Louis Vuitton, Hermès và câu chuyện marketing hàng hiệu đích thực
Louis Vuitton và Hermès, hai thương hiệu thời trang đẳng cấp và danh giá của thế giới, hai đại diện đặc trưng cho lối định phát triển hình ảnh khác nhau. Và liệu, trên con đường đó, tương lai của hai nhà mốt có lúc nào gặp nhau không?
Ngày nay, người ta luôn tìm kiếm authenticity – hiểu nôm na là bản sắc/ nguyên bản – từ nghệ thuật đến kinh doanh. Khi các nhãn hàng mới mọc ra ngày càng nhiều, khách hàng sẽ bị thu hút và muốn gắn bó với những gì đích thực, trong sản phẩm, thương hiệu và trong câu chuyện nghệ thuật.
91% người tiêu dùng toàn cầu cho biết sẽ chọn một thương hiệu vì cái gọi là authenticity ấy, theo nghiên cứu của hãng truyền thông Cohn & Wolfe. Không lĩnh vực nào mà yếu tố này được đề cao bằng thị trường cao cấp, nơi người mua không tiếc khi bỏ hàng nghìn USD cho một chiếc túi, chỉ vì niềm tin vào di sản của công ty và tay nghề của người làm.
“Bản sắc được coi là thách thức cho phân khúc cao cấp trong thời đại chúng ta”, giáo sư Patricia Anna Hitzler và Gnter Mller-Stewens của Đại học St. Gallen (Thụy Sĩ), nhận định. Hitzler và Mller-Stewens xác định yếu tố then chốt của thương hiệu cao cấp là tay nghề, độ hiếm, thẩm mỹ độc đáo và câu chuyện bản sắc.
2 trong số những thương hiệu cao cấp hàng đầu thế giới, Louis Vuitton (1854) và Hermès (1837) của Pháp, là đại diện cho 2 hướng đi hoàn toàn khác nhau trong quá trình giữ gìn bản sắc. Trong khi Louis Vuitton, một phần của tập đoàn LVMH, cố gắng mở rộng để tăng lợi nhuận vì sức ép cổ đông; Hermès vẫn giới hạn sản xuất và phân phối sản phẩm với mục đích rõ ràng – chỉ làm tăng nhu cầu chứ không đáp ứng.
Nữ diễn viên Emma Stone trong một chiến dịch quảng bá sản phẩm của nhà mốt Louis Vuitton
Nhìn chung, LVMH đầu tư nhiều vào chi phí marketing và bán hàng hơn. Trong năm 2017, mảng này chiếm 38,4% tổng doanh thu (42,6 tỷ euro) của công ty. Hermès dành 29,8% doanh thu 5,5 tỷ euro của hãng cho bán hàng, marketing và hành chính. Tuy nhiên, đây có thể là so sánh chưa công bằng vì LVMH có 70 thương hiệu riêng lẻ trong khi Hermès chỉ có một.
Vậy hãy nhìn vào danh sách thương hiệu giá trị nhất trên thế giới của Forbes. Thương hiệu Louis Vuitton nói riêng xếp thứ 15 và có giá trị 33,6 tỷ USD. LV có doanh số 12,9 tỷ USD và đầu tư 42,9% vào quảng cáo. Ngược lại, Hermès chỉ dành 5% của 6 tỷ USD doanh số.
Hàng hiệu đích thực không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ cho một vài người đặc biệt
Họa tiết monogram của Louis Vuitton là di sản có tuổi đời hơn một thế kỷ, ra mắt vào năm 1896. Tuy nhiên, bất chấp cái giá đắt đỏ, những chiếc túi LV này có thể được coi là thủ phạm gây “ô nhiễm logo” lớn nhất thế giới.
Khi mức sống tăng, đi đến đâu người ta cũng thấy móc khóa với 2 chữ cái L-V lồng vào nhau hay những chiếc túi họa tiết lưới. Mức phủ sóng rộng đồng nghĩa với việc đồ không còn “độc”. Hãng phạm lỗi cơ bản nhất của thương hiệu cao cấp – quá phổ biến.
Hermès làm ngược lại. Phong cách của hãng hướng đến sự khác biệt và chỉ những người quan tâm mới nhận ra. Vì vậy, người nổi tiếng rất tin dùng đồ Hermès vì có thể thể hiện đẳng cấp. Nhà thiết kế Victoria Beckham, người rất chú trọng phong cách và hình ảnh, có bộ sưu tập túi xách Hermès ước tính trị giá hơn 2 triệu USD.
