Lộng lẫy 20 bộ sưu tập áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ đêm qua
Có 20 bộ sưu tập áo dài mới được giới thiệu trong chương trình nghệ thuật Áo dài – Sắc màu TP.HCM. Các bộ sưu tập đề cao những giá trị truyền thống của dân tộc được lưu giữ qua tà áo dài.
Nhiều văn nghệ sĩ trình diễn bộ sưu tập “Xinh tươi Việt Nam” của nhà thiết kế Việt Hùng – Ảnh: T.T.D.
Tối 8-3, chương trình nghệ thuật Áo dài – Sắc màu TP.HCM diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài 2024.
Chương trình nghệ thuật trình làng những bộ sưu tập áo dài mới của các nhà thiết kế tên tuổi, kết hợp cùng các tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đến nhiều trải nghiệm cho khán giả và du khách quốc tế.
Những tà áo dài rực rỡ sắc màu, nhiều kiểu dáng, chất liệu được trình diễn bởi các người mẫu, diễn viên, hoa hậu, á hậu như tạo nên bức tranh sống động về TP.HCM.
Lấy cảm hứng từ tranh dân gian Việt Nam, nhà thiết kế Hoài Sang mang đến bộ sưu tập “Xúc cảm tranh dân gian” – Ảnh: T.T.D.
Các nhà thiết kế tham gia trình diễn có: nhà thiết kế Tuấn Hải (bộ sưu tập áo dài Tiếng vọng), Dexnol Trần – Tuấn Huỳnh ( Thăng Long đại cát), Viết Bảo ( Bản trường ca đại ngàn), Hoài Sang ( Xúc cảm tranh dân gian), Trung Đinh ( Non nước Việt Nam), Kim Phụng ( Phoenix), Minh Châu ( Duyên dáng Áo hoa), Đỗ Trịnh Hoài Nam ( Queen);
Nhà thiết kế Brian Võ ( Sắc chàm Việt); Vũ Thảo Gian ( Màu hạnh phúc và em), Nguyễn Tuấn ( Hương Liên), Ella Phan ( Thời đại), Diệp Quốc Thành ( Gốm lam), Đức Minh ( Sài Gòn trong tim tôi), Diorion ( Tò he), Việt Hùng ( Xinh tươi Việt Nam)…
Chương trình đề cập đến những giá trị truyền thống đang được lưu giữ trong quá trình phát triển áo dài qua 4 chương: Đất Việt tiếng vọng ngàn đời, Duyên dáng áo hoa, Thành phố tôi yêu, Sắc màu thành phố du lịch.
Video đang HOT
Trong đó, nhiều giá trị văn hóa được lấy cảm hứng thiết kế như: đất Thăng Long xưa, di sản Việt Nam, văn hóa cung đình, tò he, hoa sen, các công trình kiến trúc…
Dù mỗi thiết kế khác nhau về chất liệu, màu sắc nhưng có cùng điểm chung chính là tình yêu áo dài nhà thiết kế gửi gắm.
Kết hợp giữa tranh dân gian và nghệ thuật nặn tò he, Diorion mang đến bộ sưu tập ấn tượng về một loại hình dân gian được trẻ con yêu thích – Ảnh: T.T.D.
Sài Gòn – TP.HCM năng động, hiện đại trong thiết kế của Đức Minh qua bộ sưu tập Sài Gòn trong tim tôi với họa tiết là các công trình kiến trúc tiêu biểu của TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
Đông đảo khán giả theo dõi phần trình diễn áo dài – Ảnh: T.T.D.
Các thiết kế có màu sắc tươi sáng, mang tính ứng dụng cao – Ảnh: T.T.D.
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam 10 năm đồng hành cùng Lễ hội Áo dài TPHCM
Năm 2024 đánh dấu tròn 10 năm Lễ hội Áo dài TPHCM được tổ chức. Liên tiếp trong 10 năm đó, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đều đồng hành cùng với chương trình.
Ngay sau khi đảm trách vai trò chỉ đạo nghệ thuật chương trình "Hương sắc Áo dài Việt" khai mạc "Tuần lễ Áo dài Việt Nam 2024" tại Hà Nội, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có mặt ở Lễ khai mạc Lễ hội Áo dài TPHCM 2024 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ vào tối 7/3.
Lễ hội Áo dài TPHCM 2024 diễn ra từ ngày 10 đến 17/3/2024. Đây là năm thứ 10 chương trình tôn vinh áo dài này được tổ chức. Trong Lễ khai mạc, Ban tổ chức tặng bằng khen của UBND TPHCM cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu đã đồng hành phát triển và gắn bó cùng Lễ hội Áo dài TPHCM trong hành trình 10 năm. Một trong những gương mặt đó là NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam - Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam.
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã gắn bó với chặng đường hình thành, phát triển suốt 10 năm của Lễ hội Áo dài TPHCM
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đem đến Lễ hội Áo dài TPHCM 2024 những thiết kế được chuẩn bị công phu, mang đậm tình yêu dành cho áo dài
Trong đêm khai mạc, công chúng được thưởng thức Chương trình nghệ thuật gồm 2 chương: "Áo dài - Tâm hồn Việt, Văn hóa Việt" và "Áo dài ra thế giới". Trong đó, BST "Lady" của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam được trình diễn nhằm giúp công chúng có cái nhìn rõ nét về một hành trình "Áo dài ra thế giới".
BST "Lady" của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam mang thông điệp tôn vinh, làm sống dậy những giá trị của làng nghề truyền thống Việt Nam. Đó là kỹ thuật thêu tay và đính kết thủ công tinh xảo, cầu kỳ từ các làng nghề thêu may tại Thường Tín, Mỹ Đức, Chương Mỹ (Hà Nội) hay làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ
Từ bàn tay khéo léo, trí óc sáng tạo của các nghệ nhân, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã cách điệu áo dài bằng những chi tiết mới lạ phần thân áo, tay áo và cách sử dụng phụ kiện kết hợp giữa nét đẹp của truyền thống như nón quai thao, trâm cài tóc...
Những mẫu áo dài được chăm chút tỉ mỉ
Nón quai thao dát vàng được cách điệu kết hợp cùng áo dài tôn thêm vẻ đẹp người con gái Việt
Những gam màu rực rỡ được NTK khéo léo sử dụng làm nổi bật sự tươi trẻ
Không chỉ mang phom dáng mới, việc sử dụng phụ kiện nhằm thể hiện nét đẹp hội nhập của người con gái Việt cũng được NTK tính toán chi tiết
Kỹ thuật thêu đính thủ công giúp phần cổ áo và tay áo có điểm nhấn thu hút ánh nhìn
Bộ sưu tập "Lady" nổi bật và nhận được nhiều lời ngợi khen từ phía khán giả
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam nhận Bằng khen của UBND TPHCM. Không chỉ đồng hành cùng Lễ hội Áo dài TPHCM trong suốt quá trình 10 năm hình thành và phát triển, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam còn đảm trách vai trò Đại sứ của chương trình vào năm 2023
Lễ hội Áo dài Việt Nam tại Fukuoka: Lan tỏa giá trị Việt Theo Ban tổ chức, sự kiện góp phần quảng bá văn hóa Áo dài Việt Nam và ngành du lịch của Fukuoka và Kyushu. Các đại biểu tham dự Lễ hội Áo dài Việt Nam tại Fukuoka. Từ ngày 18-21/1/2024 tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Hiệp hội doanh...