Lũ bao vây, cô lập khu di tích Yên Tử
Ban quản lý di tích Yên Tử cho biết, hiện nay mọi hoạt động đi lại tại khu di tích này đã gần như ngưng trệ. Nước lũ dâng lên vượt qua đập tràn có lúc cao tới 2 mét. Hiện có 6 – 7 điểm sạt lở núi đang được chính quyền sở tại cho khắc phục.
Nước lũ bao vây khu trường quay phim cổ trang dựng tại Yên Tử. (Ảnh do Trường quay phim trường cổ trang Việt Nam cung cấp)
Trao đổi với PV Dân trí ông Lê Tiến Dũng, Phó ban quản lý di tích Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, từ sáng sớm nay 3/8 đến thời điểm hiện tại, tại Yên Tử liên tục xảy ra mưa lớn và lũ. Nước lũ từ núi cao đổ xuống khiến cho lượng nước từ các suối dâng cao. Lũ cuốn qua 4 đập tràn của 4 con suối chảy qua di tích cao từ 0,5 đến 2 mét.
Tại các sườn, đỉnh núi, đặc biệt là khu vực dốc Quảng Hải đang xảy ra sạt lở. Ban quản lý di tích đã có thông báo nghiêm cấm mọi hoạt động đi vào di tích để đảm bảo an toàn. Hiện ban quản lý cũng đang huy động máy xúc để dọn đường, giải tỏa ách tắc giao thông.
Yên Tử đang bị cô lập. (Ảnh chụp sáng 3/8)
Tại phim trường cổ trang trong khu vực Yên Tử, các công nhân đang làm việc tại đây bị cô lập. Chiều qua 2/8, các công nhân được tiếp tế thực phẩm, từ sáng đến nay mọi hoạt động như ngưng trệ. Nhiều thiết bị phim trường, máy móc thi công đã bị hư hỏng do mưa lũ.
Video đang HOT
Khắc phục sạt núi tại Yên Tử
Theo thống kê sơ bộ, tính riêng thành phố Uông Bí đã có hơn 500 nhà dân bị ngập nặng toàn bộ số dân trong khu vực đã được di chuyển đến nơi an toàn.
Thiệt hại bước đầu tại Uông Bí do mưa lũ gây ra được xác định khoảng hơn 60 tỷ đồng.
Thu Hằng
Theo Dantri
Yên Tử bị cô lập bởi dòng nước lũ
9h30 sáng nay (3/8), đường lên danh thắng Yên Tử vẫn ngập sâu đến 1,5m. Lực lượng chức năng phải lập rào chắn, ngăn người và các phương tiện qua lại.
Mưa to tiếp tục dội xuống miền Bắc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn Trung ương, trong 12 giờ qua, mưa to đến rất to đã xảy ra ở hàng loạt tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó mưa lớn nhất là Tiên Yên (Quảng Ninh) 130mm, Uông Bí (Quảng Ninh) 120mm, Sơn Động (Bắc Giang) 110mm, Sapa (Lào Cai) 90mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 90mm...
Dự báo nay đến hết đêm mai (4/8), mưa to đến rất to sẽ vẫn tiếp tục dội xuống các tỉnh Bắc Bộ. Tổng lượng mưa cả đợt ở khu vực Việt Bắc và Tây Bắc 100-200mm, có nơi trên 200mm.
Mưa lớn khiến đập Huổi Củ, Điện Biên vỡ tung
Mưa lớn liên tục khiến lũ trên các sông lớn như sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Kỳ Cùng và sông Thao tiếp tục lên.
Đến sáng nay (3/8), mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương: 5,8m (trên BĐ 2: 0,5m), trên sông Lục Nam tại Lục Nam: 6,1m (xấp xỉ BĐ 3: 6,3m), sông Thao tại Yên Bái: 31,5m (dưới BĐ 3: 0,5m), sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn: 255,0m (BĐ 2).
Hàng loạt tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình... có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối.
Yên Tử bị cô lập
Sau khi quyết định phá đập, xả lũ cứu dân tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh lại tiếp tục căng mình trước nguy cơ sạt lở tại Yên Tử.
Bắt đầu từ chiều qua, khu vực đường lên Yên Tử bị lũ nhấn nhìm, một số đoạn xảy ra sạt lở, cô lập với bên ngoài.
Đập khe 3, đường lên Yên Tử đang ngập 1,5m và các phương tiện không thể qua lại.
Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã phải lập rào chắn, ngăn người và các phương tiện qua lại.
Đến 9h30 sáng nay, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Dược, Phó Trưởng ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết, khu vực đường lên danh thắng vẫn ngập sâu đến 1,5m.
"Chúng tôi vẫn đang cắt cử người túc trực chắn rào để ngăn các phương tiện qua lại. Khi nước rút, sẽ cho dọn dẹp đường để đảm bảo giao thông thông suốt" - ông Dược nói.
22 người chết, 41 người bị thương
Trận mưa lũ lịch sử kéo dài từ 25/7 đến nay tại Bắc Bộ đã khiến 22 người chết, 3 người mất tich, 41 người bị thương.
Quảng Ninh là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với 17 người chết, 32 người bị thương, kế đó là Lạng Sơn, Lai Châu mỗi tỉnh 2 người chết, Sơn La 1 người chết, Cao Bằng có 3 trường hợp mất tích do lở núi, 5 người bị thương, Điện Biên 4 người bị thương.
Tổng thiệt hại tài sản ước tính lên tới gân 2.500 tỷ đồng. Riêng Quảng Ninh thiệt hại sơ bộ đến hết ngày 2/8 khoảng 2.200 tỷ đồng (trong đó ngành than khoảng 1.200 tỷ).
Sau Quảng Ninh, Điện Biên là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất trong mưa lũ 2 ngày vừa qua. Trong đó do vỡ đập Huổi Củ, huyện Tuần Giáo bị ngập chìm trong lũ với 19 xã bị thiệt hại nặng, hơn 200 ngôi nhà dân bị ngập lụt, sạt lở, 1 cầu treo và gần 160 công trình thủy lợi bị cuốn trôi. Ước tổng thiệt hại của huyện Tuần Giáo trên 110 tỷ đồng. Theo T.Hạnh/vietnamnet
Theo_Hà Nội Mới
Hàng vạn người đội mưa gió lên đỉnh núi Yên Tử Bất chấp thời tiết mưa gió, hàng vạn du khách leo lên đỉnh thiêng Yên Tử trong ngày khai hội. Sáng ngày 28.2, tại sân Lễ trường Giải Oan, Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), Lễ hội Yên Tử 2015 đã chính thức khai mạc. Lễ hội sẽ kéo dài tới hết ngày 10.3 Âm lịch. Từ sáng sớm, mưa phun kèm theo...