Long An kiến nghị cơ chế xuất khẩu lại gạo nếp không giới hạn sản lượng
Sở Công Thương tỉnh Long An đang đề nghị Bộ Công Thương xem xét việc đề xuất của UBND tỉnh Long An về kiến nghị cho cơ chế xuất khẩu lại gạo nếp mã HS 1006.30 không giới hạn sản lượng vì hiện nay nếp tiêu dùng trong nước rất ít, tồn kho khoảng 56 nghìn tấn.
Hiện Long An có khoảng 65.000 ha diện tích trồng nếp thương phẩm, chiếm khoảng từ 30 – 32% diện tích vụ Đông Xuân 2019 – 2020. Trong đợt Chính phủ cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo vừa qua, không nói đến xuất khẩu nếp, đây là một điều khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Việc không cho xuất khẩu gạo nếp đang làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Hướng tới vấn đề về mặt hàng nếp, Sở Công Thương Long An đề xuất nên không cần phải giới hạn xuất vì nếp không phải sản phẩm tiêu dùng hàng ngày của người. Nếu có thị trường, Bộ Công Thương tạo điều kiện cho người dân sản xuất nếp ngày càng phát triển và doanh nghiệp thu mua thực hiện chuỗi ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả.
Sau thời gian bi tam dưng xuât khâu từ ngay 24/3, ngày 12/4/2020 Tổng Cục Hải quan đã cho khai hải quan xuất khẩu gạo theo quyêt đinh cua Bô Công Thương trong tháng 4/2020 la 400.000 tân. Tuy nhiên, với thời gian 2 giờ (từ 1- 3 giờ sáng), tổng lượng khai đã lên đến 399.989 tấn gạo (chỉ còn 11 tấn), dẫn đến các doanh nghiệp không khai báo hải quan được.
Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếp không biết thông tin thời gian nên không kịp khai tờ khai. Điều này, đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp không chỉ ở Long An mà cả khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Quang Hòa – Giám đốc công ty TNHH Dương Vũ cho biết, thông quan lúc 12 giờ đêm, mà trong ngày Chủ nhật nên không ai biết được thông tin. 14 năm nay, công ty luôn luôn giải quyết công ăn việc làm cho 400 cán bộ, công nhân viên thường xuyên. Mỗi năm, công ty tiêu thụ khoảng 200.000 tấn nếp cho nông dân Long An. Hiện công ty còn tồn đọng khoảng 30.000 tấn gạo nếp; trong đó có khoảng 13.000 tấn đã đóng vào container, hoàn tất các động tác kỹ thuật để xuống tàu giao cho khách hàng.
Video đang HOT
“Nông dân trồng nếp xuất khẩu, không thể bán trong nước được. Không thông quan được, ngoài việc bồi thường hợp đồng sản phẩm, công ty không biết giải quyết thế nào? Chúng tôi mong các cấp chính quyền quan tâm, kiến nghị giúp doanh nghiệp tiêu thụ lượng hàng tồn kho”, ông Nguyễn Quang Hòa, cho biết thêm.
Còn ông Nguyễn Tuấn Khoa, Phó giám đốc Công ty TNHH Phước Thành 2, phường Tân Khánh, thành phố Tân An, cho hay, lúc nghe được thông tin mở tờ khai thông quan, doanh nghiệp rất phấn khởi, vui mừng nghĩ sẽ xuất khẩu thông quan 40 container còn nằm tại cảng bấy lâu nay. Nhưng trên thực tế, lúc 0 giờ ngày 12/4, mở tờ khai thông quan công ty chỉ thực hiện được hai tờ khai, tổng cộng 5 container, với 119 tấn.
Hiện tại Công ty Phước Thành 2 còn tồn kho 7.500 tấn. Ngay từ đầu năm 2020, công ty đã triển khai mua lúa vụ Đông Xuân và đã ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài khoảng 4.000 – 5.000 tấn, kéo dài giao hàng đến tháng 6 năm nay.
“Công ty đang có 45 container nằm ở cảng Cát Lái từ ngày 24/3 đến nay. Chi phí lưu thông, lưu bãi hiện nay rất cao, đang là một gánh nặng cho doanh nghiệp. Đồng thời, lượng hàng để ngoài cảng trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay, làm giảm chất lượng sản phẩm có nguy cơ sau này khách hàng không tái ký lại hợp đồng với công ty. Chúng tôi mong muốn cơ quan hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp để có kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Tuấn Khoa cho biết.
