‘Lột xác’ nhà 14 năm tuổi dột nát, hư hỏng với gần 4 tỷ đồng
Nhà 14 năm tuổi hư hại hơn 90%, được cải tạo theo phong cách Địa Trung Hải với gần 4 tỷ đồng.
Ngôi nhà ở Biên Hòa, Đồng Nai mang tên Nhà Hoa Thị, có diện tích 100 m2 được xây dựng trên khu đất 150 m2. Trước đây, nhà có ba tầng, bị bỏ hoang khoảng 14 năm.
Ảnh trước cải tạo của ngôi nhà. Theo đánh giá KTS Nguyễn Đắc Anh Quân, nhà đã hư hại hơn 90%, kết cấu, tường trần đã mục nát, nhiều nơi có dấu hiệu sụt lún, các vật liệu sắt, thép, nhôm đã bị oxy hóa, không có khả năng tận dụng hay phục hồi. Thứ duy nhất còn sót lại là hàng cây cau ở sân nhà, vẫn tươi tốt, phát triển qua những tháng năm không người chăm sóc.
“Trong bối cảnh hậu Covid, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế. Vì vậy, việc làm một ngôi nhà mới không được ưu tiên bằng việc cải tạo các căn nhà cũ để giảm thiểu chi phí”, KTS Anh Quân cho hay.
Video ghi lại thực trạng nhà trước cải tạo. KTS đánh giá với kết cấu lạc hậu, chất lượng thép, bê tông ở những năm 2010, việc nứt cột, võng sàn, lún móng là những điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, điều khó khăn nhất ở công đoạn cải tạo là gia cố phần kết cấu. Việc này tốn nhiều thời gian và công sức của cả nhóm trong quá trình phục hồi căn nhà.
KTS trưởng Anh Quân tư vấn cải tạo công trình từ phong cách hiện đại sang Địa Trung Hải. Phong cách thiết kế này được thể hiện qua những phần cửa vòm. Màu sắc chủ đạo của công trình là nâu nhạt và xanh olive.
Trải qua bốn tháng cải tạo, làm mới, lắp đặt nội thất mới, cây xanh, êkíp đã phục dựng khoảng 90% kết cấu công trình, thay đổi toàn bộ công năng cũ của không gian sống.
Điểm nhấn của không gian sống xoay quanh ba yếu tố là các hệ cổng vòm, cây cối, các hệ pergola (khu vườn ngoài trời được tạo nên từ những cây cột đứng, xà ngang và lưới, với chất liệu chính là gỗ) có màu xanh olive.
KTS Anh Quân cho hay thứ thổi hồn, mang lại sự sống động cho căn nhà là sự kết nối giữa con người – cây cối – vật nuôi.
Biểu tượng hoa thị của ngôi nhà mang ý nghĩa gắn kết. Bốn thành viên của gia đình tượng trung cho bốn vòng tròn đan lại, tạo nên hình ảnh hoa thị.
Phía bên trong nhà. Nội thất và công năng của nhà được bố trí lại, có chủ ý với các khu vực chức năng mở và liên kết với nhau. Toàn bộ các phòng chức năng đều có ít nhất một mặt tiếp xúc với không gian bên ngoài, để đón được ánh sáng tự nhiên vào các phòng.
Đồng thời, nhờ cách bố trí này, ngôi nhà sẽ được hưởng lợi từ luồng không khí ổn định quanh năm, khi những làn gió mát tràn vào bên trong từ nhiều góc độ, uốn khúc qua các khu vực khác nhau trước khi tiêu tan qua mái nhà và những cánh cửa mở ở mặt tiền.
Video đang HOT
Khu vực phòng khách có những chi tiết lối đi, nơi sinh hoạt, chỗ ở của thú cưng, hay các hình ảnh gia đình được treo ở toàn bộ các bức tường trống. Tương lai gần, các bức tường còn lại cũng sẽ được lấp đầy bởi hình của các thành viên trong gia đình.
Nội thất có đường nét đơn giản, tối ưu công năng.
Ngoài ra, các hệ tủ và vòm dưới chân cầu thang là nơi ở và chỗ để thú cưng đi lại.
Chi phí thiết kế, thi công nhà, nội thất và cây xanh gần 4 tỷ đồng.
“Điều chúng tôi tâm đắc nhất ở công trình này là tận dụng được hơn 90% form nhà cũ để tạo nên nhà mới, mang phong cách hoàn toàn khác”, KTS Anh Quân cho hay.
Khu vực bàn làm việc trong phòng ngủ đón nắng qua hệ cửa vòm.
Nhà liên tục có các mảng xanh để cân bằng thị giác và giúp tạo sự kết nối thiên nhiên.
Nhà kho cũ lột xác thành ngôi nhà 2 tầng tràn ngập ánh nắng
Ngôi nhà nằm ở TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, được cải tạo từ một nhà kho cũ thành không gian sống cho gia đình 4 người.
