Lòng, tai heo: Nhìn là khiếp!
Dùng nhựa thông làm sạch lông heo, đặt sản phẩm cạnh nhà vệ sinh, xả nước thải thẳng ra môi trường…, tất cả diễn ra trong quy trình khép kín.
Ngày 28 và 29-5, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an TPHCM phối hợp với cơ quan chức năng huyện Bình Chánh kiểm tra khu chế biến lòng, tai heo tại cơ sở Võ Hồng Trân, nằm trong khuôn viên Công ty TNHH Thương mại Chế biến thủy hải sản Hải Yến (E11/318 Quốc lộ 50, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh).
Lạnh người với công đoạn “làm sạch”
Bước vào khu vực kho lạnh đóng gói lòng, tai heo của cơ sở Võ Hồng Trân, nhiều người phải lấy tay bịt mũi vì mùi hôi thối xộc lên nồng nặc. Trong kho, khoản 20 nhân viên với găng tay cao su sơ sài đang khẩn trương đóng gói hàng trăm ký lòng heo ngâm trong những thùng nước đá đặt rải rác dưới nền nhà.
Lò đun nhựa thông để làm mềm lông heo
Video đang HOT
Riêng sản phẩm tai heo, sau khi được làm sạch lông, nhân viên đưa vào các thùng đá ngâm lạnh rồi vớt ra sọt nhựa để ráo nước. Sau đó, một bộ phận khác làm tiếp công đoạn đông lạnh.
Chỉ quan sát kho lạnh thì chưa có gì để nói nhưng càng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng lạnh người bởi công đoạn “làm sạch sản phẩm” của cơ sở này quá bẩn thỉu. Đầu và tai heo thu gom về được nhân viên đổ vào lò nhựa thông đang sôi sùng sục. Sau 3 phút, họ lấy vợt vớt ra rồi dùng quạt máy thổi khô để tách lông cho dễ dàng. Tiếp theo, sản phẩm được bỏ vào một bồn nhựa đựng đầy nước đá đặt cạnh nhà vệ sinh. Vài phút sau, chúng được đưa ra khỏi “căn phòng bí mật”. Bên ngoài, một số nhân viên chờ sẵn để làm tiếp công đoạn rửa, ngâm, cho vào túi ni lông rồi đưa vào kho lạnh.
Sau khi vớt ra từ lò nhựa thông, tai heo, da heo được vặt sạch lông và ngâm vào nước đá cạnh nhà vệ sinh.
Khâu cuối cùng, sản phẩm được đóng gói đưa vào kho lạnh để chuyển đi tiêu thụ
Tất cả các công đoạn chế biến từ “căn phòng bí mật” ra khu đốt lò hơi, khu rửa, ngâm tai, lòng heo đều có camera giám sát nghiêm ngặt. Chỉ những nhân viên thân cận mới được chủ cơ sở cho vào làm việc trong khu đun nhựa thông.
Tại khu vực đóng gói, sàn nhà trơn nhớt, đầy máu me. Bên trên nhân viên đóng gói, còn bên dưới nhiều người liên tục dùng chổi đẩy nước dơ vào cống để chảy thẳng ra phần đất xung quanh. Khi thấy chúng tôi chụp hình, chủ cơ sở ra lệnh cho khoảng 10 nhân viên giật máy để xóa ảnh.
Bán đi đâu…không ai biết!
Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, cơ sở Võ Hồng Trân thuê sân bãi, kho lạnh của Công ty Hải Yến hoạt động nhiều năm qua. Năm 2011, cơ sở này đã bị lực lượng chức năng huyện Bình Chánh xử phạt hành chính 3 lần vì kinh doanh không giấy phép, nhập hàng không khai báo, buộc tiêu hủy gần 6.000 ký lòng, tai heo không rõ nguồn gốc.
“Sở dĩ họ dùng nhựa thông làm sạch lông heo mà không bị phát hiện là do giấu rất kỹ, chế biến trong quy trình khép kín. Khi có lực lượng kiểm tra đến thì họ cho người cảnh giới, báo động. Theo giấy phép, sản phẩm sau khi chế biến, cấp đông được cơ sở Võ Hồng Trân vận chuyển ra Lào Cai, còn thực tế họ tiêu thụ ở đâu, bán cho ai thì chúng tôi không rõ” – ông Nguyên nói.
Theo tài liệu chúng tôi có được, cơ sở Võ Hồng Trân đăng ký hệ thống xử lý nước thải chung với Công ty Hải Yến. Sau khi được cơ quan chức năng cấp giấy phép, cơ sở này tách ra làm riêng, xả thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. “Cơ sở này nhiều lần sai phạm, sản xuất không bảo đảm vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường nhiều năm nhưng không bị đóng cửa là điều khó hiểu”- một người dân địa phương bức xúc.
Nhựa thông rất độc hại Bộ Y tế đã cấm sử dụng nhựa thông vào khâu chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Theo các nhà nghiên cứu, nhựa thông chứa đến 70% chất colofan, nếu dùng để chế biến thực phẩm sẽ có nguy cơ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho người sử dụng. Thời gian gần đây, nhiều cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm, gia súc đã sử dụng nhựa thông để làm sạch lông vì dễ thực hiện, lại nhanh, gọn. Tuy nhiên, khi bị phát hiện thì các cơ sở này chỉ bị xử phạt hành chính.
