Lớp học bậc tiểu học có thể tổ chức hoạt động theo hình thức hội đồng tự quản
Ngày 6/5, Bộ giáo dục và Đào tạo đăng đàn dự thảo Thông tư ban hành Điều lệ Trường tiểu học để lấy ý kiến dư luận.
Theo đó, tại Điều 17 về lớp học, tổ chức lớp học, khối lớp học, điểm trường thì dự thảo nêu rõ:
Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách.
Mỗi lớp học hoà nhập có không quá 02 học sinh khuyết tật, trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế để sắp xếp, bố trí thêm học sinh khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những học sinh khuyết tật có nhu cầu và có khả năng học hòa nhập đều được đi học.
Ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép. Số lượng học sinh và số nhóm trình độ trong một lớp ghép phù hợp với năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện thực tế của nhà trường. Lớp ghép có không quá 02 nhóm trình độ và không quá 15 học sinh.
Video đang HOT
Theo dự thảo Thông tư ban hành điều lệ Trường tiểu học, lớp học có thể được tổ chức linh hoạt theo hình thức hội đồng tự quản.(Ảnh minh họa: thangbinh.eud.vn)
Lớp học có lớp trưởng và các lớp phó. Học sinh trong lớp được chia thành các tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp, trong tổ bầu chọn và luân phiên trong năm học. Lớp học có thể được tổ chức linh hoạt theo hình thức hội đồng tự quản.
Hoạt động của lớp học đảm bảo tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm, lớp với sự hỗ trợ của giáo viên.
“Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung. Tỉ lệ học sinh nam, nữ cân đối giữa các lớp trong khối lớp”, dự thảo nêu.
Ngoài ra, trường tiểu học có thể có điểm trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng phân công một phó Hiệu trưởng phụ trách điểm trường.
Hội đồng tự quản là một tổ chức của học sinh, do học sinh thành lập ở từng lớp, dưới sự hướng dẫn của nhà trường và cha mẹ các em. Hội đồng tự quản và các Ban chuyên trách được thành lập theo một quy trình dân chủ và tự nguyện do các em học sinh tự đứng ra tổ chức, tự điều hành và phục vụ lợi ích học tập, giáo dục cho chính các em.
Hội đồng tự quản là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ trong quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động ở lớp, trường. (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)
TP.HCM thiếu giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương, nhất là ở các trường có nhiều học sinh học hòa nhập.
Ngày 25-10, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 giáo dục đặc biệt.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay năm học 2018-2019, toàn TP có 21 trường chuyên biệt, 12 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tiếp nhận học sinh (HS) chuyên biệt (khuyết tật mức độ nặng), 725 trường công lập từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT dạy HS hòa nhập (khuyết tật mức độ nhẹ).
Sở GD&ĐT TP.HCM trao tặng bằng khen cho các quận, huyện có đơn vị tham dự hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo dục đặc biệt. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Theo ông Hoàng, công tác chăm lo HS khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội. Chất lượng chăm sóc, giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác truyền thông, tư vấn được thực hiện thường xuyên nhằm phục vụ tốt việc vận động trẻ trong độ tuổi đến lớp. Việc tiếp nhận HS đến học hòa nhập tại các trường cũng mở rộng...
Cạnh đó, hoạt động này còn gặp một số khó khăn như công tác điều tra, thống kê, quản lý số liệu giữa các cơ quan, ban, ngành chưa đồng bộ dẫn đến tiến độ thu thập số liệu còn chậm. Việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật cho HS có nơi chưa đồng bộ. Một số địa phương vẫn chưa có kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đặc biệt để hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương mình, một số trường chuyên biệt chưa mở rộng đối tượng mà chỉ thực hiện hỗ trợ giáo dục cho một dạng tật.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng đúng chuyên ngành chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Giáo viên các trường chuyên biệt chuyển công tác nhiều trong khi số lượng HS ngày càng tăng. Cơ sở vật chất cũng chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học cho từng dạng tật.
Trước những hạn chế trên, Sở GD&ĐT kiến nghị Bộ GD&ĐT giới thiệu các chương trình giáo dục nghề cho HS khuyết tật với những dạng tật, mức độ tật khác nhau; chương trình giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho HS khuyết tật. Cạnh đó tham mưu về hỗ trợ nhân viên khối gián tiếp trong trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Tại buổi lễ, Sở GD&ĐT phát thưởng hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo dục đặc biệt. Tổng số đồ dùng, đồ chơi tham dự hội thi là 133; bảng đồ dùng, đồ chơi giáo dục chuyên biệt có 34/75 sản phẩm đoạt giải. Bảng đồ dùng, đồ chơi giáo dục hòa nhập có 36/76 sản phẩm đoạt giải.
Hội thi được tổ chức thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, tự làm cải tiến, bảo quản, khai thác sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi nhằm phục vụ tại chỗ và kịp thời, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Việc tự làm đồ dùng, đồ chơi trở thành một hoạt động sư phạm thường xuyên sẽ góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập.
Theo PLO
Phụ huynh 'mừng rơi nước mắt' vì con sắp đi học Được bạn bè gửi thông báo "học sinh mầm non, tiểu học đi học từ 11/5", chị Hồng Hạnh, 30 tuổi, mừng rỡ chia sẻ lên Facebook "sắp được sổ lồng". Cách đây ba tháng, khi Hà Nội cho học sinh nghỉ học, chị Hạnh ở quận Hoàng Mai cũng vui mừng như bây giờ. Con gái lớn 5 tuổi, con bé mới...