Lớp học trong nhà rông vì trường nguy cơ sạt lở
Trường nguy cơ sụp đổ, cầu bị lũ cuốn, hai tuần nay giáo viên và 120 học sinh mầm non, tiểu học ở huyện Đăk Hà phải dời đến học tạm trong nhà rông.
Chiều 9/11, hàng chục trẻ mầm non được phụ huynh chở đến lớp ở nhà rông thôn 7, làng Kon Kơ La, xã Đăk Pxi. Bên trong nhà rông, hai giáo viên chia nhau quét dọn, sắp xếp lại bàn ghế và dụng cụ học tập. Sợ học trò của mình lạnh, cô Đặng Thị Thúy liên tục hối thúc học sinh vào lớp, song gió bên ngoài luồn qua những khe hở nhà rông làm môi chúng thâm tím.
Làm học tạm trong nhà rông thôn 7, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Trần Hoá.
Sáng cùng ngày, 70 trẻ tuổi 3-5 tuổi đến lớp đầy đủ, nhưng đến chiều chỉ còn khoảng 20 học sinh. “Từ ngày chuyển qua học điểm mới, các em thường xuyên vắng học vì không có áo ấm hoặc bị cảm lạnh”, cô Thuý nói.
Cách đó khoảng 500 m, cạnh sông Đăk Pxi, điểm trường thôn 7 khang trang buộc phải đóng cửa. Nguyên nhân là đợt mưa bão số 9 – Molave vừa qua, nước lũ làm sạt lở, sụt lún bờ sông, lấn sát khu trường học. Một số vị trí có dấu hiệu tiếp tục sạt lở. Điểm trường đã xuất hiện nhiều vết nứt. Để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên lập tức di dời đến nhà rông của thôn.
Video đang HOT
Vị trí sạt lở cách trường học chỉ vài chục mét. Ảnh: Trần Hoá.
Nhà rông là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân trong các buôn làng, nhưng hai tuần nay phải nhường lại cho học sinh. Khi có việc quan trọng, người dân phải sang nhà rông thôn 8 để họp.
Trước giờ học, bốn giáo viên phải đến sớm hơn 15 – 20 phút để lau chùi bàn ghế vì bụi bặm, che chắn những khe hở trên vách và chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em. Ngoài ra, nước sạch không có, các cô giáo phải tự đi chở cho các em vệ sinh cá nhân. “Mong cấp trên sớm xây dựng ngôi trường mới an toàn cho các em học, chứ vừa dạy vừa thấp thỏm lo sợ sạt lở”, cô Thúy nói.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của cơn bão Molave, nước sông dâng cao cuốn trôi cây cầu treo qua sông Đăk Pxi khiến cho khoảng 50 học sinh tại thôn 10, cách thôn 7 khoảng 5 km, không thể sang trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện để học.
Nhà trường đành mượn nhà rông trong thôn để giảng dạy. Buổi sáng, 22 học sinh lớp 1 và 2 sẽ được gộp thành một lớp. Buổi chiều 28 học sinh lớp 3, 4, 5 cùng gộp lại thành một lớp. Thầy Nguyễn Văn Lợi, giáo viên trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện một lúc phải dạy 3 chương trình cho học sinh 3 lớp khác nhau tại nhà rông, trong khi điều kiện vật chất thiếu thốn.
Nhà trường buộc phải mượn tạm nhà rông của thôn 7 làm nơi giảng dạy cho trẻ. Ảnh: Trần Hoá.
Ông Nguyễn Văn An, Chánh văn phòng UBND huyện Đăk Hà cho biết, đơn vị đã có văn bản xin UBND tỉnh kinh phí 3,7 tỷ đồng để chọn địa điểm, xây lại trường tại vị trí an toàn và khôi phục lại cây cầu đã bị nước lũ cuốn trôi, đảm bảo việc đi lại cho các học sinh.
Sạt lở 17 điểm trên đèo Lò Xo, giao thông ùn tắc
Sáng ngày 29/10, dù cơn bão số 9 đã qua đi nhưng trên QL 14 đoạn qua đèo Lò Xo (Kon Tum) vẫn bị sạt lở 17 điểm khiến giao thông ùn tắc. Cũng trong sáng cùng ngày, hàng trăm hộ dân tại huyện Kon Rẫy (Kon Tum) phải đi tuyến đường phụ do lũ cuốn trôi cầu.
Ông Nguyễn Danh Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.4 cho biết, sáng ngày 29/10 lực lượng đang khắc phục 17 điểm sạt lở trên tuyến đèo Lò Xo (Kon Tum - Quảng Nam). Trong 17 điểm sạt lở thì có 2 điểm sạt lở lớn. Hiện đơn vị đang huy động máy móc lên đèo để khắc phục, xử lý để sớm thông tuyến.
Nhiều điểm sạt lở trên đèo Lò Xo khiến giao thông ùn tắc.
Theo ông Võ Văn Lương - Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy, hiện cơ bản đã nối lại giao thông vào các điểm người dân bị cô lập. Cụ thể, xã Đắk Pne (huyện Kon Rẫy) nơi có hơn 400 hộ dân bị chia cắt do lũ cuốn trôi cầu Đắk Pne, người dân đang lưu thông bằng 1 tuyến đường phụ. Tại xã Đắk Ruồng, hơn 150 hộ cũng đã nối lại giao thông bằng 2 tuyến đường phụ khác. UBND huyện Kon Rẫy cũng đang đề xuất, lên phương án khắc phục lại giao thông tại 2 cây cầu bị lũ cuốn trôi.
Hàng trăm hộ dân ở xã Đăk Pne phải lưu thông bằng tuyến đường phụ do cầu sập.
Trong chiều tối ngày 28/10, tại Đăk Pek (huyện Đăk Glei, Kon Tum) lực lượng tại chỗ đã phối hợp di tản gần 200 hộ dân ở vùng ngập lụt. Ông Phạm Khắc Nghĩa - Phó chủ tịch UBND xã Đăk Pek cho biết, đang cố gắng khắc phục giao thông do một mố cầu Đak Giang trên đường Hồ Chí Minh bị sụt. Chính quyền địa phương đã đặt bảng cảnh báo nguy hiểm cảnh báo người dân qua lại.
Gần 200 hộ dân ở xã Đăk Pet đã được di dời đến nơi an toàn.
Theo thông tin từ phòng Phòng chống Thiên tai thuộc Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum sáng ngày 29/10 mưa đã ngớt ở nhiều nơi, mực nước lũ tại các sông đang giảm.
Mưa lũ lịch sử tại Miền Trung đã khiến 18 người chết, 14 người bị mất tích Tính đến 22h ngày 11/10, tình hình thiên tai, mưa lũ ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên khiến 18 người, 14 người bị mất tích. Theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT, tính đến 22h ngày 11/10 mưa lũ đã làm 18 người (15 người do bị lũ cuốn; 3 thuyền viên trên biển), tăng 9 người:...