Theo Dantri
Chật vật tiêu hủy gà lậu
Thiếu quỹ đất để chôn lấp, trong khi các lò tiêu hủy lại có công suất nhỏ, việc vận hành cũng đòi hỏi chi phí lớn... Các yếu tố đó đang khiến công tác tiêu hủy gia cầm nhập lậu gặp nhiều khó khăn.
Kinh phí xử lý gà lậu sẽ được bổ sung trước ngày 1-7-2013
Gia cầm lậu sau khi bắt giữ sẽ giao cho ngành thú y tổ chức tiêu hủy theo quy định để phòng ngừa dịch. Trước đây, cách tiêu hủy chung là địa phương quy hoạch riêng một khu đất, mỗi lần tiêu hủy thì thuê người đào hố rồi chôn lấp hoặc đốt. Nhưng cách làm như vậy vẫn gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho người dân. Để khắc phục tình trạng trên, gần đây, một số địa phương đã chi ngân sách, đầu tư trang thiết bị tiêu hủy hiện đại, dẫu vậy, vẫn không tránh khỏi những bất cập.
Ông Hoàng Ngọc Tuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn cho biết, lò tiêu hủy mà chi cục vừa được trang bị là loại thủ công đốt bằng củi, công suất nhỏ và lạc hậu, nên vận hành cả ngày mới được 100kg gà, còn để tiêu hủy 1 tấn gia cầm lậu thì cần phải có kinh phí khoảng 5-6 triệu đồng. Ông Hoàng Ngọc Tuyên chia sẻ: "Đây là khoản kinh phí lớn mà chúng tôi không thể trang trải được, nên chi cục phải chuyển sang hình thức khác là dùng hóa chất để xử lý rồi đem chôn. Nhưng để chôn lấp thì lại cần có quỹ đất, trong khi quỹ đất đang ngày càng hạn hẹp vì không phải thích chôn lấp chỗ nào cũng được".
Còn lò chuyên tiêu hủy gia cầm lậu của Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn đặt tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tiếng là sử dụng công nghệ của Anh, do dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam-VAHIP tài trợ (năm 2011), nhưng vì không tính toán hết nên công suất quá nhỏ. Ông Hoàng Quy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Lạng Sơn bày tỏ, có lẽ khi tài trợ, họ không tính toán được thực trạng, một tỉnh nhỏ như Lạng Sơn lại có lượng gia cầm lậu cần tiêu hủy nhiều đến như vậy. Công suất lò chỉ có 500kg/lần và cũng rất "ngốn" kinh phí. Mỗi lần tiêu hủy, cứ 1 tấn gà là tốn trên 2 triệu đồng tiền dầu diezel, và cũng phải chạy trong vòng 10-12 tiếng đồng hồ mới xong một lượt. Từ đầu năm 2013 đến đầu tháng 5, Chi cục Thú y tỉnh này đã tiếp nhận hơn 33,6 tấn gia cầm thịt và hơn 71.000 con gia cầm giống nhập lậu, một con số lớn hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, để tiêu hủy. Vì vậy có thời điểm, lò tiêu hủy phải vận hành 24/24h mới giải quyết hết lượng gia cầm lậu.
Không chỉ lực lượng chịu trách nhiệm tiêu hủy mới "đau đầu" về kinh phí mà ngay cả các cơ quan trực tiếp tham gia chống buôn lậu cũng đang "khổ sở" vì những khoản phát sinh sau khi bắt giữ gia cầm lậu. Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) bày tỏ: "Có những thời điểm, gia cầm lậu từ bên kia sang nhiều, lực lượng chống buôn lậu chúng tôi bắt xong mà lo, vì không biết xử lý như thế nào. Có lần phải thuê bãi gửi để cách li trước khi bàn giao với giá 200.000 đồng/ngày, nhưng khoản này không có trong quy định". Cũng chung nỗi "khó" này, Trung tá Lê Văn Khánh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Chi Ma (Lạng Sơn) nói, từ cuối năm 2012 đến nay, lực lượng biên phòng liên tục bắt giữ các vụ buôn lậu gà thải loại từ Trung Quốc. Có vụ lên tới hàng chục nghìn con gia cầm. "Việc bắt gà lậu đã gian nan, song sau khi bắt được thì xử lý cũng vất vả, tốn kinh phí không kém".
Bộ NN&PTNT yêu cầu, toàn bộ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu phải tiêu hủy để phòng ngừa dịch. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bổ sung kinh phí cho tiêu hủy gà lậu cũng như hoạt động của lực lượng chống buôn lậu trước ngày 1-7-2013. Trong bối cảnh dịch cúm A/H7N9 luôn thường trực nguy cơ lây lan vào trong nước cũng như dịch cúm A/H5N1 chờ cơ hội tái phát như hiện nay, thì việc đáp ứng kinh phí tiêu hủy gà lậu là hết sức cần thiết.
Hết dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn chim yến ở Ninh Thuận
Sau 25 ngày thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát và kiềm chế dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến nuôi tại số nhà 592 đường Thống Nhất, phường Đạo Long, TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), chim yến khỏe mạnh đã quay về làm tổ. Hôm qua, 13-5 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra Quyết định số 1024, công bố hết dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.
Theo ANTD
Học bảo tồn voi nhà vì sốt ruột với việc mất dần đàn voi Hướng đến công tác bảo tồn voi, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk sẽ cử cán bộ tham gia khóa học quốc tế về "Chăm sóc dinh dưỡng, sinh sản và quản lý đàn voi nhà". Chiều 25/4, ông Huỳnh Trung Luân - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết, khóa học này do Trường...