Được tin dùng nhưng Hermès không bao giờ mời người nổi tiếng quảng bá sản phẩm. Louis Vuitton lại không tiếc tiền đầu tư cho chiến lược này. Ví dụ, diễn viên Hollywood Angelina Jolie được trả 8,5 triệu USD để đại diện cho thương hiệu trong chiến dịch quảng cáo năm 2011 – một trong những thương vụ đắt nhất từ trước tới nay.
Video đang HOT
Đây là lỗi thứ 2, theo 2 chuyên gia marketing phân khúc cao cấp Vincent Bastien và Jean-Nol Kapferer. Bastien từng là CEO của Louis Vuitton từ 1988 đến 1995. Trong cuốn sách nổi tiếng “Luxury Marketing: A Challenge for Theory and Practice” (Marketing sang trọng: Thách thức về lý thuyết và thực hành), bộ đôi viết:
“Người nổi tiếng phải được sử dụng thận trọng trong chiến lược cao cấp, nếu thương hiệu muốn xây dựng sức mạnh giá, sự khác biệt, phong cách và sức hấp dẫn lâu dài. Họ không nên được dùng như đại lý bán hàng, để khách hàng mới mua sản phẩm vì muôn bắt chước”.
Trong trường hợp này, Hermès đã đúng khi để chính khác hàng đưa ra lời chứng thực về giá trị của thương hiệu.
Hàng hiệu phải khó tìm
Độc quyền cũng là một dấu hiệu nhận biết của đồ cao cấp. Cũng giống như không thể quảng cáo đại trà, giá trị của thương hiệu còn phụ thuộc vào độ hiếm và khó tìm của sản phẩm. Trên toàn thế giới, Louis Vuitton có khoảng 460 cửa hàng, Hermès có hơn 300. Ngoài ra, đồ Louis Vuitton cũng được phân phối rộng rãi tại nhiều trung tâm thương mại hạng sang trong khi Hermès chỉ bán lượng sản phẩm hạn chế qua kênh này.
Mua đồ Louis Vuitton cũng không hề khó. Thành phố Las Vegas (Mỹ) có 9 địa điểm bán sản phẩm của hãng. Ngược lại, Hermès giới hạn số lượng sản xuất và nơi khách hàng có thể mua các dòng sản phẩm chủ đạo. Những người muốn mua một chiếc túi Birkin thường phải nằm trong danh sách chờ từ 2 năm trở lên.
Louis Vuitton có thực sự nguyên bản?
Hermès không sử dụng dây chuyền lắp ráp mà chỉ tin dùng thợ thủ công qua nhiều thập kỷ. Mỗi chiếc túi đều do một người làm, từ khâu cắt vải và da có chất lượng cao nhất đến lắp ráp và khâu bằng tay. Thời gian hoàn thành có thể từ 18h đến 24h.
Louis Vuitton là một câu chuyện khác. Giày của hãng được sản xuất tại một nhà máy ở Romania sau đó được chuyển đến Italy gắn đế, tờ Business of Korea đưa tin. Mục đích là để được gắn mác “Made in Italy” – chiếc tem bảo chứng cho hàng cao cấp. Điều này hoàn toàn hợp pháp vì Liên minh châu Âu (EU) quy định rằng xuất xứ là nơi thực hiện khâu sản xuất cuối cùng. Tuy nhiên, chuyện này khó hợp ý khách hàng vì họ chịu bỏ nhiều tiền để mua chất lượng Italy, không phải cái mác.
“Hàng hiệu đích thực” cần phải giành được chứ không tự xưng
Louis Vuitton tăng 5% doanh thu trong mảng thời trang và hàng da trong nửa đầu năm. Điều này cho thấy hãng đang rất thành công về mặt marketing nhưng điều này cũng mang đến nguy cơ mất dần bản sắc. Phong cách bí ẩn, khó tiếp cận của Hermès mới giúp thương hiệu giữ vững danh tiếng.
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln từng nói: “Bạn có thể luôn lừa được một số người, và thỉnh thoảng lừa được tất cả mọi người, nhưng bạn không thể luôn lừa được mọi người”.
Những khách hàng giàu có muốn mua sản phẩm xứng đáng với số tiền bỏ ra, muốn tìm một thương hiệu cao cấp đích thực. Danh xưng ấy, về lâu dài, sợ rằng Louis Vuitton không giữ được.
Theo lofficiel.vn
Thời trang trong phim: Chảo Lửa Tình Yêu (Wok of Love)
Với cách mix match bắt mắt như tiểu thư nhà tài phiệt Dan Sae Woo bạn sẽ có ngay một vẻ ngoài thời thượng chuẩn xu hướng.
