Long An: “Liều” cắm cây đặc sản trên đất rốn phèn, chín trái nào thơm khắp xóm, bán đắt tiền, nông dân giàu lên
“Không ngờ cây sầu riêng lại phát triển tốt trên vùng đất phèn, mang lại thu nhập tiền tỉ cho nông dân, góp phần mở ra hướng đi mới nông dân nói riêng, cho ngành Nông nghiệp huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An nói chung”.
Đó chính là chia sẻ và niềm tự hào của các cấp, các ngành và người dân huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An khi nói về cơ duyên cây sầu riêng bén rễ trên vùng đất rốn phèn.
Một ngày cuối tuần, chúng tôi được Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh – Bùi Quốc Bảo điện thoại mời về thưởng thức sầu riêng, sau đó đưa tin, viết bài về hiệu quả của cây sầu riêng trên vùng đất rốn phèn.
Nông dân huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) phấn khởi khi trồng sầu riêng trúng mùa, trúng giá
Dù chỉ trao đổi qua điện thoại nhưng chúng tôi cảm nhận được sự tâm huyết xen lẫn niềm tự hào của đồng chí Bí thư Huyện ủy về giá trị kinh tế của cây sầu riêng mang lại cho người dân quê mình.
Theo lời mời của Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh – Bùi Quốc Bảo, chúng tôi sắp xếp công việc về thăm những vườn sầu riêng đang trĩu quả đang bước vào giai đoạn thu hoạch cùng niềm vui, phấn khởi của các nhà vườn sau thời gian bỏ công chăm sóc.
Video đang HOT
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Thạnh – Mai Văn On cho biết: “Toàn huyện có khoảng 95ha trồng sầu riêng, giống sầu riêng Monthong và Ri6 đang phát triển rất tốt. Hiện sầu riêng từ 3 – 6 năm tuổi, trong đó có khoảng 10ha đang cho trái.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, tận dụng lợi thế địa phương có trạm bơm điện và đê bao khép kín nên nhiều nông dân mạnh dạn chuyển từ đất trồng lúa cho năng suất thấp sang trồng sầu riêng.
Qua đánh giá bước đầu, năng suất, chất lượng trái sầu riêng và tuổi thọ cây không thua kém các vùng chuyên canh khác như Tiền Giang, Bến Tre,…”
Ban đầu trồng sầu riêng, nông dân cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là loại cây rất khó tính, ưa đất phù sa, chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, thường xuyên xuất hiện các loại bệnh như xì mủ, cháy lá, sâu đục thân,…Do đó nhà vườn vừa phải áp dụng khoa học kỹ thuật vừa phải tỉ mỉ chăm sóc chẳng khác nào chăm con mọn, nhất là phải chuẩn bị nguồn vốn tương đối lớn.
Bà Bạch Thị Bay, xã Tân Lập chia sẻ: “Sầu riêng từ lúc trồng đến thu hoạch, nhà vườn phải bỏ ra ít nhất 5 triệu đồng/cây nhưng chỉ cần sầu riêng cho thu hoạch được 1 năm là nông dân có lãi. Hiện gia đình tôi đang trồng 300 gốc sầu riêng, trong đó 200 gốc đang cho trái. Chỉ tính trong năm 2021, gia đình thu hoạch hơn 20 tấn sầu riêng, với giá bán 62.000 đồng/kg, gia đình tôi đã thu hồi hoàn toàn vốn, thậm chí còn có lợi nhuận”.
Khi thấy cây sầu riêng bén rễ trên vùng đất rốn phèn, Huyện ủy, UBND huyện Tân Thạnh mạnh dạn quy hoạch 600 ha tại xã Tân Lập để trồng cây ăn trái gắn với phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Đây được xem là hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Tân Thạnh.
Bí thư Huyện ủy – Bùi Quốc Bảo chia sẻ: “Không ngờ cây sầu riêng lại phát triển tốt trên vùng đất rốn phèn, mang lại thu nhập tiền tỉ cho nông dân, góp phần mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp huyện Tân Thạnh. Tết năm nay, nhà vườn trồng sầu riêng ai cũng phấn khởi, ăn tết lớn, vì “trúng mùa, trúng giá”.
Nhận thấy địa phương có tiềm năng phát triển về cây ăn trái, trong đó có cây sầu riêng, huyện có chủ trương xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái tại xã Tân Lập.
Tại đây, huyện sẽ huy động các nguồn lực xây dựng đường giao thông nông thôn, đồng thời chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân nắm rõ quy trình trồng các loại cây ăn trái”.
