Lớp học không dùng điện thoại: Mỗi khi giáo viên bước vào, cả lớp lại đứng dậy làm hành động này
Cứ mỗi tiết học, từng thành viên trong lớp lại chủ động bước lên bục giảng và bỏ điện thoại di động vào rổ của tổ mình. Đây được xem là việc làm giúp các bạn học sinh tập trung vào việc học hơn.
Điện thoại di động ngày nay dường như đã trở thành vật bất ly thân của rất nhiều bạn trẻ. Trong đó có số đông học sinh, sinh viên. Bắt đầu từ cấp 3 hầu hết các bạn học sinh đều có cho mình một chiếc điện thoại di động. Nhiều bạn thậm chí sử dụng điện thoại kể cả lúc ăn, đi vệ sinh, trong giờ học,…
Tuy nhiên, với lớp học này thì lại hoàn toàn ngược lại. Mặc dù, hiện nay điện thoại không phải là vật bắt buộc bị cấm trong giờ học nhưng tất cả các bạn học sinh đều tự nguyện rời xa chúng.
Hình ảnh những chiếc điện thoại được xếp ngay ngắn vào trong rổ đặt trước bục giảng được bạn Huỳnh Chí Thành đăng tải trong group Trường Người Ta nhanh chóng thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng. Được biết, hoạt động này diễn ra tại lớp 12CB6, trường THPT Thống Linh, tỉnh Đồng Tháp.
Những chiếc điện thoại được mỗi thành viên trong lớp tự giác bỏ vào rổ của tổ mình trước khi bắt đầu tiết học.
Chia sẻ về hoạt động đặc biệt của lớp, Thành cho hay đây là ý tưởng của cô giáo chủ nhiệm. Cả lớp đã thực hiện được hơn 1 tuần và rất vui vì điều này.
‘Cô em phân chia như vậy là rất tốt luôn. Nhờ cô mà mấy thầy cô bộ môn khác vô lớp cũng thấy vui vui sao sao ấy, kiểu học sinh tập trung trong giờ học hơn. Và mấy thầy cô bộ môn cũng nói là sẽ cho lớp chủ nhiệm của mình làm giống như lớp em.
Cứ vào tiết là mỗi tổ, những thành viên trong tổ sẽ tự giác lên và bỏ điện thoại vào rổ. Vào giờ ra chơi thì tổ trưởng mỗi tổ sẽ lên và đưa lại điện thoại cho các bạn’.
Video đang HOT
Các bạn học sinh lớp 12CB6, trường THPT Thống Linh, tỉnh Đồng Tháp cùng cô giáo chủ nhiệm của mình.
Ý tưởng này được cô chủ nhiệm đưa ra để các bạn tập trung vào việc học hơn nhưng không ép buộc cả lớp phải thực hiện.
‘Cô chủ nhiệm em rất dễ mến và dễ thương lắm. Cô nói với các bạn hãy tập làm quen với cái vấn đề đó thử? Rồi các bạn cũng làm theo ý của Cô. Nên lớp em tán thành 100% luôn. Ngày đầu làm như vậy cả lớp đều vui lắm rồi dần dần quen luôn. Các giáo viên đi vô nhìn thấy đều mỉm cười’.
Cô Nguyễn Thị Cẩm Giang, giáo viên chủ nhiệm đưa ra ý tưởng độc đáo này.
Sau khi kết thúc tiết học, tổ trưởng sẽ lấy điện thoại về trả cho từng bạn.
Không chỉ riêng môn Toán của cô giáo chủ nhiệm mà tất cả các môn khác cả lớp đều thực hiện như vậy. Ngoại trừ môn Anh Văn được cô giáo bộ môn cho phép sử dụng điện thoại để tra từ vựng, và dịch bài.
Huỳnh Chí Thành cũng cho biết thêm: ‘ Cô em đưa ra cách làm như vậy là vì cô thấy gần thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia rồi nên muốn các bạn tập trung chỉn chu những kiến thức ngay từ bây giờ ở trên lớp nhiều hơn’.
Cả lớp rất hào hứng thực hiện hoạt động thú vị này.
Các thành viên trong lớp cũng coi đây là kỷ niệm thú vị thời cấp 3 của mình.
Các bạn học sinh lớp 12CB6, trường THPT Thống Linh, tỉnh Đồng Tháp rất đoàn kết và yêu thương nhau.
(Ảnh: NVCC)
Cô bé cõng em đi học vì mẹ mất sớm, nhận học bổng toàn phần sau 10 năm