Văn hóa ẩm thực, bản sắc của xứ sở kim chi, tình yêu và cuộc sống của những người trẻ tuổi... là những điều đạo diễn Park Sun Ho cùng biên kịch Seo Sook Hyang muốn gửi gắm trong "Chảo Lửa Tình Yêu" (Wok of Love).
Tại nhà hàng nhỏ Hungry Wok, một tam giác tình yêu thú vị giữa cô tiểu thư thất thế Dan Sae Woo (Jung Ryeo Won), anh đầu bếp tài năng Seo Poong (Junho) và gã giang hồ Doo Chil Sung (Jang Hyuk) đã được số phận gắn kết. Họ cùng viết nên câu chuyện ẩm thực nhưng cũng ngập tràn hương vị tình ái, xen lẫn cả những tình huống dở khóc dở cười và không kém phần lãng mạn.
Những khung hình quay đặc tả ẩm thực cực kỳ mãn nhãn, là yếu tố đặc biệt được quan tâm khi thưởng thức "Wok of Love".
Nhờ cách mix match bắt mắt từ tủ đồ thời trang trong phim đầy ắp những items hàng hiệu đắt tiền của các hãng danh tiếng thế giới như Chanel, Burberry, Céline... mà tiểu thư Dan Sae Woo luôn có một vẻ ngoài thời thượng chuẩn xu hướng.
Nụ cười tỏa nắng trên gương mặt xinh đẹp của nữ diễn viên Jung Ryeo Won, đã khắc họa nên tiểu thư Sae Woo yêu đời nhưng cũng chất chứa bao nỗi niềm tâm sự của con nhà tài phiệt bị thất thế phải gặp quá nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Màu sắc sang trọng của bộ đầm áo jacket vải tweed nhà Chanel đã trở thành điểm sáng nổi bật giữa cánh đồng hoa cải vàng mênh mông.
Hoạ tiết in hoa tím nhỏ xinh trên nền vải voan mềm phối với quần jeans skinny năng động mang phong cách phóng khoáng, hiện đại.
Bộ đồ phối giữa chiếc đầm hoa tiết hoa nhí dáng dài kiểu vintage của Isabel Marant có giá hơn 23 triệu VNĐ. Áo khoác vest dáng ngắn tay lửng của Vivienne Westwood, gần 29 triệu VNĐ. Đôi bông tai độc đáo của Didier Dubot, có giá 4 triệu VNĐ.
Ấn tượng với thời trang dạo phố gồm áo T-Shirt của LOCLE by Low classic, kết hợp cùng chân váy tutu bồng bềnh Burberry, hơn 31 triệu VNĐ. Balo Gabrielle Backpack của Chanel và đeo mắt kínhGentle Monster.
Váy cưới Amelie Gown của Alexandra Gracco có thiết kế cổ chữ V kết hợp hoa văn dạng ren và chất liệu voan nhẹ nhàng. Phụ kiện là bông tai ngọc trai của Álainn.
Chiếc túi xách trong suốt của Burberry, gần 31 triệu là mảnh ghép thú vị tô điểm cho nguyên cây trắng của cô nàng Sae Woo.
Đơn giản nhưng không kém phần thanh lịch vớihiếc trench coat lụa mềm của Micheal Kors, giày cao gót của Rachel Shoes, có giá gần 4 triệu VNĐ.
Một bộ cánh thoải mái đậm chất mùa hè là áo thun sọc ngang Saint James với quần yếm nằm trong BST Xuân Hè 2018 của hãng Studio Tomboy, có giá gần 6 triệu VNĐ.
Cảm hứng tối giản độc đáo trong thiết kế của thương hiệu Céline đã đem làn gió mới cho thời trang công sở.
Khí chất thượng lưu toát ra từ bộ suit của Chanel và phụ kiện đi kèm gồm túi Satchel mini hiệu Delvaux,trị giá 97 triệu. Bông tai pha lê swarovski hãng Andersson Bell X Lee Yunmi làm trái tim hai chàng xao xuyến.
Theo elle.vn
3.000 người hát Quốc ca, tạo hình lá cờ Tổ quốc trên bãi biển Tối 29.6, Tuần lễ văn hóa - du lịch Lý Sơn lần thứ 1 với chủ đề 'Lý Sơn - một truyền thống, một bản sắc' do UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức đã chính thức khai mạc. Hiển Cừ Tại đêm khai mạc, hàng chục ngàn người dân đất đảo cùng du khách trong và ngoài nước thích thú...