Long Cốc điểm đến thu hút du khách du lịch trong nước và quốc tế
Đồi chè Long Cốc được ví như ‘ Hạ Long của vùng Tây Bắc’, với tài nguyên về thiên nhiên và văn hóa Long Cốc đang là điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Long Cốc là một xã miền núi thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, hơn 90% dân số là dân tộc Mường . Trên địa bàn diện tích trồng chè là 694,84ha, cây chè là một trong những nguồn thu chủ lực của người dân địa phương. Trong những năm gần đây cây chè không những phát triển về kinh tế từ chế biến chè búp mà còn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Các nhiếp ảnh săn mây sáng sớm tại đồi chè Long Cốc.
Du khách quốc tế tại đồi chè Long Cốc.
Đồi chè Long Cốc được ví như “Hạ Long của vùng Tây Bắc” với những đồi chè lớn nhỏ bát ngát đến tận chân trời. Cảnh đẹp trùng điệp xen kẽ của đồi lớn, nhỏ, nhiều hình thù thu hút nhiều nhiếp ảnh gia đến sáng tác và khách du lịch đến tham quan, đặc biệt vào thời gian cuối mùa thu, đầu mùa đông. Đã có nhiều có tác phẩm sáng tác tại đồi chè Long Cốc đạt các giải ảnh nghệ thuật trong nước và khu vực.
Du khách checkin tại đồi chè.
Video đang HOT
Du lịch đồi chè Long Cốc đã hình thành trong vài năm gần đây, hiện nay tại xã Long Cốc đã có năm hộ kinh doanh Homestay phục vụ du khách các dịch vụ như ăn uống, lưu trú, cho thuê trang phục chụp ảnh, chương trình biểu diễn văn hóa dân tộc, trải nghiệm quy trình sản xuất chè xanh, chế biến ẩm thực địa phương…Khách du lịch đến từ các tỉnh, thành phố lân cận đến tham quan – chụp ảnh đồi chè, các đoàn du khách đến từ miền Nam thông qua các tour du lịch liên kết với các tỉnh Tây Bắc và các đoàn nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Du khách trải nghiệm nấu xôi ngũ sắc tại nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường.
Bên cạnh vẻ đẹp thiên phú, nét đặc sắc của văn hóa đồng bào dân tộc Mường, con người thân thiện nơi đây cũng là yếu tố hấp dẫn du khách. Để bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc xã Long Cốc đã xây dựng các đội văn nghệ, các đội được tham gia các lớp truyền dạy do Sở VHTTDL tổ chức, hiện nay có thể biểu diễn phục vụ du khách. Bên cạnh các loại hình dịch vụ du lịch gắn với cây chè như tham quan chụp ảnh đồi chè, thăm cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm chè, trải nghiệm làm chè truyền thống du khách còn được thưởng thức chương trình biểu diễn văn hóa dân tộc Mường, chế biến ẩm thực dân tộc như đồ xôi ngũ sắc, làm thịt chua…
Bà Phùng Thị Hoa Lê, Trưởng phòng quản lý Du lịch – Sở VHTTDL Phú Thọ chia sẻ: “Với tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Phú Thọ, danh thắng đồi chè là điểm tham quan mới được du khách đón nhận, yêu thích và hiện tại đã trở thành xu hướng “hot” thu hút giới nghệ sĩ nhiếp ảnh và du khách cả nước. Điểm du lịch đồi chè Phú Thọ rất thuận lợi cho khách du lịch tham quan các tour liên kết tỉnh Phú Thọ với vùng Tây Bắc, là điểm nhấn đặc biệt có sức lôi cuốn. Khác với vẻ đẹp của nhiều vùng chè trên cả nước, đồi chè Phú Thọ có nét độc đáo riêng mà không nơi nào có được, mang đặc trưng của địa hình vùng đất trung du như đồi thấp chen đồi, san sát nối tiếp nhau. Theo dự báo của các chuyên gia, trong thời gian tới, du lịch đồi chè Phú Thọ sẽ trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất vùng Tây Bắc, cùng với Tà Xùa, Mù Cang Chải, Bắc Hà…Long Cốc sẽ là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế “.
Du khách trải nghiệm sao chè truyền thống,
Thưởng thức và tìm hiểu các loại trà tại HTX chè Long Cốc.
Long Cốc cách Hà Nội 125km và cách thành phố Việt Trì khoảng 70km. Với hệ thống giao thông thuận lợi Long Cốc là điểm du lịch phù hợp với những du khách yêu thiên nhiên và văn hóa truyền thống. Thời điểm ưa thích khi đến Long Cốc của du khách là ngắm bình minh và hoàng hôn. Với tour hai ngày một đêm du khách có thể tham quan, trải nghiệm tại homestay, ghi hình quá trình chế biến các món ẩm thực xứ Mường và làm xôi ngũ sắc tại nhà sàn dân tộc Mường, sau đó di chuyển lên đồi chè, hóa thân thành các chàng trai, cô gái Mường chụp ảnh checkin cảnh hoàng hôn trên đồi chè Long Cốc, ghi hình hoạt động hái chè của người dân nơi đây, buổi tối đốt lửa trại và trải nghiệm ẩm thực và giao lưu văn hóa Mường. Ngày thứ hai đón bình minh Long Cốc,trải nghiệm sao chè thủ công truyền thống, tìm hiểu quy trình tạo nên sản phẩm trà đặc trưng của Đất Tổ.
Với những lợi thế thiên nhiên ban tặng Long Cốc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiệu quả từ phát triển cây chè gắn với du lịch
Là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Phú Thọ có nhiều lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng để phát triển cây chè.
