Long An: Người dân ồ ạt về quê gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
Trong những ngày qua, tỉnh Long An và một số địa phương khác của các tỉnh miền Tây áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng ngàn người từ các địa bàn trong huyện của Long An và Thành phố Hồ Chí Minh kéo nhau về quê theo tuyến đường N2, Quốc lộ 62 để về các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang.
Điều này vừa gây khó trong việc di chuyển của người dân, vừa gây khó cho chính quyền địa phương trong công tác kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19.
Người dân các tỉnh miền Tây chờ “thông chốt” về quê tại chốt N2, thuộc địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Thanh Bình/TTXVN
Theo ghi nhận của phóng viên sáng 23/9, tại chốt kiểm soát trên Quốc lộ 62, thuộc địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, hàng chục người từ lớn đến trẻ em, kể cả phụ nữ mang bầu đều buộc dừng lại, không được qua trạm kiểm soát.
Chị Trần Thị Hằng quê ở xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cho hay, nhiều năm nay, chị rời quê đến huyện Đức Hòa, tỉnh Long An để làm công nhân. Hơn 3 tháng nay, vợ chồng chị thất nghiệp và không có tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, trả tiền thuê trọ. Vợ chồng chị Hằng còn chật vật hơn khi phải nuôi dưỡng, chăm sóc 2 đứa con nhỏ mới 6 tháng và 7 tuổi. Sáng nay 2 vợ chồng chị cùng 2 con trở về Đồng Tháp.
Video đang HOT
Còn anh Nguyên Hữu Long, ngụ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, anh đến huyện Đức Hòa làm công nhân hơn 1 năm thì dịch bệnh bùng phát, dẫn đến mất việc làm hơn 2 tháng. Giờ đây trong túi của anh không còn được 200.000 đồng nên phải quyết định chạy xe về quê.
Ông Lê Thanh Đông, Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh cho biết, địa bàn huyện giáp ranh với tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang với khoảng 40 km. Hiện nay, huyện đặt 3 chốt kiểm soát tại tuyến đường tỉnh 829, thuộc xã Tân Hòa, giáp xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang); chốt N2 giáp xã Mỹ An của huyện Tháp Mười và chốt đường tỉnh 837, tại xã Tân Thành, giáp xã Trường Xuân của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Hai ngày qua, tại các chốt có trên 2.000 phương tiện cá nhân của những người dân thuộc các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An và đa phần là người dân của tỉnh các tỉnh miền Tây về quê.
Gia đình chị Trần Thị Hằng, quê tỉnh Đồng Tháp mong chờ “thông chốt” để trở về quê. Ảnh: Thanh Bình/TTXVN
Hiện phía tỉnh Đồng Tháp không cho người dân “thông chốt”, dẫn đến ùn ứ trên địa bàn huyện rất đông. Những người về quê này, có người đã tiêm một mũi vaccine, có người tiêm 2 mũi và cũng có người chưa tiêm vaccine. Qua kiểm tra tại các chốt, lực lượng làm nhiệm vụ của huyện đã phát hiện 5 trường hợp có chỉ số CT rất thấp và nguy cơ bị bệnh rất cao.
Từ thực trạng trên, UBND huyện báo cáo với UBND tỉnh Long An, Sở Giao thông, Công an để có hướng xử lý. Trước mắt, huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan đảm bảo việc ăn uống, nơi nghỉ cho người dân; đồng thời, xin ý kiến UBND tỉnh đưa vào cách ly tạm thời đối với người dân về quê này. Bên cạnh đó, UBND huyện Tân Thạnh đàm phán với các huyện, thuộc các tỉnh khác đang có công dân tại các chốt để tiếp nhận, đưa về.
“Riêng đối với những người dân thuộc địa bàn Tân Thạnh, huyện sẽ đưa vào khu cách ly, sàng lọc. Sau đó, khoảng 3-4 ngày xét nghiệm PCR, nếu kết quả âm tính, huyện giao về cho cộng đồng cách ly, theo dõi khoảng 14 ngày; đồng thời, những người dân này nếu chưa tiêm vaccine, huyện lên kế hoạch tiêm, kể cả mũi 1 và mũi 2″, ông Lê Thanh Đông cho biết thêm.
Trước đó, UBND tỉnh Long An có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương (đặc biệt là địa phương nơi đi và địa phương nơi đến) về phương án di chuyển của người dân trở về quê hoặc trở lại làm việc, học tập tại các tỉnh, thành phố theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thông tin cho UBND tỉnh Long An được biết để phối hợp kiểm soát, dẫn đường… , đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Tuy nhiên, việc phối hợp này vẫn chưa đồng bộ, gây khó khăn cho địa phương trong công tác phòng, chống dịch.
Hà Nội: Tiếp nhận tiền và hiện vật ủng hộ công tác phòng chống dịch
Chiều 17/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình tiếp nhận tiền và hiện vật trị giá hơn 182 tỷ đồng của các địa phương, doanh nghiệp, cá nhân, ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội.
Tiếp nhận 1 triệu bộ kit xét nghiệm Realtime RT- PCR trị giá 6 triệu Euro (tương đương khoảng 162 tỷ đồng) do Tập đoàn T&T trao tặng.
Cụ thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 1 triệu bộ kit xét nghiệm Realtime RT- PCR trị giá 6 triệu Euro tương đương khoảng 162 tỷ đồng do Tập đoàn T&T trao tặng. Số kit xét nghiệm Realtime RT- PCR này được tập đoàn T&T ký hợp đồng mua từ đối tác Tây Ban Nha.
Ông Nguyễn Tất Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T cho biết, Tập đoàn T&T hy vọng 1 triệu bộ kit xét nghiệm Realtime RT- PCR này sẽ góp phần bổ sung kịp thời nguồn lực, tăng cường năng lực xét nghiệm cho ngành y tế Thủ đô, giúp nhanh chóng phát hiện, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, sớm kiểm soát và khống chế thành công dịch bệnh.
Ngay tại chương trình, 1 triệu bộ kit xét nghiệm Realtime RT- PCR đã được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chuyển giao cho Sở Y tế Hà Nội, phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Tiếp nhận hơn 20,6 tỷ đồng của nhân dân và cán bộ huyện Mê Linh ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội.
Cũng trong chiều 17/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 20,6 tỷ đồng của nhân dân và cán bộ huyện Mê Linh ủng hộ Quỹ vaccine của thành phố và quà tặng trị giá 50 triệu đồng của gia đình Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, dành tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu.
Bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của các doanh nghiệp, địa phương, nhà hảo tâm theo phương châm "Người có của góp của, người có công góp công; có nhiều góp nhiều, có ít góp ít", chung tay cùng thành phố phòng, chống, đẩy lùi dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương khẳng định: Các nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch và chăm lo an sinh xã hội luôn được mặt trận quản lý, phân bổ minh bạch, hiệu quả, góp phần cùng thành phố sớm đẩy lùi dịch bệnh, đưa Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao quà cho người lao động gặp khó khăn trên địa bàn quận Tây Hồ.
Sáng cùng ngày, với quyết tâm không để người nào khó khăn mà không được quan tâm hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến thăm và trao quà hỗ trợ nhóm thợ xây 14 người, đang gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội). Những hành động sẻ chia này là thông điệp lan tỏa tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến thắng đại dịch của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ngân sách vẫn đảm bảo các nhiệm vụ chi Trước thông tin dư luận cho rằng ngân sách Nhà nước (NSNN) cạn kiệt do phải chi quá nhiều, đặc biệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: NSNN không bao giờ cạn kiệt. NSNN bảo đảm đầy đủ cho các nhiệm vụ chi đã được Quốc hội...