Ngôi nhà 2 tầng mang đến cho gia chủ không gian sống ngập tràn ánh sáng tự nhiên và gió trời dịu mát.
Khoảng sân nhỏ vừa là nơi trồng cây, vừa là khoảng trống cho trẻ nhỏ vui đùa. (Ảnh: ArchDaily)
Mặt tiền ngôi nhà được xây bằng gạch nung tại chỗ và lắp đặt cẩn thận để làm tăng vẻ đẹp tổng thể của công trình, đồng thời hút không khí khí từ ngoài vào trong cũng như cung cấp tầm nhìn thoáng đãng. Bức tường trắng đá sa thạch giúp giảm sự hấp thụ ánh nắng mặt trời.
Mặt tiền ngôi nhà (Ảnh: ArchDaily)
Bức tường trắng phun sa thạch (Ảnh: ArchDaily)
Ngôi nhà bao gồm 2 không gian chính với không gian mở là nơi mà các thành viên trong nhà sinh hoạt, kết nối cùng nhau; không gian đóng là nơi phục vụ cho các sinh hoạt cá nhân, đem lại sự riêng tư.
Không gian mở gồm bếp, khu làm việc, sân chơi cho trẻ; không gian đóng là các phòng ngủ, phòng tắm tiện nghi. Khu vực khép kín bao gồm phòng ngủ và phòng tắm trong khi khu vực mở bao gồm không gian làm việc, nhà bếp và sân chơi cho trẻ em
Tất cả không gian trong nhà đều được kết nối với khu vực giếng trời ở giữa nhà. Đây là nơi phục nhiều mục đích cho ngôi nhà. Thứ nhất, tăng cường thông gió để giảm nhiệt cục bộ. Thứ hai, giúp đón sáng tự nhiên vào ban ngày, giảm thiểu năng lượng điện tiêu thụ.
Giếng trời được đặt ở giữa nhà (Ảnh: ArchDaily)
Tầng 1 là nơi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Không gian làm việc ngay trước cửa nhà, có tầm nhìn thoáng, gia chủ dễ dàng quan sát, chăm sóc con cái, tiện cho việc tiếp khách.
Nơi gia đình quây quần bên nhau ở tầng 1. (Ảnh: ArchDaily)
Tầng 1 với không gian làm việc ngay trước cửa nhà (Ảnh: ArchDaily)
Bên dưới cầu thang là một "thư viện" nhỏ, nơi bọn trẻ có thể chơi đùa, đọc sách hoặc ngủ trưa.
Góc thư viện nhỏ dưới chân cầu thang. (Ảnh: ArchDaily)
Tầng 2 được thiết kế với nguyên tắc sáng - tối đan xen tạo cảm giác thoải mái, ấm áp và vô cùng riêng tư khi nghỉ ngơi trong phòng ngủ.
Giữa 2 phòng ngủ là một hành lang kết nối với hiệu ứng bóng đổ thay đổi trên các bức tường hành lang theo thời gian trong ngày mang đến cái nhìn sinh động, bắt mắt, tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc trong ngày.
Tầng 2 được thiết kế theo nguyên tắc sáng tối đang xen. (Ảnh: ArchDaily)
Hiệu ứng bóng đổ tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc trong ngày. (Ảnh: ArchDaily)
Phòng ngủ chính trong căn nhà được nâng cao lên, khiến nó trở nên khác biệt so với các phòng khác. Căn phòng luôn thoáng đãng và có đủ ánh sáng tự nhiên nhờ hệ cửa trượt hai bên.
Phòng ngủ chính được nâng cao lên. (Ảnh: ArchDaily)
Khi cần nghỉ ngơi, gia chủ sử dụng cửa trượt và rèm cửa để tạo không gian riêng tư hơn.
Ánh nắng chiếu xuyên qua tường gạch lỗ, tạo bóng đổ lên tường và sàn phòng ngủ. (Ảnh: ArchDaily)
Ngoài ra, tất cả các phòng trong căn nhà đều mở ra khoảng thông tầng trung tâm vô cùng thoáng đãng.
Ngôi nhà được sử dụng cốt thép bê tông để tạo khung, với độ cao cao hơn bình thường tạo sự thông thoáng, mát mẻ.
Ngôi nhà về đêm với ánh đèn vàng dịu nhẹ. (Ảnh: ArchDaily)
Chi hơn 1 tỷ đồng 'lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện Sau khi cải tạo căn nhà bỏ hoang, gia đình có nơi trở về vào dịp cuối tuần thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Wang Yiqiong vừa là nhà thiết kế vừa là giảng viên và nghiên cứu sinh tại đại học kiến trúc và công nghệ Tây An, Trung Quốc. Năm lên 6 tuổi, cô cùng mẹ rời quê...