Long An theo dõi xâm nhập mặn, tập trung gieo sạ vụ Hè Thu
Theo Sơ Nông nghiêp va Phat triên nông thôn Long An, do ky triêu cường kem cung vơi mưa đâu mua nên đô măn trên cac tuyên sông chinh trong tinh như Rach Cat, Vam Co Đông, Vam Co Tây… đang co xu hương giam dân.
Đô măn hiên tai trên hê thông sông đang dao đông tư mưc 0,4 – 13g/l/.
Ngươi dân đa tiên hanh lam đât nhưng vân chưa thê gieo sa vu He Thu do đô măn trên cac sông, kênh, rach vân cao.
Cu thê, sô liêu đo ngay 31/5 cho thây: trên sông Vam Co Đông, độ mặn 1 g/l cách cửa sông Soài Rạp khoảng 88 km, độ mặn 4 g/l cach cửa sông Soai Rap khoang 47 km; trên sông Vàm Cỏ Tây, độ mặn 1 g/l cách cửa sông Soài Rạp khoảng 147 km, độ mặn 4 g/l cách cửa sông Soài Rạp khoảng 114 km.
So vơi thơi điêm ngay 26/5, đô măn sông Vam Co Đông giam tư 0,1 – 1,3g/l; sông Vam Co Tây giam tư 0,1-0,3g/l. Dư bao trong thơi gian tơi, đô măn se tiêp tuc giam xuông, chiêu sâu ranh măn 4g/l trên sông Vam Co Đông va Vam Co Tây năm trong khoang tư 70 – 120km.
Theo Sơ Nông nghiêp va Phat triên nông thôn Long An, vu He Thu 2020, Long An co kê hoach gieo sa gân 218.000 ha lua. Viêc gieo sa đươc chia lam 3 đơt vao cac thang 4, 5 va thang 6.
Ngươi dân huyên Bên Lưc (Long An) đa tiên hanh lam đât nhưng vân chưa thê gieo sa vu He Thu do đô măn trên cac sông, kênh, rach vân cao.
Hiên tai, du đa qua thơi gian đơt 1 va đơt 2 nhưng nhiêu đia phương vân chưa thê gieo sa do đô măn trên cac sông vân con cao, đăc biêt la cac huyên phia Nam cua tinh như Thu Thưa, Bên Lưc, Tân Tru…
Video đang HOT
Trươc tinh hinh đô măn trên cac sông băt đâu giam va mưa đâu mua xuât hiên nhiêu nơi, Sơ Nông nghiêp va Phat triên nông thôn Long An đê nghi cac đia phương tâp trung gieo sa hoan thanh vu He Thu 2020.
Cac đơn vi, đia phương liên quan cân theo dõi độ mặn thường xuyên và có kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý nhằm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân.
Do đô măn trên cac sông, kênh, rach vân cao, ngươi dân huyên Thu Thưa (Long An) vân chưa thê gieo sa vu He Thu du đa lam đât.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân tuân thủ theo lịch xuống giống của địa phương và không nên gieo sạ sớm vụ Hè Thu 2020, không lấy nước ở các khu vực đã bị nhiễm mặn; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt an toàn.
Những vùng bị nhiễm mặn trước khi gieo sạ cần chú ý việc cày xới rửa mặn; các vùng không chủ động được nguồn nước, sử dụng nước trời kiên quyết không gieo sạ khi chưa bắt đầu mùa mưa nhằm tránh thiệt hại.
Quảng Nam ứng phó khô hạn
Nhiều diện tích lúa được chuyển qua cây trồng khác hoặc chấp nhận bỏ hoang là giải pháp được tỉnh Quảng Nam thực hiện để đảm bảo đủ nước tưới cho vụ Hè Thu (HT).
Hiện nay các địa phương của tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu bước vào vụ sản xuất Hè Thu. Ảnh: Lê Khánh.
Thiếu nước, xâm nhập mặn là thực trạng mà nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam thường xuyên đối mặt trong mỗi vụ lúa HT trong những năm qua.
Để ứng phó với tình trạng này, vụ HT năm nay các ngành chức năng đã tính đến nhiều phương án để đảm bảo hiệu quả và năng suất cho diện tích lúa dự kiến sản xuất trên địa bàn.
Huyện Duy Xuyên là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn về vấn đề hạn, mặn của tỉnh Quảng Nam. Vụ HT 2020, toàn huyện dự kiến sản xuất 3.570ha lúa.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Duy Xuyên, từ tháng 5 đến tháng 8, cường độ nắng nóng khá gay gắt và kéo dài, nhận định nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C.
Bên cạnh đó, lượng mưa trong tháng 5 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 25%. Lưu lượng dòng chảy từ tháng 5 đến tháng 9 trên sông Thu Bồn sẽ thiếu hụt. Sau khi kết thúc vụ ĐX, cao trình các hồ chứa, đập dâng trên địa bàn đều thấp hơn so với cùng kỳ.
