Lớp tiếng Anh miễn phí của ông giáo già
Tan trường, thay vì đi chơi như các bạn, Thái Hoàng Linh về thẳng nhà thầy Thái Bá Am để học tiếng Anh. Ông giáo già chạy ra chạy vào trông nom bếp cơm, vừa hướng dẫn cho cô học trò cấp 2 của xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Hoàng Linh học thêm tiếng Anh ở nhà thầy giáo Am gần 3 năm nay, cứ rảnh lúc nào là em chạy qua để được ông chỉ bảo. “Thầy rất nhiệt tình chỉ bảo, quan trọng là phương pháp truyền đạt rất hiệu quả”, cô học trò nói về thầy của mình.
Lớp học tiếng Anh của thầy Am khá đặc biệt: Miễn phí, trò đến lúc nào dạy lúc ấy bất kể giờ giấc nếu tranh thủ được giờ rảnh, một học sinh hay nhiều thì lớp vẫn tiến hành…
Thầy Thái Bá Am là một giảng viên về hưu, năm nay 75 tuổi và đã có 13 năm tự nguyện mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí ở xã Nghi Trung. Người đến xã dễ dàng bắt gặp những tấm bảng mời học “Tiếng Anh miễn phí cho mọi lứa tuổi”, treo ở khắp nơi. Đấy là cách tiếp thị của ông giáo già.
Khuất sau xóm 4 là lớp học tại gia của thầy Am, ngôi nhà nhỏ mà hai vợ chồng ông giáo cùng người con gái bị tàn tật sống chung. Từ cổng vào đến nhà cũng đính khắp nơi nhiều câu ca dao, tục ngữ về việc học, viết bằng tiếng Anh, có dịch ra tiếng Việt…
Trước Hoàng Linh, đã có một tốp 5 học sinh vừa học xong ra về. Nhiều năm nay, có người tới học lúc mờ sáng, em đến buổi trưa, người học buổi tối. Theo thầy Am, lịch học và giờ giấc như thế này sẽ phù hợp với tất cả học sinh, đặc biệt là những cán bộ, người đi làm việc tranh thủ tới học.
Dáng người thấp nhỏ, vầng trán cao, giọng nói của thầy Am rất mạnh lạc và truyền cảm. “So với nhiều tấm gương từ thiện ở xã hội thì việc làm của tôi chả đáng gì đâu…”, thầy giáo khiêm tốn.
Video đang HOT
Thầy giáo Thái Bá Am với giáo trình tiếng Anh tự soạn. Ảnh: Hải Bình.
Quê ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), sinh ra trong gia đình nghèo, với tố chất thông minh lại ham học hỏi, chàng trai Am thi đỗ vào Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội. Ra trường với tấm bằng giỏi chuyên ngành toán, thầy về công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, kết duyên cùng cô giáo cấp 2 Nguyễn Thị Hương. Hai vợ chồng tích góp lương mua vuông đất dựng nhà ở xã Nghi Lộc. Ngày ngày thầy Am dùng chiếc xe đạp cà tàng từ nhà tới trường hơn 15 cây số để lên lớp.
Là một giảng viên chuyên toán, thầy Am lại có niềm đam mê với môn tiếng Anh. Gần 40 năm gắn bó với trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, ngoài thời gian lên lớp giảng dạy, về nhà thầy luôn mở cửa đón những học sinh lui tới hỏi bài học thêm mà không lấy một đồng tiền công.
Nói về cơ duyên dạy học tiếng Anh miễn phí khi về hưu, ông giáo già cho biết, năm 2000 nghỉ hưu, một lần sang nhà hàng xóm chơi thấy cháu học sinh cấp 2 xin mẹ 20.000 đồng đi học thêm một buổi mà ông thấy xót quá. Tìm hiểu thêm, ông biết nhiều gia đình khác ở làng quê đều chung cảnh ngộ bố mẹ làm nông kinh tế khó khăn, để có tiền cho con học thêm là cả một vấn đề. “Tôi thấy sức khỏe và kiến thức của mình còn đủ để phụ đạo cho các em”, thầy Am nói về ý tưởng mở lớp học.
Nghĩ là làm, ngay hôm sau thầy Am đặt thợ mộc làm mấy bộ bàn ghế rồi mua hộp sơn về bắt đầu viết các bảng hiệu mở lớp học “Tiếng Anh miễn phí cho mọi lứa tuổi” mang cắm ở các ngả đường trong xã. Ban đầu nhiều người nhìn thấy ngỡ thầy Am bị “dở”, lại có người nghĩ thầy trưng biển học miễn phí để thu hút học sinh rồi sau đó mới tìm cách lấy tiền.
Mặc ai nói gì, thầy Am tới những gia đình hoàn cảnh khó khăn có con em đang đi học để trình bày ý tưởng. Ban đầu nhiều phụ huynh bất ngờ về tấm lòng của thầy. Rồi lẻ tẻ, có dăm bảy em học sinh trong xóm gần nhà thầy tới học. Những học sinh được thầy truyền giảng có phần bỡ ngỡ, sau tất cả vỡ ra được phương pháp học nên rất dễ tiếp thu và gần gũi. Tiếng lành đồn xa, lớp học của thầy Am ngày càng đông người tìm tới.