Hơn 10 năm trôi qua nhưng câu chuyện về đêm lũ ở bản Nà Ca (thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) vẫn khiến nhiều người xót xa khi nhắc lại. Sau trận lũ, nhiều người mất gia đình, trong đó có cả bé gái người H'Mông tên Hoàng Thị Mũ.
Hoàng Thị Mũ ở tuổi 19, xinh đẹp và trưởng thành hơn. (Ảnh: Dân Trí)
Theo thông tin từ báo Dân Trí, thời điểm năm 2010, trận lũ lớn đã cuốn mất mẹ của Mũ, bỏ lại 3 đứa con thơ. Bố của cô bé, sau nhiều năm chán nản, thương nhớ vợ cũng lâm vào cảnh "men say" rồi qua đời vì bạo bệnh. Khi đó Mũ mới 8 tuổi lại phải một mình gồng gánh vừa đi học, vừa chăm sóc 2 em nhỏ (1 bé 7 tuổi, bé còn lại chưa đầy 1 tuổi). Thế nhưng, phải lo cho em no bụng, bé gái 8 tuổi này đã nghỉ học để bươn chải kiếm cơm.
Bố mẹ mất, Mũ phải cõng em đi học cùng mình. (Ảnh: Chụp màn hình)
Vừa địu em vừa lo kiếm rau săn. (Ảnh: Lao Động)
Thương học sinh, cô giáo chủ nhiệm của Mũ cùng vài đồng nghiệp phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ. Cô gái được nhà trường "chiếu cố", cho phép cõng em tới lớp. Kể từ thời điểm đó, ngôi trường nhỏ bên sườn núi lại bỗng nhiên quen thuộc với hình ảnh "người mẹ nhí" cõng em nhỏ, ngồi học bài trong lớp rất chỉnh tề.
Để Mũ không còn "gánh nặng" việc chăm sóc bữa ăn cho các em, các thầy cô trong trường tình nguyện trích quỹ lương, mỗi sáng đảm bảo 10 nghìn đồng mua mì tôm cho 3 bé ăn sáng. Đồng thời, khi Mũ bận học, một số cô giáo còn tranh thủ bế bồng cậu em nhỏ 1 tuổi rồi cho ăn.
Cuộc sống vất vả không ngăn được khao khát đến trường của cô bé H'Mông. (Ảnh: Dân Trí)
Trải qua 10 năm, Mũ đã trưởng thành nhờ tình yêu thương của bè bạn, thầy cô. Cũng ngần đó thời gian, Mũ không còn là cô bé đen gầy mà trở nên xinh đẹp, trắng trẻo và căng tràn nhựa sống hơn rất nhiều.
Không chỉ xinh đẹp và "bớt buồn", Mũ còn thành công trên con đường học vấn. Chia sẻ với Dân Trí, cô bé cho biết đã nhận được học bổng toàn phần tại Học viện Nghệ Thuật Quảng Tây (Trung Quốc), chuyên ngành Quản lý Văn hóa. Đây là dạng học bổng dành riêng cho các bạn dân tộc Choang. Tuy nhiên, do thời điểm này dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp nên Mũ chưa thể sang nước bạn, phải học online tại nhà.
Các em trai của mũ cũng đã lớn, cậu bé thứ 2 hiện đang là học sinh lớp 11 trường Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng. Còn bé trai năm đó được chị gái cõng tới trường cũng đã học lớp 4, hiểu chuyện và luôn thương yêu gia đình.
Cô bé cùng các em trai sau 10 năm. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ý chí vươn lên nghịch cảnh, giàu nghị lực của Mũ làm rất nhiều ngưỡng mộ. Trong thời gian qua, hình ảnh về cô bé vẫn là bài học sâu sắc cho nhiều bạn trẻ, tạo nên năng lượng tích cực giúp mọi người biết yêu thương hơn.
Với câu chuyện tràn ngập niềm tin vào cuộc sống từ Mũ, bạn có cảm nhận như thế nào? Hãy cùng chia sẻ suy nghĩ của bản thân với YAN nhé!
Học trò lớp 1 gửi lời chúc cô giáo ngày 8/3 khiến ai nấy ôm bụng cười ngặt nghẽo, nhưng định thần lại thì nhân vật thứ 3 xuất hiện bất ngờ Một tấm thiệp với lời chúc 8/3 của cậu học trò lớp 1 được cô giáo chủ nhiệm đăng lên kèm dòng cảm thán: "Trời đất ơi, học trò lớp 1 của tui, cưng xỉu" khiến ai đọc cũng phải ôm bụng cười vì quá hóm hỉnh. Nhưng... Theo nội dung hình ảnh chia sẻ trong hội nhóm, một cậu học trò viết:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt

