Lộng lẫy như mỹ nhân Việt trong phim cổ trang
Thụy Vân, Giáng My, Lã Thanh Huyền…là những gương mặt được may mắn lựa chọn vào vai các nhân vật cổ trang trên phim Việt.
Mỹ nhân cổ trang sao Việt có thừa sức bứt phá so với các đồng nghiệp láng giềng Trung Quốc?
Á Hậu Thụy Vân vai Hoàng hậu Thanh Liên trong phim Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long.
Vẻ đẹp đằm thắm của Á Hậu cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008 rất phù hợp với một vai diễn vị hoàng hậu nhân từ đời Lý.
Thụy Vân trong phim Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long, tuy nhiên bộ phim bị chỉ trích khá gay gắt bởi yếu tố Trung Quốc và bị mang cái tên là “Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt”.
Video đang HOT
Nhật Kim Anh vai Cầm trong phim “ Long thành cầm giả ca” của đạo diễn Đào Bá Sơn. Với vai diễn này, Nhật Kim Anh vinh dự nhận giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP quốc tế Việt Nam 2010.
Phim khắc họa cuộc sống đầy biến cố của người dân Việt Nam trong thời kỳ phong kiến thông qua chuyện tình diễm lệ của Tố Như (tên chữ của Nguyễn Du) và người con gái tên Cầm. Gái – tên mọi người vẫn gọi cô bé – sinh ra tại một làng quê hiền hòa, thanh bình. Mẹ của Gái là một ca kỹ và số phận đã quyết định cô bé phải theo nghề của mẹ. Gái được đưa lên Long thành, theo học tại lớp của thầy Nguyễn và tại đây, cô bé được đổi tên là Cầm.
Ngay từ lần đầu gặp gỡ, thầy Nguyễn đã nhận ra ở Cầm một khí chất và tài năng hơn người. Tiếng đàn của Cầm toát lên vẻ thanh tao, cao quý mà không phải người ca kỹ nào cũng may mắn được ban tặng. Khi lớn lên và bước vào tuổi trăng tròn, Cầm gặp gỡ và đem lòng cảm mến tân khoa Tố Như khi anh trên đường trở về nhà.
Cuộc gặp gỡ định mệnh khiến hai tâm hồn trở nên xao động. Tố Như ngày ngày thương nhớ Cầm dù anh đã có hiền thê ở quê nhà. Đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, chiến tranh khiến người dân lầm than, phải ly tán đi khắp phương trời. Trong cơn hoạn nạn, chàng tân khoa được biết đến với những vần thơ làm ngây ngất lòng người một lần nữa gặp lại nàng ca kỹ xinh đẹp nổi danh thành Thăng Long và bắt đầu câu chuyện tình lãng mạn nhưng đầy éo le trong thời thế hỗn loạn.
Sau Long Thành cầm giả ca, Nhật Kim Anh còn trổ tài trong Về đất Thăng Long với vai đào nương Thiên Hương, một thời làm cho Lý Công Uẩn say đắm.
Lã Thanh Huyền vai Nguyên phi Trần Thị Dung trong phim “Trần Thủ Độ”.
Lã Thanh Huyền là ứng viên sáng giá thay thế cho Á hậu Thiên Lý vào vai Nguyên Phi Trần Thị Dung trong bộ phim truyền hình lịch sử “Trần Thủ Độ”.
Trang phục cũng như tạo hình của Lã Thanh Huyền trong phim này được đánh giá cao và khá đẹp mắt.
Hoa hậu Đền Hùng Giáng My vai Phụng Càn Hoàng hậu, vợ vua Lê Đại Hành trong “Huyền sử thiên đô” .
Phụng Càn hoàng hậu có ba người con yêu thương, gắn kết với nhau và cũng đã tiêu diệt lẫn nhau: Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh, Lê Cúc Phương .
Hoa hậu Đền Hùng Giáng My rất đa tài khi vừa kinh doanh, vừa làm MC. Người đẹp Giáng My còn bén duyên với điện ảnh đặc biệt là phim cổ trang.
Giáng My đảm nhận vai trò MC trong buổi ra mắt phim nhựa “ Khát vọng Thăng Long” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Người đẹp duyên dáng với bộ đồ cổ trang. Hoa hậu đền Hùng cho biết, đây chính là trang phục hoàng hậu của Ngô Mỹ Uyên mặc trong bộ phim. Theo GDVN
Huyền sử thiên đô - cuốn sách giáo khoa bằng hình đầy bổ ích và hấp dẫn
Trước khi phim phát sóng, khán giả thành phố đã thực sự thu hút bởi một loạt phim ký sự hậu trường hấp dẫn được thực hiện song song với hành trình theo những miền đất còn lại mang dấu vết cội nguồn của đoàn phim.