Trong chiến lược phát triển, tỉnh Phú Thọ xác định chè là cây trồng thế mạnh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi, Phú Thọ đã và đang thực hiện những chương trình hỗ trợ phát triển cây chè gắn với du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống người dân.
Những đồi chè xã Long Cốc vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa hấp dẫn các du khách (Nguồn Internet)
Vùng đất nơi đây có vẻ đẹp thiên nhiên trong lành, bình yên cùng những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Mường, Dao... Chính bởi vẻ đẹp nguyên sơ ấy đã hấp dẫn rất nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, đặc biệt là chương trình khám phá đồi chè xã Long Cốc, xã Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn).
Những đồi chè hình bát úp xanh ngát, nhấp nhô như những con sóng uốn quanh hồ nước trong mát. Mùa hè là mùa đẹp nhất của đồi chè, luôn nhộn nhịp các đoàn khách chụp ảnh quay phim, từ những bức ảnh chụp đồi chè Long Cốc đoạt các giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế mà hình ảnh đồi chè trung du được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.
Long Cốc là xã khu vực II thuộc huyện miền núi Tân Sơn với đa số đồng bào dân tộc Mường sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng và chế biến chè. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã là 201/830 hộ, chiếm 24,21%. Những năm gần đây, nhờ thay đổi trong phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nên sản phẩm chè của Long Cốc đã thực sự giúp đồng bào nơi đây thoát nghèo.
Hiện nay xã đã có hơn 692ha chè, trong đó 657ha chè đang cho thu hoạch với năng suất 14,25 tấn/ha. Cây chè mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho người dân địa phương. Người lao động khi sản xuất và chế biến chè mỗi tháng có thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 8,22% (năm 2020). Một số nhà đầu tư, Hợp tác xã đã giúp xã kết nối người sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho người trồng chè. Mục tiêu của mô hình là hướng người dân sản xuất và chế biến chè an toàn, chè sạch, tiến tới xây dựng thương hiệu chè hữu cơ của Long Cốc nhằm tăng thu nhập cho người trồng chè và có sản phẩm tốt cung cấp cho xã hội.
Xuất phát từ định hướng chiến lược xác định cây chè là sản phẩm chủ lực trong phát triển kinh tế cho đồng bào. Tính đến nay, toàn xã Long Cốc có 678 ha chè. Sản lượng chè búp hàng năm khoảng 10.000 tấn. Nhờ ứng dụng công nghệ trồng chè sạch, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mường ở xã Long Cốc đã thoát nghèo.
Du khách tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp của những đồi chè xã Mỹ Thuận (Phú Thọ)
Cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 80 km về hướng Đông Nam, đồi chè Mỹ Thuận thuộc địa bàn xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn. Miền đất sơn cước Mỹ Thuận với những đồi chè xanh bát ngát nối tiếp nhau trải dài tít tắp. Với tuổi đời hơn 30 năm tuổi, đồi chè Mỹ Thuận có diện tích rộng lớn khoảng 600 ha, đồi chè Mỹ Thuận là điểm du lịch lý tưởng bởi không gian xanh ngát của hàng ngàn, hàng vạn cây chè và cảnh quan tự nhiên hùng vĩ.
Vào những tháng cuối năm là thời điểm đẹp nhất của đồi chè, khung cảnh thiên nhiên trở nên đẹp rực rỡ. Trong ánh nắng ban mai, những lá chè non mơn mởn bừng sáng trong làn không khí mát lành, tinh khiết, hay khi hoàng hôn buông xuống, cả đồi chè được bao phủ bởi màn sương mờ ảo càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm tuyệt đẹp.
Đồi chè Mỹ Thuận cũng là nơi có diện tích trồng chè chất lượng cao của tỉnh . Cây chè có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây chè đem lại giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu và thu nhập ổn định cho người dân. Năng suất chè đến nay đạt 118 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 185 nghìn tấn/năm. Các giống chè chủ lực được trồng thâm canh như PH1, LDP1, LDP2... trồng ở vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chè đen xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Anh... Đến nay, nhiều giống chè mới chất lượng đã được trồng thay thế, trồng bổ sung ở các vùng quy hoạch của tỉnh để phục vụ cho phát triển chế biến chè xanh.
Hiện nay, ngoài việc quy hoạch các vùng chè an toàn, tỉnh đã xây dựng các mô hình sản xuất chè theo Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp" tập trung ở các địa bàn trọng điểm. Đây là cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao. Trong đó, chú trọng xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), từ khâu sản xuất đến chế biến thành phẩm cuối cùng và tiến tới sản xuất chè hữu cơ.
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Sơn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung. Trong năm 2023, huyện Tân Sơn được đầu tư với tổng vốn đầu tư giai đoạn này là trên 343,5 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương trên 312 tỉ đồng, vốn ngân sách tỉnh trên 31 tỉ đồng. Trong đó tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tạo ra sự kết nối giao thông giữa các địa phương, thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh sản xuất nhằm phát triển hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của huyện, trong đó phát triển cây chè là sản phẩm chủ lực gắn với thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Cách Thái Lan thích ứng linh hoạt phát triển tiềm năng du lịch mạnh mẽ Thái Lan, quốc gia phụ thuộc mạnh mẽ vào ngành du lịch, hiện đang tổ chức hàng trăm sự kiện văn hóa và thể thao nhằm thu hút nhiều hơn nữa du khách quốc tế vào nước này. Theo trang SCMP, kết hợp với hàng loạt các sự kiện văn hóa và giải trí, ngành du lịch nước này cũng có kế hoạch...