Nhiều khả năng, nguy cơ xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước và xâm nhập mặn diễn ra phức tạp. Dự báo, diện tích hạn, mặn trong năm vụ HT của toàn huyện khoảng 1.550ha.
Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Duy Xuyên cho biết, trước mắt huyện sẽ cố gắng sản xuất hết diện tích dự kiến. Đồng thời đã chuẩn bị kinh phí chống hạn mặn về nhiên liệu và máy móc cần thiết khác cho các trạm bơm trên địa bàn hơn 3 tỷ đồng.
"Nếu trong thời gian tới không có mưa thì các hồ chứa trên địa bàn sẽ không cung cấp đủ nước. Do đó phải huy động các trạm bơm để bơm nước từ sông Thu Bồn. Trong trường hợp nước không đủ thì vào thời điểm gieo sạ sẽ chấp nhận cắt một số diện tích cuối kênh để bảo vệ diện tích còn lại", ông Tường nói.
Các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam đang tìm mọi biện pháp để đảm bảo nước tưới trước nguy cơ hạn, mặn. Ảnh: Lê Khánh.
Tại TX. Điện Bàn, vụ HT năm nay, toàn TX dự kiến sản xuất khoảng 5.400ha lúa. Theo ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Nông nghiệp TX Điện Bàn, đến thời điểm hiện tại thì địa phương đã chủ động các phương án phòng chống hạn, mặn để sản xuất hết diện tích dự kiến.
"Hiện nay, độ nhiễm mặn trên các con sông cung cấp cho diện tích lúa của địa phương có thời điểm đã lên rất cao, ảnh hưởng đến cây trồng. Do đó, để đảm bảo sản xuất, TX. Điện Bàn đã tiến hành đắp 2 đập ngăn mặn, 1 đập ở phường Điện Ngọc và 1 đập ở trạm bơm Tiên Nam, thuộc cánh ở cầu Câu Lâu", ông Chơi nói.
Liên quan đến vấn đề đảm bảo nước tưới cho vụ HT, ông Đỗ Văn Tường, Giám đốc Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam cho biết, cuối năm 2019, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đặc biệt là các hồ chứa lớn mà Cty quản lý có một số hồ không được đầy nước vì mùa mưa lũ năm 2019 mưa ít.
Kết thúc mùa mưa lũ, một số hồ chứa không về được mực nước dâng bình thường nên trong quá trình tưới vụ ĐX thì đảm bảo còn vụ HT thì có 5 hồ thiếu nước. Nếu trong thời gian tới không có mưa, thì chắc chắn lượng nước các hồ này cung cấp cho diện tích lúa sẽ không đủ.
Do đó, Cty đã dự tính kỹ và sẽ phải cắt giảm diện tích, tổng diện tích cắt giảm là khoảng 460ha. Những diện tích này sẽ chuyển đổi qua cây trồng khác, có một số nơi không có nguồn nước luôn thì phải bỏ", ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, về hệ thống trạm bơm lấy nước trên các sông Vu Gia, Thu Bồn và Vĩnh Điện thì hiện nay các hồ chứa thủy điện cơ bản đảm bảo mực nước theo quy trình. Cho nên việc cung cấp nước vừa phát điện vừa xả về hạ du thì hệ thống Vu Gia cơ bản đảm bảo. Hệ thống Thu Bồn còn phụ thuộc vào thủy điện Sông Tranh và thủy điện Đăk Mi.
Trước vấn đề này, đại diện Cty thủy điện Sông Tranh 2 thông tin thêm, lưu lượng trung bình mà Cty cấp nước hạ du từ đầu năm 2020 đến nay là 38,54m3/s, gấp 1,37 lần lưu lượng về hồ. Theo đó, tổng lượng nước cấp cho hạ du tương ứng trong thời gian qua khoảng 433 triệu m3. Hiện nay, hồ chứa vẫn tích trữ được nguồn nước phục vụ nhu cầu sử dụng của địa phương vào cao điểm mùa khô mùa khô năm 2020, đặc biệt là giai đoạn cấp nước tăng cường đổ ải vụ HT.
Ông Trương Xuân Tý, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, trong vụ HT năm 2020 toàn tỉnh sẽ sản xuất 42.000ha lúa. Nếu trong thời gian tới không có mưa bổ sung, mặn xâm nhập sâu thì diện tích cần phải thực hiện các biện pháp chống hạn, xâm nhập mặn khoảng 9.000 - 10.000ha.
Giặt đồ bằng... nước mặn Cách trung tâm hành chính H.Tân Trụ (Long An) gần 20 km là xã Nhựt Ninh - nơi người dân đang khát nước ngọt nhất của tỉnh này. Huyện đoàn Tân Trụ phối hợp Ban Chỉ huy quân sự huyện vận chuyển xe bồn chở nước ngọt đến tiếp miễn phí cho bà con Ghé vào nhà bà Lữ Thị Bạch Loan, ngụ...