Long Hồ: Nông thôn mới ý nghĩa khi “đời sống người dân khá lên, hộ nghèo ít đi”
Đảng bộ huyện Long Hồ vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020 – 2025).
Một trong những điều mà Đảng bộ và nhân dân huyện Long Hồ tự hào, phấn khởi nhất là nhiệm kỳ qua (2015-2020), Đảng bộ và chính quyền đã dành toàn tâm, toàn lực chăm lo phúc lợi cho người dân.
Giúp người nghèo “ an cư lạc nghiệp”
Nhiệm kỳ qua, cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Long Hồ đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội; các chính sách an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, người có công, hỗ trợ hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, qua đó đã góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,43%.
Đến nay huyện Long Hồ đã hoàn tất nhà ở cho hộ nghèo. Ảnh: Hồng Cẩm
Huyện Long Hồ đã hoàn thành công tác nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ gần 1.500 hộ dân vươn lên thoát nghèo, tạo việc làm mới cho 5.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm…
Nếu đầu nhiệm kỳ, toàn huyện Long Hồ có 2.174 hộ nghèo, chiếm 5,4%, thì đến nay toàn huyện chỉ còn 690 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,43%. Như vậy, đã có gần 1.500 hộ vươn lên thoát nghèo, tương đương mỗi năm có khoảng 300 hộ thoát nghèo.
Ông Hồ Văn Minh, Bí thư Huyện ủy Long Hồ, chia sẻ: “Song hành với thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Long Hồ đề ra trong nhiệm kỳ 2015- 2020 là thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.. Quan điểm của huyện là chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ thật sự có ý nghĩa khi “đời sống người dân khá lên và hộ nghèo ít đi”, đồng thời xem chương trình giảm nghèo ngang hàng với chương trình xây dựng nông thôn mới”.
Ông Minh cũng cho biết thêm, giảm nghèo là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của cấp ủy các cấp. Hàng năm, Hội đồng Nhân dân huyện ra nghị quyết về giảm nghèo, UBND huyện sẽ cụ thể hóa nghị quyết của Hội đồng Nhân dân huyện và có kế hoạch giảm nghèo hàng năm.
Video đang HOT
Trên cơ sở điều tra khảo sát hộ nghèo, huyện giao chỉ tiêu giảm nghèo xuống từng xã, thị trấn. Từ đó, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ ban hành nghị quyết và có kế hoạch giảm nghèo.
Qua phân loại hộ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân nghèo và xem xét họ thiếu thốn mặt nào và cần gì thì tìm cách hỗ trợ phù hợp, đồng thời xem lại lao động chính là đoàn viên, hội viên của đoàn thể nào thì giao cho đoàn thể đó phụ trách, theo dõi…
Có “an cư” mới “lạc nghiệp”, hiểu rõ điều này, đảng ủy các xã, thị trấn đã tích cực chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo thông qua chương trình hỗ trợ hộ xây nhà, vay vốn ưu đãi, cho mượn vốn để làm ăn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động… nhằm giúp người dân vươn lên thoát nghèo hiệu quả.
Đã có 7 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Tính đến cuối năm 2019, huyện Long Hồ cũng đã hoàn thành công tác xây nhà ở cho hộ nghèo. Dự kiến trong năm 2020 sẽ giải quyết dứt điểm hơn 100 căn nhà cho hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở.
Đến nay huyện Long Hồ đã có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Hồng Cẩm
“Nhờ thực hiện tốt các chính sách xã hội, mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm… đã từng bước đưa đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ, nhất là các chỉ tiêu liên quan đến xã hội- môi trường và xây dựng hệ thống chính trị” – Bí thư Huyện ủy Long Hồ phấn khởi nói.
Nhiệm kỳ 2015- 2020, toàn huyện Long Hồ đã vận động xây 1.253 căn nhà cho hộ nghèo, hội viên, đoàn viên khó khăn; trong đó có 810 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đến nay, toàn huyện có 38.369 căn nhà kiên cố, bán kiên cố, đạt 93,18%, tăng 7,23% so năm 2015.
