Long An “hứa” cung cấp rau, thịt an toàn cho người dân Sài Gòn
“Chỉ cần TP.HCM đưa ra yêu cầu cụ thể và tạo điều kiện để tiếp nhận, tiêu thụ sản phẩm nông sản, chúng tôi hứa sẽ cung cấp rau thịt không những an toàn mà còn ngon, chất lượng… cho người tiêu dùng TP”.
Ông Đồng Văn Đôn – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) khẳng khái “cam kết” với Ban Quản lý ATTP TP.HCM trong buổi ký tác hợp tác sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, giai đoạn 2017 – 2020 giữa TP.HCM và tỉnh Long An.
Ông Đôn cho biết, toàn huyện Cần Giuộc có tổng diện tích sản xuất rau khoảng 1.800ha, trong đó có 190ha sản xuất rau theo hướng hữu cơ, 150ha sản xuất rau theo mô hình sử dụng nhà màng, nhà lưới và ứng dụng công nghệ cao.
Sơ chế rau an toàn tại HTX Phước Thịnh (Cần Giuộc, Long An)
Tuy nhiên, việc tiêu thụ vẫn còn bấp bênh, phụ thuộc vào các kênh trung gian, do đó, xã viên HTX và nông dân trong vùng rất vui khi sáng 23.6, đoàn lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP.HCM đến tham quan thực tế tình hình sản xuất và tạo điều kiện để đưa sản phẩm về TP.HCM tiêu thụ.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẵn sàng tham gia vào chuỗi sản phẩm có truy xuất nguồn gốc của TP.HCM. Chỉ cần cho chúng tôi biết yêu cầu của người tiêu thụ của thành phố là gì, chúng tôi sẽ đáp ứng”, ông Lê Văn Hoàng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An nói trong buổi ký kết hợp tác phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm giữa Long An và TP.HCM sáng 23.6.
Long An là tỉnh đầu tiên ký kết hợp tác xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn với Ban Quản lý ATTP TP.HCM
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM cho biết, từ khi được thành lập và “chạy thí điểm”, hai nhiệm vụ chính của Ban là chống thực phẩm bẩn và xây dựng chuỗi thực phẩm sạch. Quan trọng hơn nữa là phối hợp với các địa phương để hỗ trợ nông dân sản xuất sạch. Đồng thời, giúp người tiêu dùng nhận biết được các sản ph ẩm thực phẩm an toàn cho sức khỏe.
Long An cũng là tỉnh đầu tiên Ban Quản lý ATTP TP.HCM chọn để ký kết chương trình xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn giai đoạn 2017 – 2020.
Ngoài rau an toàn, Long An cũng mong muốn được tạo điều kiện để đẩy mạnh đưa các sản phẩm gia cầm về TP.HCM tiêu thụ.
Theo đó, mục tiêu chung của chương trình là xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn giữa tỉnh Long An và TP.HCM được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu đến cơ sở chế biến, giết mổ. Đồng thời, tiến tới truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Chương trình cũng đặt mục tiêu từng bước nâng thị phần, sản lượng nông sản an toàn của tỉnh Long An về tiêu thụ tại thị trường TP.HCM, tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn được ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Phấn đấu đến năm 2020, phần lớn các nông sản chủ lực của tỉnh Long An tiêu thụ trên địa bàn TP.HCM được kiểm soát ATTP theo chuỗi.
Theo Danviet
Người tiêu dùng vẫn "khát" thực phẩm an toàn
Đó là cảm nhận chung của nhiều đại biểu và người dân tham dự hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-HNDT ngày 9.5.2016 của Ban Chấp hành Hội ND tỉnh Nghệ An khóa VIII về "Tuyên truyền, vận động nông dân tổ chức sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm an toàn". Hội nghị do Hội ND TP.Vinh tổ chức ngày 16.6 tại khuôn viên Nhà văn hóa phường Vinh Tân.
Báo cáo của Hội ND, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội ND tỉnh, các cấp Hội ND thành phố đã tổ chức 129 buổi tuyên truyền với 6.925 lượt người tham gia. Các cấp Hội ND thành phố cũng cung cấp tài liệu tuyên truyền về vệ sinh ATTP; tranh thủ sự tham gia của các cơ quan chuyên môn như trạm thú y, trạm BVTV... để tổ chức các diễn dàn khuyến cáo người dân cách nhận diện sản phẩm bẩn.
Ngay từ sáng sớm, trước khi hội nghị khai mạc, các gian hàng của Hội ND các phường, xã đã có rất nhiều khách hàng tìm đến mua sản phẩm. Ảnh: H.M
Hội ND thành phố đầu tư nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện các dự án xây dựng mô hình kinh tế theo quy chuẩn an toàn với tổng số 1,8 tỷ đồng cho trên 50 hộ tham gia. Các cơ sở Hội triển khai nhiều mô hình như: Nuôi tôm an toàn sinh học; trồng nấm; sản xuất rau củ quả an toàn; không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gà, lợn thịt; làm giò chả sạch và chế biến tinh bột nghệ, tinh dầu sả, bột sắn dây, mắm dưa cà các loại. Một số mô hình cho hiệu quả bước đầu, góp phần khuyến khích nông dân tham gia sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản, thực phẩm an toàn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Ngoài ra, Hội còn làm cầu nối giúp nông dân liên kết với các công ty, các cửa hàng kinh doanh nông sản an toàn trên địa bàn để sản xuất theo các đơn hàng. Hướng dẫn thành lập câu lạc bộ "Gia trại tổng hợp" để liên kết giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Hội nghị không chỉ được sự quan tâm theo dõi, đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể mà còn thu hút đông đảo hội viên, nông dân, người tiêu dùng bởi sự hiện diện của 16 gian hàng nông sản đến từ các cơ sở Hội và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố. Trước giờ khai mạc hội nghị, hầu hết các nông sản, thực phẩm tại các gian hàng đã được người tiêu dùng mua gần hết...
Theo Danviet
Hội nghị chưa khai mạc mà nông sản sạch đã "bị" khuân gần hết Hôm nay, 16.6, một hội nghị bàn về an toàn vệ sinh thực phẩm do Hội Nông dân thành phố Vinh (Nghệ An) tổ chức chưa đến giờ khai mạc mà ngoài hành lang các quầy giới thiệu nông sản an toàn của nông dân địa phương đã được người tiêu dùng mua gần hết... Cảnh tượng mua bán tấp nập, nhộn nhịp...