Nhiều người thắc mắc, một mình thầy thì làm sao có đủ thời gian, phương pháp để truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất đến với mỗi học sinh, trong khi mỗi người một lứa tuổi, một kiến thức khác nhau. Thầy Am cho biết, 4 yêu cầu nghe – đọc – noi – viết là nguyên tắc chung khi học tiếng Anh, phương pháp truyền đạt và giáo trình học mới là quan trọng nhất.
Một tập trong bộ giáo trình tiếng Anh tự soạn của thầy Am. Ảnh: Hải Bình.
Với kiến thức có từ thời sinh viên, tự mày mò nghiên cứu thêm trong gần 5 năm trời, thầy Am đã tự soạn một bộ giáo trình “Tiếng Anh không mệt”, viết bằng tay. Bộ giáo trình gồm 2 tập, dày 800 trang, với 300 bài giảng. Theo thầy Am, mỗi bài giảng trong giáo trình là một nấc thang về kiến thức trong tiếng Anh.
Từ bộ giáo trình đặc biệt đó, mỗi học sinh khi tìm tới lớp đều được thầy xem như là một lớp học. Thầy Am không giảng chung cho tất cả mọi người một lúc, mà chọn phương pháp kèm riêng từng người. Ban đầu là những bài học đơn giản về ngữ pháp, từ vững, sau đó là nghe – nói – viết, rồi đến các bài khó hơn như học bằng phiếu, khi đưa ra một lá phiếu in hình con vật, đồ vật thì học trò lập tức phải đọc ra bằng tiếng Anh; qua băng đĩa… Nếu ai học hết trọn vẹn, thông thuộc 300 bài giảng trong 2 tập giáo trình nói trên thì gần như vốn kiến thức đã nắm rất chắc.
“Muốn học tiếng Anh tốt thì quan trọng nhất là phải luyện nhiều. Hãy để một quyển sách ngay dưới đầu giường, sáng mai ngủ dậy bật đèn là cầm sách lên để luyện đầu tiên, xem hôm qua mình học được những gì..”, thầy Am nói về phương pháp ôn bài hữu hiệu khi ngủ dậy. Thầy luôn nhắc nhở học trò: “Ai không giỏi tiếng Anh thì đời vứt vào sọt rác. Đất nước mình nghèo, muốn tiến lên, giao lưu với thế giới bên ngoài thì phải giỏi ngoại ngữ”.
Không chỉ học sinh cấp 2, 3 mà cả sinh viên, cán bộ công nhân viên cũng tìm tới thầy Am học. 13 năm nay, gần 500 người học tiếng Anh ở thầy Am. Trong số đó, em Nguyễn Ngọc Bảo, học sinh THCS Thanh Lâm (huyện Thanh Chương) đã đạt huy chương đồng cuộc thi tiếng Anh qua mạng (IOE) quốc gia.
Nhiều học sinh, phụ huynh mang tiền tới để hỗ trợ nhưng thầy đều từ chối. Lễ tết, bà con mang biếu lô thịt, cân hoa quả, thầy Am miễn cưỡng nhận. Điều thầy mong mỏi là tìm thêm một người đồng cảm, có kiến thức để chung sức mở rộng lớp học tiếng Anh miễn phí. “Nếu thêm một người nữa thì chắc chắn phương pháp học sẽ rất đặc biệt, ví dụ hai người diễn hoàn cảnh, đối đáp tiếng Anh với nhau để học sinh dễ tiếp thu”, thầy Am nói.
Ông Phan Thế Hưng, Chủ tịch xã Nghi Trung (huyện Nghi Lộc) cho biết, tấm gương dạy học miễn phí của thầy Am thật đáng ngưỡng mộ. Đảng ủy, HĐND xã luôn nhiệt tình ủng hộ ông giáo già. Đã nhiều lần đại diện chính quyền địa phương tới thăm hỏi và động viên thầy tiếp tục cống hiến cho quê hương.
Hải Bình
Theo VNE
Một tài xế bị điều tra gian lận hơn 20.000 lít xăng
Lái xe riêng của Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Nghệ An thú nhận đã gian lận chứng từ để chiếm đoạt tiền mua xăng trị giá hơn 500 triệu đồng.
Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An vừa đình chỉ công tác ông Dương Hồng Sơn (42 tuổi) do sai phạm về tài chính trong quá trình công tác. Những ngày qua, khi bị Công an Nghệ An triệu tập, ông Sơn thú nhận đã gian lận, chiếm đoạt hơn 20.000 lít xăng.
Nhà trường cho biết ký hợp đồng với cây xăng Hưng Lộc. Có lệnh xuất xe, các tài xế đến đây đổ xăng, lấy hóa đơn về thanh toán.
Ông Sơn là tài xế của hiệu trưởng từ tháng 1 đến tháng 9/2012. Nhà trường cho rằng, ông Sơn đã nâng khống quãng đường chạy xe để "rút" hơn 20.000 lít xăng, chiếm đoạt gần 500 triệu đồng.
Khi bị phát giác, tài xế Sơn đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính. Công an Nghệ An đang làm rõ vụ việc.
Theo VNE
Bị tai nạn giao thông, cậu sinh viên năm cuối giã từ giấc mơ làm thầy giáo Ước mơ trở thành thấy giáo vụt tắt khi Tuấn bị tai nạn trong thời gian thực tập. Khi sự sống đang được tính từng ngày, giấc mơ phấn trắng bảng đen vẫn dằn vặt cậu sinh viên năm cuối từng phút giây. Sau vụ tai nạn, cậu sinh viên năm cuối Lê Văn Tuấn phải từ bỏ giấc mơ giảng đường và...