Hiện, huyện đang tiếp tục vận động nhân dân xây cất nhà ở, nhất là ở các khu dân cư tập trung, phấn đấu đến năm 2025 nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 95% trở lên và hoàn thành xây nhà cho hộ cận nghèo; đồng thời kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm là 0,85%.
Đến nay huyện Long Hồ đã hoàn thành công tác nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ gần 1.500 hộ dân vươn lên thoát nghèo, tạo việc làm mới cho 5.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm…
Qua sự quyết tâm đồng thuận của toàn Đảng bộ trong thực hiện Nghị quyết, cũng như chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong nhiệm kỳ huyện Long Hồ đã xây dựng được 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Như vậy tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện đến nay là 7/14 xã; 7 xã đạt 15 tiêu chí trở lên, phấn đấu trong năm nay có thêm xã Tân Hạnh đạt chuẩn.
Với phương châm “dân chủ- đoàn kết- kỷ cương- phát triển”, đại hội đề ra mục tiêu trong nhiệm kỳ 2020- 2025 là phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn- xã hội; nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội làm nòng cốt.
Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, ông Trần Văn Rón – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long lưu ý, để lãnh đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện phải có quyết tâm chính trị cao, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cả hệ thống chính trị, thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.
“Trước hết, huyện cần quan tâm phát triển các ngành nghề, lĩnh vực mà huyện có tiềm năng; chú trọng nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- thương mại- dịch vụ và giữ vai trò trọng yếu của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện. Phải xem nông nghiệp- nông dân- nông thôn là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội” – ông Rón nhấn mạnh.
Rộng cửa hơn nữa để đón người tài
Đại hội lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Trong đó, vấn đề lựa chọn được người đủ tài đức để gánh vác việc nước là nội dung không những chỉ được cán bộ, đảng viên quan tâm mà còn là mối quan tâm chung của người dân cả nước.
Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Bình Thọ (quận Thủ Đức, TPHCM) đã thí điểm bầu trực tiếp bí thư. Ảnh: KIỀU PHONG
Thước đo chọn cán bộ
Ngày 26-4, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đã có bài viết đặc biệt quan trọng này. Theo đó, công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng xác định phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và bảo đảm công tâm, khách quan trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn; lấy tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và hiệu quả công tác, uy tín của bản thân và gia đình làm thước đo chủ yếu... Bài viết cũng đặt yêu cầu phải bằng mọi biện pháp dứt khoát, không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.
Ở Việt Nam, đa phần các vị trí chủ chốt, quan trọng đều do các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương nắm giữ. Vì vậy, việc lựa chọn được những Ủy viên Trung ương Đảng thật sự đáp ứng tiêu chuẩn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ ra có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, nếu để lọt những người không xứng đáng vào cương vị lãnh đạo "là tai họa cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn". Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã đề ra những yêu cầu về lựa chọn nhân sự rất đầy đủ và sát sao. Nếu chúng ta làm đúng và làm trúng những nội dung này, chắc chắn sẽ lựa chọn được những cán bộ lãnh đạo thật sự tài năng, đức độ, tâm huyết.
Còn nhớ, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết "Nhân tài và Kiến quốc" đăng trên báo "Cứu Quốc" vào ngày 14-11-1945. Trong bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người dân góp phần vào công cuộc kiến thiết quốc gia và nhấn mạnh về việc kiến thiết thì phải có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều. Ngày 20-11-1946, báo "Cứu Quốc" tiếp tục đăng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một bản thông báo với tựa đề "Tìm người tài đức", ký tên "Chủ tịch Chính phủ Việt Nam - Hồ Chí Minh".
