Long An: Vì sao trồng lúa mùa nổi năng suất thấp mà nông dân ở đây vẫn thu lợi nhuận cao?
100ha lúa mùa nổi được thực hiện tại ấp Láng Sen, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã cho thu hoạch, năng suất đạt khá, nông dân thu lợi nhuận cao.
Hiện tại, 100ha lúa mùa nổi tại ấp Láng Sen, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) đã được nông dân thu hoạch dứt điểm và cho lợi nhuận lên đến 30 triệu đồng/ha.
100ha lúa mùa nổi tại huyện Tân Hưng (tỉnh Long An) thu hoạch năng suất khá, nông dân thu lợi nhuận cao
Anh Nguyễn Văn Lợi, nông dân tham gia thực hiện mô hình này, cho biết: Mô hình sản xuất lúa mùa nổi tuy năng suất không cao chỉ từ 1,8 đến trên 2 tấn/ha nhưng bù lại chi phí đầu tư rất thấp, ít công chăm sóc, lại được Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời bao tiêu giá ổn định 15.000 đồng/kg lúa tươi nên lợi nhuận thu về khá cao.
Hơn 2ha lúa của gia đình anh Lợi vừa thu hoạch xong, năng suất gần 2 tấn/ha, thu lợi nhuận hơn 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 8/2021, UBND huyện Tân Hưng phối hợp Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa mùa nổi tại ấp Láng Sen, xã Vĩnh Đại, diện tích 100ha.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tổ chức gieo sạ giống lúa mùa nổi Nàng Tây Đùm với lượng giống khoảng 80kg/ha bằng thiết bị bay không người lái, thay vì sạ bằng tay như thói quen trước đây của nông dân.
Đồng thời, ký biên bản thỏa thuận bảo đảm tiêu thụ toàn bộ sản lượng sau khi thu hoạch với giá 15.000 đồng/kg tại ruộng.
Bên cạnh đó, các đơn vị còn hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể, mã số vùng trồng, mã vạch truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng lúa và nâng cao thương hiệu của lúa mùa nổi trên thị trường. Ngoài ra, nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa mùa nổi còn được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) hỗ trợ chi phí 2,2 triệu đồng/ha.
Doanh nghiệp - người lao động san sẻ khó khăn, vì sự phát triển bền vững
Long An có khoảng 370.000 công nhân, lao động với hơn 13.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Trải qua thời gian dài khó khăn do dịch COVID-19 trong năm 2021, các doanh nghiệp đã nỗ lực và dần khôi phục lại sản xuất.
Thời điểm này, các cấp công đoàn, chính quyền địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần.
San sẻ khó khăn sau đại dịch
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Long An Lê Thị Thu Cúc trao quà Tết cho công nhân tại Khu công nghiệp Thuận Đạo, huyện Bến Lức, Long An. Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN
Theo anh Nguyễn Thành Nhân, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn KODA Sài Gòn (Khu Công nghiệp Thuận Đạo, Long An), thời điểm này, công ty đã thông báo sẽ có lương tháng 13 và dự kiến sẽ chuyển lương tháng 13 cho công nhân vào ngày 20/1. Anh đã làm việc tại công ty 4 năm và đây là mức thưởng như những năm trước. Lương tháng 13 của anh bằng với mức lương cơ bản hiện tại của anh là hơn 5,4 triệu đồng... Anh Nhân cho biết, với những công nhân làm đủ năm sẽ được lĩnh nguyên tháng lương cơ bản, hoặc nếu vào làm được bao nhiêu tháng sẽ được tính phần trăm lương cơ bản để được mức của lương tháng 13. Vợ anh Nhân làm cùng công ty đã được 1 năm, với lương cơ bản là 4,6 triệu đồng. Mỗi tháng, vợ anh có mức thu nhập khoảng 7-8 triệu đồng, còn anh là 12 - 13 triệu đồng. Vợ chồng anh chị có 2 con, trong đó 1 con học đại học và 1 con học lớp 8 nên với mức thu nhập như trên là tạm ổn.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn KODA Sài Gòn thuộc Tập đoàn KODA Singapore chuyên mua bán và sản xuất đồ gỗ, gia dụng, đồ trang trí nội thất... Sản phẩm được xuất sang các nước Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc... Anh Nhân cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19, công ty cũng ngưng sản xuất nên anh nghỉ việc gần 3 tháng. "Dịp Tết nên lượng đơn hàng đang phải làm rất nhiều, công nhân lao động chúng tôi đang nỗ lực làm việc để vừa mang lại thu nhập cho mình, vừa có lợi nhuận cho công ty. Đã qua giai đoạn khó khăn do dịch, công ty hoạt động bình thường trở lại mình rất mừng, vì công ty kinh doanh có lợi nhuận, mình là công nhân cũng có tiền sinh sống" - anh Nhân vui vẻ nói.
Hiện tại, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn đã có thông báo thưởng lương tháng 13 cho công nhân, lao động. Với tinh thần có lợi nhuận cùng hưởng, khó khăn cùng chia sẻ vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và ổn định việc làm, thu nhập lâu dài cho người lao động, công nhân lao động các công ty đang nỗ lực làm việc sau thời gian dài doanh nghiệp nghỉ do dịch COVID-19.
