà cũng tất bật, liên tục dùng xe máy chở hàng ra gửi tại nhà người quen. Bà Nga cho biết: "Chiều nay do thấy thời tiết không mưa nên chúng tôi khá chủ quan, không dọn đồ mà tiếp tục mở cửa hàng bán. Lúc đó nước chỉ mấp mé trên đường Nguyễn Du, cách khá xa cửa hàng. Tuy nhiên, đến tối khi nước lũ đã dâng ngập gần đến mép cửa, tôi mới hốt hoảng huy động người thân đến hỗ trợ chuyển đồ".
Khi nước sông Kỳ Cùng có dấu hiệu tăng lên trong đêm, nhiều bà con đã nhanh chóng chuyển đồ di cư chạy lũ.
Trong đêm 17/9, nước sông Kỳ Cùng dâng cao khiến người dân lo sợ lũ lớn đổ về.
Ông Nguyễn Kinh Thắng - hàng xóm của bà Nga cũng hối hả kê những bao xi măng lên cao hơn, tránh bị hư hỏng. Theo ông Thắng, sau khi tiếp nhận thông tin về cơn bão số 3, gia đình đã lên sẵn phương án đối phó. Gia đình không có cửa hàng kinh doanh, những đồ đạc, vật dụng quan trọng đã được di chuyển lên phía trên tầng hoặc kê lên cao hơn. Tuy nhiên, đến tối, nước lũ dâng quá nhanh khiến ông Thắng và nhiều gia đình khác cũng bất ngờ và trong trạng thái bị động.
Còn tại khu vực đường Bắc Sơn, phường Vĩnh Trại, nước sông Kỳ Cùng đã dâng cao gây ngập úng tại những đoạn trũng thấp. Tại hiện trường, ông Trần Văn Trí - Tổ trưởng Tổ dân phố Khối 1, phường Vĩnh Trại - cho biết: "So với thời điểm khoảng hơn tiếng trước, mức nước sông đã cao hơn khoảng trên 30cm và đang tiếp tục dâng cao. Một nửa khu vực chợ Giếng Vuông thuộc địa phận Tổ dân phố khối 1, phường Vĩnh Trại, đây là khu vực rất thấp nên đã bị ngập từ chiều rồi".
Trước đó các cơ quan ban ngành đã tuyên truyền cho người dân chủ động sơ tán đồ đạc, rời khỏi khu vực có nguy cơ bị ngập úng. Hầu hết các hộ kinh doanh và hộ dân xung quanh khu vực chợ Giếng Vuông đều chấp hành và sơ tán hết.
"Hiện tại mực nước sông Kỳ Cùng đang có chiều hướng tiếp tục dâng cao, chúng tôi huy động lực lượng túc trực theo dõi. Nếu nước sông không rút, chúng tôi sẽ phải trực cả đêm, phối hợp với các lực lượng chức năng có biện pháp hỗ trợ người dân đối phó
Nhiều gia đình gần như thức trắng đêm theo dõi nước lũ để chủ động chạy lũ.
Hàng hoá được kê cao lên tránh nước lũ đổ về
Khu nhà nào cao đều được người dân, tiểu thương buôn bán di dời hàng hoá chạy lũ.
Trước khi mưa bão đổ về, Công an tỉnh Lạng Sơn đã có điện khẩn chỉ đạo các đơn vị, công an các huyện, công an thành phố khẩn trương triển khai kế hoạch đối phó với cơn bão số 3. Lãnh đạo Công an tỉnh đã trực tiếp đến kiểm tra việc triển khai công tác ứng trực, chuẩn bị lực lượng, phương tiện tại các đơn vị. Đồng thời yêu cầu toàn bộ lực lượng công an các huyện, thành phố khẩn trương tăng cường công tác tuyên truyền tới toàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa phóng thanh lưu động.
Theo ghi nhận, từ chiều tối qua, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động tỉnh Lạng Sơn đã được bố trí túc trực, chốt chặn tại những điểm trọng yếu như đường vào chợ Giếng Vuông, những điểm cầu bắc qua sông Kỳ Cùng, chợ Đông Kinh để phân luồng, hướng dẫn người dân không đi vào khu vực ngập sâu, đảm bảo an toàn.
Bằng kinh nghiệm đã có từ cơn bão số 2 vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các lực lượng, ban ngành ứng trực, chuẩn bị xuồng cứu hộ, áo phao, dây thừng, các phương tiện để ứng cứu, giúp đỡ nhân dân tại các khu vực ven sông, suối, vùng thấp trũng. Huy động tối đa cán bộ, chiến sỹ trực tại các điểm xung yếu nhằm hướng dẫn giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Q.Cường - X.Thái
Theo Dantri
Đà Nẵng chi 18 tỷ đồng hỗ trợ dân vui chơi, kỷ niệm 40 năm giải phóng Lãnh đạo TP Đà Nẵng đã quyết định hỗ trợ kinh phí từ ngân sách TP cho các tổ dân phố, thôn để tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2015). Theo đó, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/tổ dân phố và 12 triệu đồng/thôn. Công trình nút giao thông Ngã ba Huế...