JVevermind: ViruSs đang rút kinh nghiệm từ drama của Thùy Tiên

Học sinh lớp 3 viết văn tả cô giáo "hơi béo, cao lều khều, trán nhiều nếp nhăn", đọc đến câu kết thì ai cũng đứng hình

Kênh 28 Entertainment tăng cường "sức mạnh nội dung số" hướng đến cộng đồng Sài Gòn với cú đúp ra mắt Fanpage "Sài Gòn 24h" và "Sài Gòn New"

Dọn nhà, cô gái Kiên Giang phát hiện bọc vàng mẹ giấu trong sọt rác

Đang viral: Trai Tây nói giọng Huế đặc sệt, tiết lộ 1 thứ "đỉnh cao" ở Việt Nam ai nghe xong cũng gật đầu lia lịa

Cụ ông nhắn tìm đồng đội viral trên TikTok: "Khi ấy chúng tôi mới đôi mươi, có 2 kí muối, 2 lạng bột ngọt... mà xẻ dọc Trường Sơn"

Cuộc sống của nam ca sĩ Việt đẹp trai, giàu có sau 1 năm bỏ lại tất cả tài sản, cạo đầu đi tu

Bức ảnh chụp cậu bé khiến hàng triệu người đồng loạt thốt lên: "Xem hình này 5 phút rồi mà sao em vẫn chưa lớn?"

Dân mạng đua nhau chia sẻ clip em bé 1 tháng tuổi "lườm bố cháy mặt"

Công an Hòa Bình thông tin vụ ồn ào dàn "TikToker giang hồ" dự sự kiện

2,9 triệu người hóng pha đón con "hot nhất MXH": Đơn giản mà thiên tài, phụ huynh có con nhỏ xem ngay kẻo lỡ!
Có thể bạn quan tâm

Hai Long lần đầu lên tiếng việc khoác áo đội bóng cực mạnh nước Đức
Sao thể thao
20:57:20 03/04/2025
Cuối cùng, cũng hiểu được nguyên nhân khiến Trần Hiểu quyết tâm rời bỏ cuộc hôn nhân với Trần Nghiên Hy
Sao châu á
20:52:08 03/04/2025
Danh ca Khánh Ly có động thái mới sau khi bị đột quỵ
Sao việt
20:47:36 03/04/2025
Bị lệch một bên mặt sau khi ngủ dậy
Sức khỏe
20:33:07 03/04/2025
'Canh bạc' khó lường
Thế giới
18:14:45 03/04/2025
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
17:27:41 03/04/2025
Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Tin nổi bật
17:09:16 03/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"
Ẩm thực
17:01:36 03/04/2025