Chị Nguyễn Thị Yến Nhi, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giày Ching Luh Việt Nam cho hay, trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội, chị tạm ngưng việc hơn 3 tháng nhưng vẫn được trả lương. Theo đó, bảo hiểm trả 150.000 đồng/1 ngày trong khoảng 2 tháng đầu, hơn 1 tháng sau là 75.000 đồng/1 ngày. Hiện, công ty đã có thông báo sẽ chuyển lương tháng 13 vào ngày 20/1, đồng thời còn tặng quà Tết (mỗi năm đều là nước mắm, nước tương, dầu ăn, đường, cà phê, 5 ký gạo và lì xì đầu năm 50.000 đồng). "Thời điểm này, công ty đang có đơn hàng nhiều. Là công nhân của công ty, em nỗ lực làm việc vì công ty có hoạt động, có đơn hàng thì công nhân mới có việc làm lâu dài và ổn định" - chị Yến Nhi chia sẻ.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Bến Lức Nguyễn Văn Thành cho biết đã chỉ đạo công đoàn cơ sở tăng cường giám sát việc thực hiện chi trả tiền lương, tiền thưởng cho công nhân, lao động vào dịp Tết Nhâm Dần năm 2022. Năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, các doanh nghiệp vừa phục hồi hoạt động sản xuất nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa công bố mức thưởng Tết cho người lao động. Qua nắm tình hình, phần lớn các doanh nghiệp vẫn có thưởng Tết cho người lao động ở mức bằng hoặc thấp hơn so với năm 2021.
Trong tháng trên địa bàn huyện xảy ra vụ việc ngừng việc tập thể với 3.600 công nhân lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Din Sen (từ ngày 3 - 11/1/2022), yêu cầu công ty trả lời về chi hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và công bố mức tiền thưởng Tết năm 2022. Kết quả việc hỗ trợ theo Nghị quyết 68 đã được UBND tỉnh ra quyết định chi. Bên cạnh đó, công ty cũng công bố mức thưởng năm 2022 gồm giảm thưởng khảo hạch (tức thưởng mức A, B, C...), giữ nguyên thưởng thâm niên và không có thưởng lợi nhuận. Theo đó, mức thưởng Tết năm nay của công ty này giảm 17-18% so với năm trước. Ngoài ra, từ ngày 3-11/1/2022, công nhân không làm việc vẫn được trả lương cơ bản, không giảm tiền chuyên cần...
Bảo đảm công nhân lao động được đón Tết vui vẻ
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giầy Ching Luh Việt Nam (đóng tại huyện Bến Lức, Long An) hiện có hai nhà máy với 35.000 công nhân. Mặc dù trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh nhưng công ty vẫn duy trì sản xuất, hoạt động ổn định. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 bằng 2/3 doanh thu của năm 2020 và số lượng đơn hàng cũng nhiều hơn năm trước. Cùng với đó, công tác phòng, chống dịch được công ty triển khai nghiêm túc, chặt chẽ. Với tinh thần vượt khó, trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, công ty vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất, giữ được các đơn hàng. Theo đó, mức lương của nhiều công nhân tại công ty trong thời gian này từ 9-10 triệu đồng/1 tháng; đồng thời, công ty còn có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ người lao động.
Hiện tại, công đoàn công ty hỗ trợ người lao động làm hồ sơ hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và đã chuyển hồ sơ đến Phòng Tài chính huyện Bến Lức, đang chờ thủ tục chuyển tiền hỗ trợ. Dịp cuối năm có lượng đơn hàng nhiều, nhằm giữ chân người lao động ở lại an tâm sản xuất, gắn bó lâu dài, công ty đã thông báo về lương thưởng Tết bằng những năm trước là lương tháng 13; đồng thời, vẫn đảm bảo tăng lương 5% hàng năm cho người lao động tại công ty.
Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động tỉnh Long An, dù còn nhiều khó khăn sau dịch, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn đang cố gắng lo cho công nhân lao động lương tháng 13. Những doanh nghiệp quá khó khăn sẽ hỗ trợ một phần tiền thưởng cho công nhân. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn tuyên truyền, động viên người lao động chia sẻ với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay.
Nhằm thiết thực chăm lo cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động, đặc biệt là người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", Liên đoàn Lao động tỉnh Long An sẽ tặng 5.888 phần quà Tết, mỗi phần trị giá 500.000 đồng cho công nhân khó khăn; chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp doanh nghiệp tập trung chăm lo cho người lao động. Đặc biệt năm nay, các cấp công đoàn đã sử dụng nguồn tài chính công đoàn hỗ trợ cho tất cả đoàn viên người lao động, mỗi trường hợp 300.000 đồng.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Long An Lê Thị Thu Cúc cho biết, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các đơn vị phúc lợi, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn các cấp luôn đồng hành để chăm lo cho người lao động. Bên cạnh việc tặng quà Tết, địa phương đang thực hiện các chương trình để người lao động vui Xuân đón Tết như: Chương trình "Phúc lợi đoàn viên - Xuân an lành năm 2022" với chủ đề "Tết sum vầy năm 2022 - Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết"; tổ chức 3 điểm bán hàng Tết bình ổn giá cho công nhân với các gian hàng 0 đồng, khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu; Chương trình "Chuyến xe 0 đồng - Ấm tình Công đoàn... Cùng với việc vận động 3 doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động các huyện Bến Lức, Đức Hòa và Công đoàn các Khu Công nghiệp đã dùng nguồn tài chính công đoàn của mình để đưa công nhân lao động về quê đón Tết và đón trở lại làm việc.
Đem thứ cây dân giã trồng làm cây cảnh, tết đến bán càng nhanh, cả làng ở Long An nhà nhà khá giả Tận dụng đất trống trong vườn mai, anh Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) đã trồng 1.000 gốc hoa trang. Mặc dù trồng với số lượng lớn nhưng anh Phước hầu như không mất công chăm sóc bởi đây là loại hoa trang rất dễ tính... Từ một loại hoa dân dã, quen thuộc, những năm gần...