Long Nhật: “Nhiều ca sĩ bolero có cát-xê rất cao”
Trong một talkshow, đạo diễn Lê Hoàng lo lắng về tương lai của âm nhạc truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, ca sĩ Long Nhật lạc quan, khẳng định ngày nay nghệ sĩ hát nhạc dân gian vẫn “sống tốt”.
Trong chương trình Kính đa chiều mới đây, đạo diễn Lê Hoàng và ca sĩ Long Nhật thảo luận về chủ đề: Vì sao hiện nay ít chương trình về âm nhạc dân gian? Phải chăng đối tượng khán giả thể loại này ngày một vơi dần?
Lê Hoàng dẫn chương trình “Kính đa chiều” (Ảnh: Ban Tổ chức).
Ca sĩ Long Nhật cho rằng anh có góc nhìn lạc quan về tương lai của dòng nhạc dân gian. Theo ca sĩ, vài năm trước, người nghe nhạc quê hương, nhạc bolero khá ít ỏi, nhưng ngày nay khán giả ngày càng đông.
Long Nhật tiết lộ anh biết nhiều đồng nghiệp trẻ tuổi đi show dày đặc. Nhiều thí sinh trẻ tham gia chương trình Sao Mai của VTV chọn dòng nhạc dân gian để dự thi. Cát-xê của ca sĩ hát dòng nhạc quê hương, bolero, nhạc trữ tình, dân gian hiện cũng rất cao.
Đạo diễn Lê Hoàng đưa ra quan điểm: “Chúng ta sẽ không bao giờ đi xa được nếu không hiểu rõ nền âm nhạc Việt Nam. Để hiểu rõ nền âm nhạc Việt Nam thì đầu tiên chúng ta phải có cơ sở lý luận.
Thứ hai, chúng ta phải bảo tồn cơ sở lý luận đó và thứ ba chúng ta phải xây dựng, đưa các chương trình, giáo trình nhạc dân gian vào trong các cuộc thi, cuộc biểu diễn và cả học viện âm nhạc”.
Video đang HOT
Lê Hoàng lấy ví dụ ngành thanh nhạc phải có khoa về âm nhạc dân gian riêng, vì âm nhạc hiện nay hầu như chỉ đề cập đến nhạc hiện đại, nhạc trẻ. Đối với dòng nhạc dân gian, ngoài những nghệ sĩ gạo cội như Anh Thơ, Trọng Tấn, NSƯT Vân Khánh… số lượng ca sĩ theo đuổi thể loại nhạc này khá ít. Lê Hoàng cho rằng đây là vấn đề đáng suy nghĩ, trăn trở.
Ca sĩ Long Nhật lạc quan về sự phát triển của âm nhạc dân gian (Ảnh: Ban Tổ chức).
Trái ngược với sự bi quan của đạo diễn Lê Hoàng, ca sĩ Long Nhật cho rằng nhiều người vẫn còn giữ nét văn hóa, hơi thở của dòng nhạc này. Những vùng đất miền Trung như Huế, Đà Nẵng cho đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… vẫn còn nhiều sân khấu tuồng sáng đèn.
Long Nhật cũng đưa ra quan điểm để bảo tồn, phát triển thể loại nhạc dân gian thì cần phải tạo sự hấp dẫn, sáng tạo thì mới chinh phục được trái tim của khán giả Việt.
Cuối chương trình, đạo diễn Lê Hoàng bày tỏ mong muốn âm nhạc dân gian có thêm nhiều “đất diễn” ở các chương trình, cuộc thi. Theo nam đạo diễn, bất cứ dân tộc nào muốn trường tồn thì văn hóa phải trường tồn đầu tiên.
Kính đa chiều là talkshow bàn luận, đối thoại về một chủ đề hoặc một sự kiện đang được quan tâm, xoay quanh những câu chuyện về văn hóa. Các khách mời đến với chương trình đều là những nghệ sĩ nổi tiếng, được khán giả mến mộ.
Long Nhật: Suýt bị đuổi khỏi đoàn vì chê lương thấp
Ca sĩ Long Nhật tiết lộ những thăng trầm trong chặng đường làm nghệ thuật khi tham gia chương trình 'Kính đa chiều' phát trên VTV9.
Long Nhật từng bị gia đình cấm cản khi quyết định theo đuổi nghệ thuật. BTC
Long Nhật nói một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp ca hát của anh là đầu quân cho Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng (Khánh Hòa) năm 1989, nhờ vậy được đi lưu diễn ở khắp các tỉnh thành, tham gia hội thi ca múa nhạc toàn quốc.
