Lọt bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 17: Công an cửa khẩu Nội Bài thêm nhiệm vụ
Sau trường hợp để lọt hành khách N.H.N, bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 17, quy trình kiểm soát tại sân bay chặt chẽ hơn.
Theo đó, bên cạnh chức năng kiểm tra theo quy định như trước đây, Công an cửa khẩu Nội Bài sẽ có thêm trách nhiệm xem xét dấu kiểm chứng trên hộ chiếu của hành khách để phòng dịch Covid-19.
Nhằm tăng cường kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, Công an cửa khẩu Nội Bài sẽ kiểm tra thêm tờ khai y tế đã được đóng dấu hay chưa và hỏi lịch trình di chuyển của khách để phát hiện hành khách đi/đến và qua vùng dịch Covid-19.
Tăng cường kiểm tra hành khách đi/đến và qua vùng dịch Covid-19 nhập cảnh vào Việt Nam.
Đây là việc làm cần thiết để siết chặt kiểm tra nhập cảnh là để phòng chống Covid-19. Qua đó, Công an cửa khẩu Nội Bài sẽ có thêm trách nhiệm xem xét dấu kiểm chứng trên hộ chiếu của hành khách, nhất là hành khách thuộc khối Liên minh châu Âu, Iran, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Đặc biệt, đội ngũ kiểm soát viên được tập huấn trước về quy trình kiểm tra, sẽ lật giở kỹ từng trang, hỏi lịch trình di chuyển của khách. Do vậy, thời gian làm thủ tục nhập cảnh có thể kéo dài hơn 40 giây so với trước đây.
Video đang HOT
Trước đó, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thông tin tới cơ quan báo chí, trường hợp N.H.N, bệnh nhân thứ 17 nhiễm dịch Covid-19 có 2 hộ chiếu gồm: Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh khi qua cửa khẩu Nội Bài.
Theo quy định hiện hành, Anh không thuộc khối Schengen nhưng vẫn giữ quy chế EU đến hết ngày 31/12/2020. Công dân thành viên EU được đi lại tự do trong khối mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.
Để thuận lợi cho việc đến và đi các nước trên, nhiều khả năng N.H.N, bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19 đã sử dụng hộ chiếu Anh để đến các nước trên theo hình thức miễn thị thực (trong hộ chiếu Việt Nam của N.H.N không có thị thực Schengen) và khi nhập cảnh Việt Nam, N.H.N sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục tại Cửa khẩu Nội Bài.
Ngày 15/2, N.H.N, bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19 sử dụng 2 hộ chiếu trên làm thủ tục hàng không và xuất cảnh trên chuyến bay VN0055 theo hành trình từ Nội Bài sang Anh. Ngày 2/3/2020, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài, hành khách N.H.N tiếp tục sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh.
Sau khi đi qua khu vực kiểm dịch y tế, đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, cán bộ, chiến sỹ Công an cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu, không phát hiện có dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italia cho nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường, không phát hiện được hành khách này đã đi qua vùng dịch Covid-19.
Theo danviet.vn
Lời kể của người trẻ Việt trong tâm dịch Covid-19 các nước Anh, Ý, Nhật, Hàn
Những ngày này, nhiều bạn trẻ Việt sinh sống tại các nước bị ảnh hưởng dịch Covid-19 như Anh, Ý, Nhật, Hàn..., không tránh khỏi sự lo lắng. Tuy nhiên, họ vẫn luôn hướng về Việt Nam với niềm tin sẽ phòng chống Covid-19 thành công.
Đặng Văn Hợi tại Lombardy nước Ý - Ảnh: NVCC
Lo lắng trong tâm dịch Covid-19 tại châu Âu
Lê Đăng Khoa, 25 tuổi, đang học thạc sĩ luật ở Trường ĐH West of England, thành phố Bristol (Anh), cho biết những ngày này cuộc sống ở Bristol với Khoa diễn ra như bình thường. Mọi người vẫn tiếp tục công việc, chỉ là cẩn trọng hơn trong sinh hoạt. Trường ĐH thì lắp đặt sẵn các thiết bị rửa tay khô cũng như ra thông báo về văn hóa đeo khẩu trang của người châu Á và yêu cầu không ai kỳ thị việc đó. Hiện tại thì Bristol có một người dương tính với Covid-19.
Đăng Khoa bộc bạch: "Mình vẫn đi học và đi làm bình thường nhưng lo lắng là điều không tránh khỏi. Mình cũng hạn chế đến nơi đông người, luôn rửa tay bằng cả nước rửa tay và gel dạng khô. Gia đình ở Việt Nam có gọi điện qua hỏi thăm mình. Mình lo cho gia đình lắm, nhưng mình tin Việt Nam luôn phòng chống dịch Covid-19 tốt".
