LS bé V.A mắng bố ruột “lươn lẹo” che đậy bản tính: 8 năm tù quá nhẹ, đề nghị không cho gặp con trai
Luật sư bé gái 8 tuổi cho rằng sau khi chấp hành xong bản án 8 năm thì bố ruột Nguyễn Kim Trung Thái vẫn có nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn cho xã hội. Vì vậy, đề nghị không cho bố ruột gặp lại con trai theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Ngày 25/11, Hội đồng xét xử – Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án với 2 bị cáo trong vụ bé gái 8 tuổi. Nếu dì ghẻ Nguyễn Võ Quỳnh Trang (sinh năm 1995) phải chịu bản án cao nhất là “cách ly khỏi xã hội” thì dư luận bày tỏ không đồng tình với mức án 8 năm của bố ruột Nguyễn Kim Trung Thái. Đa phần đều cho rằng Thái không chỉ vô trách nhiệm mà còn đóng vai trò giúp sức, bao che để người tình thực hiện hành vi.
Tại phiên tòa, Thái liên tục thừa nhận bản thân nhu nhược khi không ngăn chặn Trang sớm hơn. Đặc biệt, sau ly hôn, Thái còn gây bức xúc khi ngăn cản vợ cũ là chị H gặp bé V.A. Giải thích về điều này, , bị cáo Thái nói “do bị gia đình vợ lập tài khoản Facebook giả, nói xấu gia đình mình và Trang giật chồng”. Tuy nhiên, lời khai này không được HĐXX chấp thuận.
Chia sẻ lời cuối cùng, Nguyễn Kim Trung Thái cầu xin cơ hội sớm về chăm sóc bố mẹ và bù đắp cho bé trai còn lại. Ngay khi dứt lời, bà ngoại bé V.A tuyên bố thẳng thừng: “Thôi đi, nó không nhận mày là cha đâu…”
Là 1 trong 4 luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bé V.A. Mới đây, luật sư Nguyễn Anh Thơm đã có những chia sẻ nghẹn ngào sau khi kết thúc phiên tòa. Đồng quan điểm với dư luận, luật sư cho rằng bản án 8 năm chưa đủ sức răn đe, chưa tương xứng với hành vi phạm tội của bố ruột Nguyễn Kim Trung Thái. Luật sư phản biện, lời giải thích “nhu nhược” của Thái trước tòa nhằm ngụy biện cho bản chất suy bài bên trong. Lúc sống cùng vợ cũ không bộc phát vì chị h là người nhẫn nhịn, hiền lành. Nhưng khi gặp Trang 2 con người có cá tính giống nhau nên không thể làm chủ, ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật.
“Theo quan điểm của Luật sư, Thái nói nhu nhược là ngụy biện. Bản tính ác độc tồn tại trong con người nhưng chưa có cơ hội bộc lộ ra bên ngoài. Khi sống với mẹ bé Vân An là người phụ nữ hiền lành, nhẹ nhàng, giàu tình cảm, sống nội tâm nên không Thái không có cơ hội nào, dù là nhỏ nhất. Tuy nhiên khi Thái gặp Trang là đối tượng có chung bản tính nên cả hai đã sớm lộ ra bản chất ích kỷ. Do cả cùng bản tính nên chúng không có sự khắc chế lẫn nhau, người này “ra tay” thì người kia đứng nhìn, hùa vào. Đứng trước pháp luật, sự sợ hãi trừng phạt và được chuẩn bị kỹ trước phiên Tòa nên chúng đã bao biện cho tội ác nhằm làm giảm tính nguy hiểm của hành vi, cho rằng nhu nhược, hoặc không lý giải được tội ác”
Từng nhiều lần đề nghị thay đổi tội danh của Thái Thành “tước đoạt mạng sống người khác” nhưng không được HĐXX chấp nhận. Luật sư Nguyễn Anh Thơm nói thêm, cần áp dụng biện pháp không cho thăm gặp cháu trai còn lại để bảo vệ, ngăn chặn bản tính, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc tương tự.
Video đang HOT
“Theo quan điểm của Luật sư, tổng hợp hình phạt 08 năm tù của 02 tội “đày đọa” khác và Che giấu tội phạm đối với người bố là chưa tương xứng với tính nguy hiểm của hành vi, hậu quả vụ án và sự an toàn của xã hội.
Vấn đề đặt ra sau này, nếu bản án 8 năm được thi hành và bị cáo chấp hành xong hình phạt về địa phương thì sẽ tiềm ẩn nguy hiểm về an toàn cho gia đình và cháu bé còn lại khi mà bị cáo nói lời sau cùng xin được giảm nhẹ hình phạt để chăm sóc con…
Hiện nay tại Việt Nam không có bất kỳ quy định nào về tước quyền làm cha. Bởi quyền được có cha mẹ là quyền nhân thân cơ bản của mỗi con người và được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Về mặt pháp luật, bị cáo có 2 con là cháu V.A, sinh năm 2013 (đã mất) và cháu trai, sinh năm 2015
Với bản chất lạnh lùng cùng Trang ra tay với con gái rất ngoan, dễ thương như một thiên thần như vậy thì đối tượng có còn xứng để là “Cha” và được thăm gặp cháu trai nữa hay không. Ai có thể dám khẳng định chắc chắn đối tượng không tái diễn hành?
Để ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy, sau này cần thiết đề nghị Tòa dân sự nơi giải quyết ly hôn ra quyết định không cho thăm gặp cháu trai theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.”