Chặng đường làm nghề của Long Nhật vấp phải sự phản đối của gia đình. Ba nam ca sĩ muốn con trở thành nhà giáo, sợ con vất vả, không an toàn khi theo nghệ thuật. Nam ca sĩ đã chấp nhận cãi lời đấng sinh thành để được theo đuổi đam mê.
Long Nhật vào đoàn hát chưa được bao lâu thì đã rủ đồng nghiệp đình công vì biết mức lương thấp hơn ca sĩ chính. Khi nghe thông tin đoàn sẽ cho một trong hai người nghỉ việc, nam ca sĩ quyết định rời đi trước. Anh nói với đồng nghiệp: "Tôi vào đoàn sau anh, gia đình của tôi ở Huế khá giả hơn mà tôi cũng có một đoàn khác đang cần, để tôi nghỉ trước cho".
Long Nhật thừa nhận việc rủ đồng nghiệp đình công vì lương thấp là không đúng. BTC
Chủ nhân bài hát Tình ca mùa xuân thừa nhận:"Trước khi bị đuổi, mình là một ca sĩ được học hành đàng hoàng, mình không thể để cho người ta đuổi, mình rời đi nhưng với tư cách là bỏ đoàn chứ không phải bị đuổi. Lúc đó con nít suy nghĩ vậy. Sau này mình suy nghĩ lại câu chuyện đình công là sai vì người ta là ngôi sao còn mình là ca sĩ mới về".
Khi Long Nhật quyết định về Huế cùng gia đình thì trùng hợp Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng về lưu diễn. Mỗi đêm anh ngồi bên kia quán nước nhìn đồng nghiệp thăng hoa trên sân khấu. Khi thấy băng rôn còn in tên mình vì chưa kịp thay mới, Long Nhật không khỏi xót xa.
Nam ca sĩ thổ lộ: "Ngày hôm qua mình đang là ca sĩ của đoàn này, mình đang được sống trong mơ ước này nhưng bây giờ hạnh phúc này đã tuột khỏi tầm tay. Tối nào tôi cũng ngồi ngoài quán nước, các anh chị soát vé phát hiện rồi kể lại trong đoàn".
Long Nhật tất bật chạy show sau khi gia đình làm ăn thất bại. BTC
Sau đó, đoàn đặt vấn đề mời Long Nhật trở lại vì đang thiếu người hát dòng nhạc quê hương, nhưng với điều kiện anh phải làm bản kiểm điểm. Lúc đầu, nam ca sĩ từ chối vì mắc cỡ. Sau khi được đàn anh, đàn chị khuyên nhủ, Long Nhật gạt bỏ tự ái sang một bên và trở lại hoạt động.
"Nếu Ngọc Thúy, Mỹ Hạnh, chị Ánh Tuyết có xem chương trình này thì Long Nhật xin nói lời cảm ơn. Nhờ ba người nói là làm bản kiểm điểm chỉ có tụi mình biết với nhau thôi, ra ngoài sân khấu mấy ngàn người kia mới là quan trọng. Nhờ vậy mà tôi bỏ tự ái sang một bên", anh thổ lộ.
Sau khi nổi lên nhờ Tình ca mùa xuân, Mấy nhịp cầu tre, tưởng chừng sự nghiệp Long Nhật vẫn thuận lợi cho đến khi gia đình anh làm ăn thất bại. Anh thành ca sĩ tự do, bắt đầu chạy show kiếm tiền gánh vác gia đình. Nam khách mời kể lại: "Tôi không thích chạy show từ nhỏ, chỉ muốn mỗi đêm hát một chương trình, để tập trung hơn. Nhưng khi về TP.HCM thì môi trường khác, mình phải theo, không theo thì mình bị tụt hậu".
Ca sĩ Long Nhật từng suýt bị đuổi việc vì đình công, chê lương thấp Long Nhật cho biết hành trình làm nghề của anh trải qua nhiều chông gai, gập ghềnh. Gần đây, Long Nhật tham gia chương trình Kính đa chiều. Nam ca sĩ trải lòng về hành trình bén duyên với nghệ thuật, những góc khuất đằng sau hào quang trên sân khấu. Long Nhật trong chương trình (Ảnh: Ban Tổ chức). Long Nhật chia...