Cùng xoay quanh những biến động của lịch sử trong giai đoạn 5 năm (1004-1009) cuối nhà Lê - đầu nhà Lý về việc dời đô đã có hai phim Khát vọng Thăng Long và Về đất Thăng Long và ở mỗi phim đều có dấu ấn thú vị riêng. Với Huyền sử thiên đô ngay từ khâu kịch bản, không phụ thuộc vào một số tư liệu lịch sử, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn lại có cách xây dựng và lý giải thật riêng khá khúc triết, thuyết phục tại sao vua Lý Công Uẩn phải thiên đô từ Hoa Lư và tầm quan trọng của địa danh Đại La như thế nào.
Lý Công Uẩn - vị vua tài năng, từng chinh phục khắp các châu, không phải chỉ đa tài về quân sự mà luôn có tầm nhìn nung nấu về chiến lược thiên đô phi thường. Một Lê Long Đĩnh đâu chỉ có bạo tàn, hay dâm ô mà là vị tướng thông minh có quan điểm riêng, đặc biệt là bản lĩnh quyết đoán, cho dù phải giết cả anh ruột và cô em gái cưng, nhưng rất tinh anh, sáng suốt trọng dụng nhân tài - đó là Lý Công Uẩn. Những nhân vật chính sử như Diệu Liên, Cúc Phương hay hư cấu như Giáng Bình, Xon sa ma là không thể thiếu để làm nên chất thơ thật lung linh, nhưng rất đời để bổ sung màu sắc cho vị tướng anh hùng Lý Công Uẩn . Và những điều càng xem càng tự hào về dân ta - sử ta bởi : * Ý tưởng kịch bản chắc, rất riêng thật hấp dẫn * Dàn diễn viên có thần thái và khả năng diễn xuất tốt * Bối cảnh phim phong phú (kể cả nội - ngoại cảnh) khá thật, gần gũi, không ước lệ bởi những không gian sân khấu * Phục trang với gam màu, chất liệu thuần Việt; Hóa trang theo đúng chất cinema. * Thoại phim đời thường, gọn, dễ nghe, dễ thấm
* Bài hát trong phim với ca từ, giai điệu đậm chất dân ca, nhưng thật ngút ngàn, hùng tráng * Các nhân vật chính, dã sử được đan cài tinh tế và phát triển theo tính cách của những tình huống, đường dây rất hấp dẫn. Đôi khi xuất hiện những tình tiết, lời thoại bí ẩn, càng tạo nên sự lôi kéo người xem nhất nhất phải đồng hành với nhân vật. * Tất cả được tôn tạo, dàn dựng qua tư duy ngôn ngữ chuyên nghiệp của đồng đạo diễn - NSƯT Tất Bình và Phạm Thanh Phong cùng ê kíp đoàn phim có nghề và đầy tâm huyết. * Song điều đáng trân trọng và nể phục chính là nhà sản xuất tư nhân- Công ty Sao thế giới - World Star Group ( cũng như những người bạn đồng hành trước đây M&T và Kỷ nguyên sáng) - là những nhà sản xuất phim dũng cảm thật sự yêu nghề, yêu lịch sử Việt. Chính họ góp phần lớn cho khán giả, nhất là thế hệ trẻ thêm hiểu biết về những sự kiện, nhân vật lịch sử bằng hình thật sinh động và thực tế nhất. Băn khoăn cùng Huyền sử thiên đô? Một bộ phim thành công của dòng phim lịch sử xưa nay hiếm như thế lại đang " băn khoăn" không biết có tiếp tục được lên sóng tới tập thứ 70...bởi phải phụ thuộc vào kết quả rating hàng đêm trên sóng mới có đủ kinh phí làm ?
Dư luận về tiếng thơm của bộ phim từ đủ các nguồn lãnh đạo, thông tin tuyên truyền, trong nghề vv...nhưng sao lại không có ý kiến sát đáng, hiệu quả nhất của cơ quan chức năng trong hành động cùng nhau đầu tư, chia sẻ để tác phẩm được hoàn thành ? Việc gia tăng tiêu chí sản xuất cho dòng phim lịch sử truyền thống rất cần được nhà nước quan tâm. Phim sản xuất ra phải tiếp cận được với khán giả mà mản ảnh thiết thực nhất chính là chiếc tivi mỗi tối không thể không bật lên trong mọi gia đình. Huyền sử thiên đô hãy dũng cảm tiếp tục " Vượt thời gian".
Theo Báo mới
Khán giả "đói" phim cổ trang Việt Khán giả Việt đã "no nê" với phim cổ trang, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng với chính dòng phim này của nước nhà thì họ lại bị "bỏ đói". Phim cổ trang nước ngoài áp đảo, phim Việt càng lép vế Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất phim cổ trang số lượng lớn với sự đầu...