Bà ngoại bé V.A gay gắt mắng con rể, căm phẫn khi lĩnh án 8 năm - luật sư quyết kháng cáo
Cho rằng bản án 8 năm chưa đủ sức răn đe đối với Nguyễn Kim Trung Thái, bà ngoại bé V.A bày tỏ sự bức xúc sau phiên tòa. Luật sư Nguyễn Anh Thơm cũng mong muốn sử dụng quyền kháng cáo để đòi lại công bằng cho nạn nhân.
Sau 11 tháng kể từ thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam điều tra về hành vi "tước đoạt mạng sống" của bé V.A. Chiều ngày 25/11, Tòa gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) đã tuyên phạt "dì ghẻ" Nguyễn Võ Quỳnh Trang mức án cao nhất. HĐXX nhận định, việc làm của đối tượng là mất nhân tính, không còn khả năng cải tạo, giáo dục, cần "cách ly khỏi xã hội". Đối với cha ruột Nguyễn Kim Trung Thái bị tuyên án 3 năm tù về tội "Đày đọa người khác"; 5 năm tù về tội "Che giấu tội phạm", tổng hợp hình phạt chung là 8 năm tù.
Đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang, dư luận cho rằng đây là kết quả xứng đáng, xử "đúng người đúng tội". Tuy nhiên, việc bố ruột Nguyễn Kim Trung Thái chỉ lĩnh án 8 năm đã gây dư luận trái chiều. Đa phần đều lên án đối tượng bởi sự vô trách nhiệm, nhu nhược, không quan tâm đến con cái. Bản thân Thái là bố đẻ nhưng lại dung túng cho Trang trực tiếp ra tay dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, vào thời điểm bé V.A nhập viện, Trung Thái vẫn bình tĩnh xóa camera nhằm bao che cho người tình. Được biết, luật sư bào chữa cho bị hại đã nhiều lần đề nghị trả hồ sơ, thay đổi tội Nguyễn Kim Trung Thái thành "tước đoạt mạng sống", đồng phạm với Trang nhưng không được VKS chấp nhận.
Tại phiên tòa, vì lý do sức khỏe nên mẹ ruột bé V.A không tham dự mà chỉ có bà ngoại và người thân. Hình ảnh gia đình cầm di ảnh, bông cúc trắng... nhằm phản đối hành vi của Trang và Thái càng khiến Netizen thêm xót xa. Đặc biệt, sau khi nghe xong phần tuyên án của con rể, bà ngoại bé V.A không giữ được bình tĩnh, bà liên tục hét lớn, chỉ trích những tội ác mà Thái đã gây ra cho cháu mình. Gần 1 năm theo đuổi vụ án, người phụ nữ hiện rõ sự mệt mỏi, ánh mắt thất thần, rưng rưng khi nhắc đến người cháu xấu số.
"Đề nghị thẩm phán phải cho "đăng xuất" vì Thái là chủ mưu; con bé ngoan hiền, học giỏi sao lại ra tay với nó" - Bà ngoại bé V.A nói
Trên trang cá nhân của Luật sư Nguyễn Anh Thơm, người trực tiếp tham gia bào chữa cho bé V.A mới đây cũng đưa ra phát ngôn. Luật sư cho rằng, phán quyết từ HĐXX chỉ mới thỏa mãn 1 phần yêu cầu, nguyện vọng khi xử phạt bị cáo Trang. Riêng hình phạt 8 năm đối với bố ruột Nguyễn Kim Trung Thái là chưa đủ tương xứng.
Trong bài viết của mình, Luật sư Nguyễn Anh Thơm cũng nhắc đến quyền kháng cáo sau khi tòa tuyên án. Với tư cách là người bảo vệ cho bị hại, Luật sư Thơm bày tỏ mong muốn sẽ đi đến cùng để đòi lại công bằng cho bé V.A.
Trong thời hạn luật định là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án thì Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuôi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Theo quy định này thì Luật sư bảo vệ bị hại có quyền tự mình làm đơn kháng cáo nếu không đồng ý với Bản án, quyết định của HĐXX TAND TP Hồ Chí Minh ngày 25/11/2021.
Trong vụ án đau thương tận cùng này thì dù có bào chữa, bảo vệ cho bên nào thì cũng phải tạ lỗi trước linh hồn cháu bé vô cùng xót thương. Chúng ta phải xin lỗi bé vì chúng ta đã và đang được sống hạnh phúc trên cõi đời này mà con không có được điều cơ bản nhất đó là quyền được sống. Mọi người phải hiểu rằng con đã rất đau đớn cả thể xác và tinh thần khi phải sống trong căn phòng ác quỷ "địa ngục trần gian" suốt một thời gian dài bị "đày đọa" mà con không thể cầu cứu được ai.
Luật sư Thơm luôn mong muốn đi đến cuối cùng vụ án để cho linh hồn được siêu thoát và kiếp sau con sẽ lại được sinh ra như một thiên thần./.
Điều 331 BLTTHS. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuôi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuôi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Bố ruột bé gái 8 tuổi không bị truy tố đồng phạm, luật sư đề nghị xem xét lại quy trình giám định Với mong muốn xử đúng người đúng tội, Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng cần phải xem xét lại quá trình giám định của cơ quan chuyên môn để có sự thống nhất về thương tích của bé V.A dẫn đến tử vong. Ngày 21/07, phiên tòa xét xử dì ghẻ Quỳnh Trang và bố ruột Trung Thái gây ra cái chết...