Do đang sống tại vùng Lombardy nước Ý - vùng có số lượng người nhiễm Covid-19 nhiều nhất nước này - nên Đặng Văn Hợi du học sinh đang học thạc sĩ xây dựng tại Trường ĐH Bách Khoa Milan, Ý, vô cùng lo lắng. Vì vậy, Hợi cũng chỉ ở nhà và chỉ ra đường khi thực sự cần thiết để mua đồ ăn chẳng hạn. Thành phố Hợi ở thì người dân cũng hạn chế tụ tập, các nhà hàng, quán ăn... hạn chế giờ mở cửa. Ngoài ra, số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Ý đã vượt mức 10.000 ca và là nước có nhiều ca nhất tại châu Âu. Hệ thống y tế tại đây đang quá tải và cơ sở vật chất không đáp ứng đủ cho số lượng bệnh nhân đang gia tăng từng ngày. Số lượng khẩu trang y tế và nước rửa tay cũng cạn dần.
Văn Hợi tâm sự: "Gia đình đang rất lo cho mình. Người thân và bạn bè hầu như ngày nào cũng nhắn tin và gọi điện cho mình để hỏi thăm tình hình. Mình rất trân trọng nhưng tình cảm đó, vì nó giúp mình an tâm hơn, vơi đi cảm giác nhớ nhà nơi xứ người".
Thực tập online và lễ tốt nghiệp đáng nhớ
Võ Hoàng Trọng tại ĐH Quốc Gia Chonnam, Gwangju, Hàn Quốc - Ảnh: NVCC
Đã có hàng chục trường hợp nhiễm Covid-19 và kèm theo đó là thông báo hủy những sự kiện đông người như lễ hội thể thao. Đó là tình hình tại Nhật Bản trong những ngày Covid-19 diễn biến phức tạp mà Võ Hồ Viết Khoa, đang là thực tập sinh tại Viện Thông tin quốc gia Nhật Bản (National Institute of Informatics) cho biết.
Một số công ty và cơ quan trong đó có Viện mà Viết Khoa đang thực tập cũng cho phép nhân viên làm việc online tại nhà. Viết Khoa bày tỏ: "Mình sử dụng lại khẩu trang vải khi đi tàu điện đến nơi thực tập, tránh đi vào giờ cao điểm, khi đi về ngay giờ cao điểm thì mình đi bộ thay vì đi tàu. Do không có khẩu trang nên mình đã hạn chế tới Viện thực tập hơn một chút. Chỗ mình làm cũng cho phép làm online tại nhà. Mình rất yên tâm khi Việt Nam đang làm rất tốt trong việc ngăn chặn virus Covid-19. Mỗi ngày thì mình đều gọi điện về người thân ở Việt Nam để cập nhật tình hình ở cả hai bên".
Võ Hoàng Trọng, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Điện tử - kỹ thuật máy tính, Trường ĐH Quốc Gia Chonnam, Hàn Quốc, cho biết nhiều trường ĐH tại Hàn Quốc hủy lễ tốt nghiệp do dịch Covid-19, thay vào đó là treo băng rôn xung quanh trường chúc mừng sinh viên tốt nghiệp. Có thể nói đây là lễ tốt nghiệp đặc biệt của nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh ở Hàn Quốc. Nhiều người đã làm thủ tục visa cho người thân qua dự lễ tốt nghiệp, kết hợp tham quan Hàn Quốc nhưng phải hủy vào giờ chót, một số sinh viên Việt Nam về nước trước khi lễ tốt nghiệp diễn ra, bữa tiệc chia tay cũng làm ngắn gọn không rình rang như mọi khi.
Lịch học kỳ xuân đã bị dời lại 2 tuần và sinh viên sẽ học, làm bài tập trực tuyến trong 2 tuần sau đó. Trong ký túc xá thì có một tòa nhà dành riêng cho sinh viên cách ly nếu nghi ngờ bị nhiễm Covid-19. Ký túc xá có trang bị máy đo thân nhiệt, đồ ăn phục vụ đầy đủ, ở một phòng tối đa 2 người.
"Bạn ở Hàn Quốc luôn động viên rằng Hàn Quốc đã vượt qua SARS, H1N1, MERS thì cũng sẽ vượt qua Covid-19. Và mình tin rằng Việt Nam cũng sẽ chiến thắng đại dịch này", Hoàng Trọng chia sẻ.
Theo Thanh niên
Số ca nhiễm vượt 9.000, Italy mở rộng phong tỏa ra cả nước Italy thông báo mở rộng phong tỏa đối với di chuyển cá nhân và các hoạt động tụ tập công cộng ra cả nước khi số ca nhiễm nước này tăng nhanh lên 9.172 trường hợp. Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 9/3 mở rộng các biện pháp đối phó virus corona trên toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà và cấm mọi...