Để người tài không e dè
Bằng chính sách cầu hiền đúng đắn, bằng sự tận tụy và hy sinh hết mình cho đất nước và dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp xung quanh mình rất nhiều những người tài năng, tâm huyết với đất nước và dân tộc. Người trực tiếp và cử đặc phái viên mời các nhân sĩ trí thức nổi tiếng ra tham gia gánh vác việc nước. Trong đó, để mời được cụ Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần vừa đánh điện, vừa cử đặc phái viên vào tận nơi. Lịch sử không có chữ nếu, nhưng nếu năm ấy, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Pháp, người được ủy nhiệm làm Quyền Chủ tịch nước không phải là cụ Huỳnh Thúc Kháng thì không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Trước khi đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ gửi gắm cụ Huỳnh 6 chữ, xin cụ ở nhà hãy "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Sau này, tiễn tướng Võ Nguyên Giáp ra chiến dịch Điện Biên Phủ, Người cũng chỉ dặn tướng Võ Nguyên Giáp 4 chữ "tướng quân tại ngoại". Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng lừng danh đã được "con mắt tinh đời" của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, trọng dụng đúng với khả năng, tài năng và đức độ của ông. Và, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng từ người thầy của mình...
Có không ít những câu chuyện như thế thể hiện rõ nét tư tưởng cầu hiền và dùng người đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với Người, tất cả những ai, dù xuất thân ra sao, cuộc đời trước thế nào, nếu đã đứng về phía Nhân dân, đã hy sinh vì quyền lợi tối cao của đất nước và dân tộc thì sẽ được trọng dụng. Chúng ta đã từng có những tấm gương rất đáng để học hỏi về vấn đề này sau Bác Hồ, đó là cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt...
Có những điều ở thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị hiện nay, nhất là thái độ chân thành trong cầu hiền tài hoặc chính sách đúng đắn trong sử dụng người tài.
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, trong nhiều năm qua, những tiêu chí khắt khe trước đây về tiêu chuẩn chính trị trong lựa chọn người tài đã thông thoáng và cởi mở hơn. Song, hiện vẫn còn có những quy định làm nhiều người thực tâm muốn đóng góp cho đất nước vẫn e dè. Vậy nên, có lẽ Đảng cần "mở cửa" vấn đề này hơn nữa. Vừa qua, đã có một số đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp huyện thí điểm bầu trực tiếp bí thư. Đó là những bước tiến đáng khích lệ trong công tác lựa chọn cán bộ hiện nay. Cũng vậy, mỗi vị trí lãnh đạo cần có nhiều ứng cử viên để họ tranh luận với nhau, đề ra chương trình hành động vận động tranh cử ngay trong tổ chức Đảng và đảng viên. Làm tốt điều này, Đảng sẽ phát huy được dân chủ tập thể (khi mọi đảng viên đều có tiếng nói, vai trò quyết định của mình trong việc lựa chọn nhân sự) và lựa chọn được những người thật sự có năng lực, bản lĩnh, tài năng.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đang đến rất gần. Công tác nhân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại hội, bởi lựa chọn được người hiền năng gánh vác việc nước thì đất nước sẽ hưng thịnh. Ngược lại, để cho những "con lươn", "con chạch" chui sâu, leo cao vào bộ máy sẽ là tai họa cho đất nước và dân tộc. Khi bàn về việc lựa chọn người tài đức ra gánh vác việc nước, chúng ta lại nhớ đến lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nào: "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài".
Đi bộ vì công đoàn viên khó khăn Chương trình thu hút 550 đại biểu là cán bộ, đảng viên, đoàn viên và người lao động của 18 tổ chức cơ sở Đảng trong Khối Doanh nghiệp TP. Sáng 25-7, tại Thảo Cầm viên Sài Gòn, Tiểu ban tuyên truyền Đại hội - Công đoàn các Doanh nghiệp Công ích và Dịch vụ Thương mại TPHCM (thuộc Đảng ủy Khối Doanh...