Long An: Trồng thứ cây dây leo "khắp bốn phương", giáp tết hái trái chín đỏ như son, thương lái "khuân đi" hết
Sau khi tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về việc chuyển đổi cây trồng, HTX Nông nghiệp Bình Tâm, TP Tân An, tỉnh Long An quyết định phát triển mô hình trồng gấc vì có tính khả thi cao, vốn đầu tư ít nhưng có thể khai thác lâu dài.
Trung bình trên 1.000m2 đất trồng cây gấc, chi phí đầu tư ban đầu (chưa tính hệ thống tưới tự động) chỉ khoảng 15 triệu đồng, năng suất gấc quả đạt khoảng 1,5 tấn trong năm đầu và tăng dần qua các năm.
Sau khi tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về việc chuyển đổi cây trồng, Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Tâm (TP Tân An, tỉnh Long An) quyết định phát triển mô hình trồng gấc vì có tính khả thi cao, vốn đầu tư ít nhưng có thể khai thác lâu dài
Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Tâm - Dương Hoàng Tín cho biết: Cây gấc có tuổi thọ trung bình từ 10 - 15 năm, đây là loại cây hoang dã nên sinh trưởng rất khỏe, không tốn nhiều công chăm sóc cũng như chi phí phân bón.
Trồng từ 2,5 - 3 tháng thì cây gấc đã ra bông, sau 4 - 5 tháng thì cây gấc có trái, 6 tháng có thể thu hoạch dần và đi vào ổn định từ tháng thứ 8. Cây gấc ra trái quanh năm, thị trường chủ yếu là trong nước nên không bị áp lực về giá cả cũng như quy trình bảo quản như các loại nông sản xuất khẩu.
Chưa kể, nếu không xuất bán kịp thì có thể trữ thịt gấc cấp đông, không sợ bị hỏng, khoảng 3 - 3,5kg trái gấc tươi được 1kg hàng thịt gấc cấp đông.
Giá trái bán gấc tươi rẻ nhất là 10.000 đồng/kg, khi "hút hàng" thì có khi đến 38.000 đồng/kg. Đặc biệt, trái gấc tươi tiêu thụ mạnh vào dịp tết. HTX sản xuất theo quy hoạch nên không để nông dân trồng tràn lan nhằm bảo đảm đầu ra bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu.
Ngoài chú trọng trồng gấc theo quy hoạch, HTX còn hướng dẫn các thành viên trồng gấc theo mô hình VAC là trên gấc, dưới cá, khu vực vành đai thì trồng xen thêm các loại cây phù hợp, cần ít ánh sáng, vừa cải thiện thu nhập, vừa dễ áp dụng biện pháp sinh học để canh tác an toàn.
Ông Huỳnh Văn Sơn - thành viên HTX Nông nghiệp Bình Tâm, chia sẻ: "So với các cây trồng khác thì gấc rất dễ trồng, mau thu hoạch. Một lợi thế nữa cho người dân là cứ 4-5 ngày bán 1 lần như trồng rau màu nên rất nhanh thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận hấp dẫn, không lo lắng vấn đề đầu ra".
Khi nông dân dần không còn "mặn mà" với cây thanh long do giá bấp bênh, gần 2 năm nay, Hợp tác xã Thanh long Bình Tâm (nay là Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Tâm, TP Tân An, tỉnh Long An) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng gấc, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Hiện HTX Nông nghiệp Bình Tâm có 17/23 thành viên trồng gấc, diện tích trên 5ha, chủ yếu ở khu vực xã Bình Tâm và các địa phương lân cận.
HTX tiếp tục tập hợp các thành viên có nhu cầu muốn chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây gấc để lên phương án sản xuất phù hợp.
Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Long An - Nguyễn Thanh Tùng cho biết: "Điều mà chúng tôi tâm đắc ở mô hình của HTX này là tinh thần hợp tác của những người tham gia. Hiện nay, trong quy trình canh tác, nông dân còn gặp một số khó khăn khi xử lý các vấn đề về sâu, bệnh, nâng cao chất lượng trái. Chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn về kỹ thuật, khai thác và ứng dụng sản phẩm sinh học, hữu cơ hóa để nâng cao hiệu quả của mô hình trồng gấc".
Long An: Biến tấu thứ cây làm hàng rào thành cây kiểng thú, cả nhà anh nông dân có tiền ăn tết đủ đầy Nhờ trồng cây bông trang rồi cắt tỉa, uốn lượn ra cây kiểng thú bán cho người chơi tết, gia đình anh Út Phước (Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) rủng rỉnh tiền ăn tết đủ đầy. Theo anh Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, anh trồng cây bông trang rồi...