Qua thống kê, toàn tỉnh Long An có 7/24 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã khai báo hải quan trong ngày 12/4. Tuy nhiên, sản lượng khai báo chỉ được khoảng 8.500 tấn gạo. Số lượng gạo xuất khẩu đã khai chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng hợp đồng dự tính xuất trong tháng 4. Đặc biệt các doanh nghiệp đã đóng container tại cảng, nhưng vẫn không khai báo hải quan được do không biết thời gian mở cho khai hải quan.
Tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới, ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công Thương Long An, cho biết, ngành vừa kiến nghị Bộ Công Thương trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính về công khai minh bạch trong thời gian khai hải quan, có văn bản triển khai cụ thể để các doanh nghiệp nắm bắt thực hiện. Các cơ quan này cũng xem xét phân bổ tỷ lệ hạn ngạch cho doanh nghiệp theo thành tích xuất khẩu 6 tháng trước đó của doanh nghiệp để đều có cơ hội xuất khẩu trong tháng 5/2020 khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Thanh Bình
Ngư dân vất vả mưu sinh mùa dịch Covid-19
Những ngày này, hàng ngàn ngư dân ven biển miền Trung vừa chung tay cùng cả nước phòng chống dịch Covid 19 vừa vất vả mưu sinh.
Gia đình ngư dân Lưu Văn Chín, ở phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có 8 người con. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, hầu hết mọi người trong gia đình đều nghỉ việc ở nhà.
Những ngày này tất cả những thành viên trong gia đình ông Chín đều thực hiện nghiêm túc việc cách ly tại nhà. Tuy nhiên, để đủ cái ăn cho gần chục người trong gia đình những ngày này là nỗi lo thường trực đối với ông Chín. Mỗi ngày từ 3h sáng, ông Chín cùng các bạn chài vẫn phải ra biển hành nghề lưới thúng mong kiếm con cá, con tôm tạo thu nhập cho gia đình.
Ngư dân vất vả mưu sinh mùa dịch.
Ông Chín chia sẻ: "Nghề biển, tôi ở gần biển thì phải đi chứ. 3h sáng tôi đi thì 7h đã về. Ở nhà còn nguy hiểm hơn ra biển, ra biển thoáng, khỏe hơn. Tôi ra biển như đi tập thể dục, kiếm cá ăn nữa".
Tại tỉnh Quảng Ngãi, những ngày này, hàng trăm tàu cá của ngư dân vẫn tiếp tục ra khơi. Nhiều tàu cá sau mỗi chuyến biển cũng chỉ đủ bù đắp phí tổn. Ngư dân Trần Tống, chủ tàu cá QNg 92074 TS ở xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi cho biết, sau 18 ngày đánh bắt, tàu ông chỉ thu về hơn 2 tấn cá chuồn, trừ chi phí, thu nhập mỗi thuyền viên cũng chỉ từ 4 - 5 triệu đồng.
Tàu cá nối đuôi nhau cập cảng bán cá tại cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, nhưng chưa kịp mừng vì tàu trúng cá thì lại không vui vì giá cá giá giảm
"Bây giờ, ngư dân chúng tôi cũng ráng làm. Sống gần biển, mưu sinh gắn liền với dân biển, giờ đi làm nghề khác cũng không được. Biết làm biển khó khăn nhưng chúng tôi cũng cố gắng vươn khơi, bám biển mưu sinh" - ông Tống bày tỏ.
Bà Võ Thị Tân, chủ vựa hải sản Tân Anh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, cả ngư dân và thương lái đều gặp khó. Xuất khẩu gặp khó, sức mua tại các chợ chậm kéo theo giá hải sản giảm sâu. Nhiều chủ vựa hải sản ở Quảng Ngãi đang tìm cách giải cứu hải sản giúp ngư dân vượt qua khó khăn hiện nay.
Nhiều chủ vựa phải mua hải sản của ngư dân cấp đông chờ qua dịch Covid-19
Bà Tân cho biết thêm, mỗi ngày cơ sở của bà thu mua hàng chục tấn hải sản các loại. Một phần bán ở thị trường trong nước, phần lớn phải thuê kho lạnh cấp đông chờ qua dịch tiêu thụ.
"Bây giờ nếu không mua thì ngư dân biết bán ở đâu. Tôi cũng đưa hàng đi đủ chỗ nhưng bán rất chậm, đưa đi cấp đông hết luôn, qua dịch mới bán" - bà Võ Thị Tân cho biết./.
Vinh Thông
Xuất khẩu giảm, Thủy sản Mekong báo lãi quý I giảm 79% Thủy sản Mekong báo lãi 666 triệu đồng trong quý I, giảm 79% so với cùng kỳ và hoàn thành 13% kế hoạch năm. Doanh thu xuất khẩu của công ty giảm trong khi doanh thu nội địa tăng. Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong (HoSE: AAM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu giảm 8% xuống...